| Hotline: 0983.970.780

Cận cảnh quả táo để 9 tháng không hỏng

Thứ Ba 23/09/2014 , 13:37 (GMT+7)

Bà Thọ ở Hà Nội mua một quả táo thắp hương từ dịp Tết âm lịch, nay đã qua 9 tháng mà không hề hư hỏng. Bà luôn đặt nó trên tủ để ai đến thì cảnh báo.

Theo bà Đặng Thị Thọ (ở Yên Hòa, Cầu Giấy), dịp Tết 2014 bà mua vài quả táo thắp hương. Các thành viên trong nhà không thích ăn táo nên mấy quả cứ bỏ vạ vật trên nóc tủ. Một vài tháng xem lại, quả táo vẫn tươi nguyên. Thấy lạ, bà Thọ không vứt táo đi mà giữ lại để quan sát. Đến nay quả táo đã được giữ 9 tháng ở môi trường tự nhiên, chỉ héo và màu ngả vàng, nhẹ đi đôi chút nhưng vẫn rắn chắc.

"Ai đến nhà chơi là tôi giới thiệu quả táo để lâu không hỏng và cảnh báo mọi người đừng mua ăn nữa", bà Thọ nói.

Bà không nhớ rõ khi mua quả táo 9 tháng có màu gì, chỉ nhớ nó không dán tem và bà mua ngoài chợ. Cách đây 3 tháng bà cũng mua một quả táo khác có dán tem xuất xứ Châu Âu, thắp hương xong đặt cạnh quả táo 9 tháng xem còn giữ được bao lâu nữa. Sau 3 tháng, quả táo thứ hai vẫn giữ màu đỏ sậm pha vàng như lúc mới mua nhưng vỏ héo đi vì để lâu. 

a1-3006-1411360498.jpg
Sau 9 tháng quả táo bà Thọ mua chuyển sang màu vàng vàng, hơi héo nhưng vẫn rắn chắc. Ảnh: Hà My.

Trong một buổi làm việc mới đây với tỉnh Lạng Sơn, Phó giáo sư Phạm Xuân Đà, Viện trưởng Viện Kiểm nghiệm an toàn thực phẩm quốc gia cũng chia sẻ ông từng mua một quả lê xuất xứ Trung Quốc để ở phòng làm việc 5 tháng nay, chỉ héo mà chưa hỏng.

Theo ông Đà, hiện nay trên thị trường có khoảng 2.000 loại chất bảo quản nhưng chỉ 600 loại xác định được danh tính. Nhiều hóa chất lạ khó phát hiện, thậm chí không tìm thấy trong quá trình kiểm nghiệm, khiến việc kiểm tra, giám sát an toàn thực phẩm khó khăn hơn.

Bà Lê Thị Hồng Hảo, Phó Viện trưởng Viện Kiểm nghiệm an toàn thực phẩm quốc gia chia sẻ thêm, bà từng biết về quy trình chăm sóc, thu hái táo ở các quốc gia tiên tiến. Táo được theo dõi đến một độ tuổi nhất định mới thu hái. Sau khi thu hoạch, người ta xử lý quả táo sang chế độ ngủ - tức không cho phát triển nữa. Vốn dĩ vỏ táo cũng khó bị xâm nhập hơn các loại quả thông thường. Vì vậy những quả táo ở các nước tiên tiến khi mang về Việt Nam vẫn giữ được lâu ở nhiệt độ thường. Nó héo vỏ dần rồi sau đó mới hỏng.

"Các loại táo nhập ngoại để lâu thường héo vỏ ngoài, lâu sau đó mới hỏng, trong khi táo, lê Trung Quốc để lâu thường bị thối từ bên trong ra", bà Hồng Hảo cho biết.

2_1411032425.jpg
Một thùng táo đường Trung Quốc bọc vỏ xốp, chưa được dán tem. Ảnh: Phan Dương. 

Ở các tỉnh miền Bắc đang là mùa táo, lê, lựu Trung Quốc nhập về tràn ngập chợ. Tại chợ đầu mối Long Biên, có nhiều loại táo nguồn gốc Trung Quốc như loại táo đường, táo đỏ và loại táo quả nhỏ, giá rẻ, thường được gọi táo mèo. Táo hồng, hay gọi là táo đường Trung Quốc quả to, xốp, nhẹ, đắt nhất trong các loại táo Trung Quốc, giá là 90.000 đồng một kg. Táo xuất xứ New Zealand, Mỹ, Hàn Quốc quả không to như táo Trung Quốc nhưng nặng, ăn giòn, ngon hơn, giá cũng đắt hơn. 

"Trên mỗi quả táo của Mỹ hay New Zealand đều gắn một cái tem. Táo Trung Quốc tem không gắn liền quả, trong một thùng táo thường có rất nhiều tem rời", một tiểu thương chợ Long Biên cho biết.

Dựa vào màu sắc, hầu hết người mua đều biết phân biệt xuất xứ các loại táo. Quả táo New Zealand có màu vàng đỏ sẫm, nặng, ăn giòn, ngọt, nhiều nước. Giống táo Fuji (Mỹ) màu đỏ, nặng tay, dáng góc cạnh. Quả táo Trung Quốc màu hồng nhạt, nhẹ, xốp và bột, quả tròn đều... 

Hiện nay tại các chợ lẻ Hà Nội loại táo mèo (miền nam được gọi là táo bom bi), xuất xứ Trung Quốc đang được giới thiệu là táo ta, từ Lào Cai, Lạng Sơn hoặc Đà Lạt. Giá táo này chỉ từ 10.000 đến 20.000 đồng một kg và có mặt ở khắp các chợ. Ngoại hình nhỏ, xấu, nhiều quả vẫn dính lá khô khiến người mua tin đây là táo trong nước, mua ăn nhiều.

Theo ông Phạm Văn Dư, Phó Cục trưởng Cục Trồng trọt, Bộ Nông Nghiệp và Phát triển nông thôn, điều kiện thổ nhưỡng và khí hậu Việt Nam chưa cho phép trồng các loại táo có nguồn gốc ôn đới này. Để trồng được phải nghiên cứu kỹ điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng, sâu bệnh… Người tiêu dùng nên đề phòng, cảnh giác với các loại táo không rõ nguồn gốc, xuất xứ.

 

(vnExpress)

Xem thêm
Giải bài toán nguồn thức ăn cho ngành chăn nuôi

GIA LAI Thu hút đầu tư xây dựng các nhà máy chế biến thức ăn chăn nuôi là chủ trương đang được tỉnh Gia Lai hướng đến.

Truy tố những trường hợp để chó, mèo gây hậu quả nghiêm trọng

Đắk Lắk sẽ điều tra, truy tố, xử lý nghiêm những trường hợp không tuân thủ quy định trong việc nuôi, quản lý chó, mèo để xảy ra hậu quả nghiêm trọng.

Mời SunRice tham gia Đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao

ĐỒNG THÁP Tập đoàn SunRice đang khuyến khích nông dân ĐBSCL các biện pháp canh tác lúa bền vững và đặt mục tiêu giảm lượng khí thải carbon bằng 0 trong chuỗi giá trị vào năm 2050.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm