| Hotline: 0983.970.780

Cận cảnh vú sữa chuẩn bị đi Mỹ, cơ hội lớn cho nhà vườn Tiền Giang

Thứ Năm 05/10/2017 , 08:24 (GMT+7)

Việc xuất khẩu được trái cây vú sữa sang thị thường lớn như Mỹ là kết quả của quá trình sau gần 10 năm kể từ khi Việt Nam gửi hồ sơ đăng ký xuất khẩu sang Mỹ.

Một tin vui đối với các mặt hàng nông sản Việt Nam khi mới đây Cục BVTV đã chính thức thông báo vú sữa là loại trái cây thứ năm cùng với nhãn, vải, thanh long, chôm chôm… sẽ chính thức được xuất khẩu vào Mỹ

Đây là một thị trường lớn, có những tiêu chuẩn rất khắt khe về kiểm dịch thực vật. Việt Nam cũng là nước đầu tiên được xuất khẩu loại trái đặc sản này sang Mỹ. Thông tin này đã tạo tâm lý phấn khởi cho bà con nông dân có cơ hội tăng thêm thu nhập, phát triển kinh tế.

Từ lâu Trái Vú sữa  Lò Rèn Vĩnh Kim đã nổi tiếng trên thị trường và là loại trái cây chủ lực của tỉnh Tiền Giang với sản lượng hàng năm ước đạt trên 30 nghìn tấn, thế nhưng chỉ vài năm trước đây với tập quán canh tác nhỏ lẻ, chăm sóc cây trồng còn theo thói quen cũ dẫn đến tình trạng cây bị sâu bệnh sản lượng kém. Bên cạnh đó, với điệp khúc cứ “được mùa lại mất giá” thị trường bấp bênh, đầu ra không ổn định…Đã có một số nông dân trồng vú sữa tại Tiền Giang phải đốn bỏ vườn cây để chuyển đổi sang trồng loại cây khác nhằm tăng thu nhập.

Rõ ràng  sau bao khó khăn trái vú sữa mới  xuất  vào được thị trường Mỹ đã mở ra cơ hội cho Tiền Giang nói riêng và các địa phương trồng vú sữa trên cả nước nói chung khai thác tiềm năng của một thị trường lớn để thu về giá trị cao nhất từ loại quả này.

Xem thêm
Những cây lựu bonsai trĩu quả bắt mắt ở làng hoa Sa Đéc

Những cây lựu bonsai trĩu quả bắt mắt ở làng hoa Sa Đéc. Trồng 33.000 cây xanh tại Vườn quốc gia Xuân Sơn. Ủng hộ hơn 1.000 quyển sách hưởng ứng ngày hội đọc sách. Trang trại nông nghiệp tuần hoàn với diện tích 130 ha.

Tìm lại 'vị ngọt' cho cây mía

Thời gian qua, các nhà máy đường và người trồng mía đã có nhiều giải pháp liên kết sản xuất nhằm vực lại ngành mía đường sau giai đoạn khó khăn. Các chuyên gia cùng thảo luận, hiến kế để tìm lại 'vị ngọt' cho cây mía.

Câu chuyện vượt nắng, thắng hạn: Nhìn từ Sóc Trăng

SÓC TRĂNG Chủ tịch UBND tỉnh Sóc Trăng chỉ đạo Sở NN-PTNT tăng cường công tác ứng phó hạn hán, xâm nhập mặn, để giảm thiểu rủi ro sản xuất nông nghiệp trong mùa khô năm nay.

Dùng xà lan chở 1.200 m3 nước ngọt cho người dân vùng hạn mặn

Bến Tre Ngày 20/4, Bộ Tư lệnh Vùng Cảnh sát biển 3 tiếp tục dùng xà lan chở 1.200 m3 nước ngọt cấp cho người dân huyện Bình Đại.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm