| Hotline: 0983.970.780

Cần coi trọng vị trí của khoa học công nghệ

Thứ Năm 21/03/2013 , 09:47 (GMT+7)

Viện Cơ điện nông nghiệp và Công nghệ sau thu hoạch đã tiến hành hội nghị lấy ý kiến cán bộ, công nhân viên trong cơ quan góp ý vào bản Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992.

Cùng với 102 đơn vị trực thuộc Bộ NN-PTNT, Viện Cơ điện nông nghiệp và Công nghệ sau thu hoạch đã tiến hành hội nghị lấy ý kiến cán bộ, công nhân viên trong cơ quan góp ý vào bản Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992.

Các ý kiến bày tỏ sự đồng thuận, nhất trí với nội dung trong Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992. Dự thảo sửa đổi Hiến pháp vừa kế thừa được thành tựu các bản Hiến pháp trước đó, đồng thời bổ sung nhiều vấn đề quan trọng, cần thiết, phù hợp với tình hình thực tế đất nước hiện nay.

Dự thảo sửa đổi Hiến pháp đã xác lập được cơ chế kiểm soát quyền lực giữa các cơ quan trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp; thể hiện rõ nội dung đổi mới tổ chức và hoạt động của Chính phủ theo hướng xây dựng nền hành chính thống nhất, thông suốt, trong sạch, vững mạnh; tổ chức tinh gọn và hợp lý; tăng tính dân chủ và pháp quyền trong điều hành của Chính phủ.

Một số ý kiến góp ý: Điều 65 “phát triển giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ là quốc sách hàng đầu” là chưa đủ vì thực tiễn cho thấy các chính sách của Nhà nước, chế tài pháp luật quy định vấn đề này chưa mạnh dẫn đến quy định này chưa thực sự có hiệu quả.

 Vì thế đề nghị bổ sung theo hướng Nhà nước thúc đẩy phát triển giáo dục - đào tạo, khoa học công nghệ là quốc sách hàng đầu để thể hiện rõ vai trò của Nhà nước trong lĩnh vực này.

Điều 67, khoản 2 cần bổ sung: Nhà nước có chính sách khuyến khích tổ chức, cá nhân đầu tư nghiên cứu, phát triển, chuyển giao, ứng dụng thành tựu khoa học công nghệ; bảo đảm quyền tự do nghiên cứu và sáng tạo khoa học công nghệ để thể hiện chính sách xã hội hóa khoa học công nghệ.

Một số ý kiến khác đề nghị bổ sung thêm “Nhà nước tạo điều kiện thu hút nhân tài trong các lĩnh vực khoa học công nghệ”.

Đối với khoản 3 điều 68: Tổ chức, cá nhân gây ô nhiễm môi trường, làm suy kiệt tài nguyên thiên nhiên và suy giảm đa dạng sinh học phải bị xử lý nghiêm và có trách nhiệm khắc phục, bồi thường thiệt hại.

Viện Cơ điện nông nghiệp và Công nghệ sau thu hoạch đề nghị không chỉ dừng ở xử lý nghiêm, bồi thường thiệt hại mà cần bổ sung quy định “xử lý theo quy định của pháp luật”. Vì hệ thống pháp luật hiện hành đã có các văn bản luật về bảo vệ môi trường, trong đó có chế tài xử phạt các hành vi gây ô nhiễm môi trường, làm suy kiệt tài nguyên thiên nhiên và suy giảm đa dạng sinh học.

Xem thêm
Đảng ủy Bộ NN-PTNT bế giảng lớp bồi dưỡng nhận thức về Đảng năm 2024

Ngày 27/3, tại Trường Cán bộ quản lý NN-PTNT, Đảng ủy Bộ NN-PTNT đã tổ chức Bế giảng lớp bồi dưỡng nhận thức về Đảng năm 2024.

Nhãn, vải ra hoa ít, ong nuôi ‘đói’ mật, nông dân thất thu

Vụ mật ong xuân năm nay chỉ có 40% số hộ nuôi ong mật nội rừng ở Kinh Môn (Hải Dương) thu được mật, sản lượng giảm so với vụ xuân trước.

Kia ưu đãi giá mới, giảm đến 75 triệu đồng trong tháng 9

Từ 11/9/2023, Kia áp dụng giá mới với mức điều chỉnh tương đương 50% lệ phí trước bạ. Chương trình được áp dụng tùy theo dòng xe và phiên bản.

Ngành than chủ động chống sạt lở bãi thải mùa mưa bão

QUẢNG NINH Gần đến mùa mưa bão, nhiệm vụ đảm bảo an toàn cho các hộ dân sinh sống gần khu vực bãi thải mỏ luôn được ngành than và tỉnh Quảng Ninh quan tâm, chú trọng.

Bình luận mới nhất