| Hotline: 0983.970.780

Cần chính sách chứ không xin tiền Chính phủ!

Thứ Sáu 02/11/2012 , 09:44 (GMT+7)

NNVN đã có cuộc trao đổi với ông Nguyễn Thành Long – Chủ tịch Hiệp hội mía đường VN - xung quanh những khó khăn của ngành mía đường hiện nay.

Ông Nguyễn Thành Long
Doanh nghiệp mía đường kêu tồn kho. Doanh nghiệp tiêu thụ đường xin nhập khẩu. Thị trường tự do tràn ngập đường nhập lậu. Thực trạng ngành sản xuất mía đường đang rối như canh hẹ. Chính phủ cần làm gì để giúp các nhà máy đường thoát khỏi khó khăn hiện nay, NNVN đã có cuộc trao đổi với ông Nguyễn Thành Long – Chủ tịch Hiệp hội mía đường VN vấn đề này.

Các nhà máy đường đang kêu không bán được hàng vì phải cạnh tranh với đường lậu, vậy hiện nay đường lậu đã chiếm khoảng bao nhiêu thị phần đường trong nước?

Hàng năm, lượng đường Thái Lan nhập lậu vào Việt Nam qua biên giới Campuchia khoảng 500 ngàn tấn. Trong khi đó tổng công suất đường của nước ta tính tới năm 2013 đạt 1,5 triệu tấn, căn cứ vào đó có thể tính ra thị phần đường nhập lậu là không nhỏ. Tuy nhiên, do không có nguồn gốc xuất xứ, không có hóa đơn nên đường lậu không thể đưa vào các nhà máy bánh kẹo và các đơn vị tiêu thụ đường với số lượng lớn mà chỉ được bán chủ yếu ở thị trường tiêu dùng tự do. Theo tôi, ở thị trường này đường lậu đã chiếm khoảng trên 50% thị phần.

Đường còn tồn nhiều trong kho tại các nhà máy nhưng chính các công ty tiêu thụ đường lại phản ánh là không mua được đường nên xin quota nhập khẩu?

Các nhà máy sản xuất bánh kẹo, công ty tiêu thụ đường đều nhìn vào “miếng bánh” 70.000 tấn đường được phép nhập khẩu nên họ không bao giờ muốn sử dụng toàn bộ nguyên liệu đường trong nước. Nếu công ty nào xin được quota nhập khẩu đường thì sẽ giảm chi phí đầu vào đi khá nhiều. Vì thế, lý do không mua được đường chỉ là cách nói để họ xin quota mà thôi.

Nhưng nhập khẩu đường có hạn ngạch, liệu có khả năng các nhà máy đường cố tình găm giữ, o bế sản phẩm để nâng giá không, thưa ông?

Cả nước có hàng chục nhà máy đường, nếu doanh nghiệp không mua được đường ở nhà máy này thì đi mua ở nhà máy khác. Làm gì có chuyện độc quyền thị trường đường. Để làm rõ vấn đề này không khó, Chính phủ chỉ cần có chính sách điều tiết lại lợi nhuận của các đơn vị được nhập khẩu đường, chuyển khoản chênh lệch vào ngân sách nhà nước thì đảm bảo các doanh nghiệp sẽ chẳng quan tâm đến việc xin quota nhập khẩu nữa mà quay trở lại mua đường trong nước ngay.

Có nghĩa doanh nghiệp xin nhập khẩu đường vì muốn tiếp cận nguyên liệu rẻ, còn hàng tồn kho thì do bị đường nhập lậu cạnh tranh?

Đúng vậy.

Để chống sự cạnh tranh của đường lậu, các nhà máy đường trong nước đã có những giải pháp như thế nào?

Việc này phụ thuộc vào các cơ quan chức năng như Hải quan, QLTT, Công an… Tôi nghĩ Chính phủ cần có chỉ đạo quyết liệt hơn nữa thì mới có thể ngăn chặn.

Trong khi chờ đợi sự can thiệp của các ngành chức năng, chắc các nhà máy đường cần mở rộng thị trường xuất khẩu để giải phóng hàng tồn và tự cứu mình?

Trước chúng ta có thể xuất sang TQ theo đường tiểu ngạch. Nhưng gần đây, nước họ cấm biên nên không thể làm vậy.

Đối với thị trường khác thì sao, hạn ngạch xuất khẩu có gây trở ngại cho ngành đường không, thưa ông?

Hạn ngạch xuất khẩu không đáng ngại, nếu có đơn hàng thì xin được thôi nhưng vấn đề ở chỗ xuất khẩu chính ngạch tới bất cứ nước nào chúng ta cũng đều không thể cạnh tranh được với Thái Lan và Ấn Độ.

Cạnh tranh là quy luật của thị trường, các nhà máy đường trong nước chỉ có thể tự sức vươn lên, không thể trông chờ vào Chính phủ?

Đúng là tự thân các nhà máy đường phải nâng cao năng lực, tăng sức cạnh tranh nhưng việc này cần có lộ trình và cần có vai trò “nhạc trưởng” của Chính phủ. Ngành đường nước ngoài có lợi thế về nguyên liệu, về tổ chức sản xuất. Họ có những giống mía chữ đường cao, nông dân canh tác trên cánh đồng rộng lớn nên giá nguyên liệu đầu vào rẻ. Còn ở nước ta chưa có nhiều nghiên cứu, ứng dụng khoa học cho cây mía, chữ đường thấp, nông dân canh tác trên những thửa ruộng manh mún chỉ chừng 0,5 ha nên giá nguyên liệu cao gấp đôi họ. Doanh nghiệp không đủ sức để giải quyết những vấn đề này. Đề nghị Chính phủ kiên quyết chống hàng lậu của các nhà máy đường là chính đáng, phù hợp pháp luật. Doanh nghiệp sản xuất đường chỉ cần hỗ trợ về chính sách, chứ không xin tiền Chính phủ.

Xin cảm ơn ông!

Xem thêm
Hội chợ xúc tiến thương mại khu vực kinh tế tập thể, hợp tác 2024

Hội chợ diễn ra từ 18-22/4 tại phố Trần Nhân Tông và công viên Thống Nhất, Hà Nội với sự tham gia của 120 HTX từ 44 tỉnh thành và 30 doanh nghiệp.

350 lao động Đồng Tháp sang Hàn Quốc làm nông nghiệp thời vụ

Đã có 350 người lao động Đồng Tháp trúng tuyển để xuất cảnh đi làm việc thời vụ tại Hàn Quốc trong tháng 3 và tháng 4/2024.

Bảo hiểm Agribank Phú Thọ chi trả 352 triệu đồng quyền lợi cho khách hàng

Bảo hiểm Agribank Phú Thọ phối hợp với Agribank - Chi nhánh Tuyên Quang chi trả quyền lợi Bảo an tín dụng cho khách hàng tham gia vay vốn không may gặp rủi ro.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm