| Hotline: 0983.970.780

Cần công trình nghiên cứu giống

Thứ Sáu 17/08/2012 , 14:26 (GMT+7)

Cuốn sách “Giống cây kháng côn trùng”, khổ 16 x 24 cm, 124 trang của tác giả Nguyễn Văn Huỳnh, Tiến sĩ Côn trùng học, Trường ĐH Cần Thơ nói về giống cây kháng côn trùng...

Cuốn sách “Giống cây kháng côn trùng”, khổ 16 x 24 cm, 124 trang của tác giả Nguyễn Văn Huỳnh, Tiến sĩ Côn trùng học, Trường ĐH Cần Thơ (NXB Nông nghiệp ấn hành, năm 2012) nói về giống cây kháng côn trùng. IR36 hay NN3A (giống được nhà nước công nhận đặt tên Nông nghiệp 3A) được chọn lọc và đưa vào SX ở ĐBSCL đã dập tắt dịch rầy nâu (kháng rầy nâu) năm 1979.

ĐBSCL nhận được các dòng lúa lai cao sản kháng rầy đầu tiên, năm 1971, từ Viện Nghiên cứu lúa quốc tế (IRRI) để trồng với tên gọi Thần Nông 73-2 (giống thứ 2 được phóng thích năm 1973) và IR26 (cũng có cùng gen kháng). Nhưng các giống này chỉ chịu được trong vài năm thì bị rầy nâu và hiện tượng “cháy rầy” đã xảy ra năm 1975.

Từ thực tế đó, cuối năm 1976, IRRI đã gửi cho ĐH Cần Thơ 3 giống (mỗi giống vài trăm hạt) kháng rầy nâu mới, có tên IR32, IR36, IR38 để trồng thử nghiệm trong điều kiện nhà lưới. Kết quả là các giống này đã có tính kháng rầy tốt. Nhưng IR36 được chọn vì thời gian sinh trưởng và năng suất phù hợp nhất.

Thành công này được tiếp tục phát triển. Đến nay các giống lúa đang canh tác ở ĐBSCL đều mang gen kháng rầy. Vì vậy, việc sử dụng giống kháng rầy là một nhân tố quan trọng của quy trình phòng trừ dịch hại tổng hợp (Integrated Pest Management - IPM) đang được áp dụng thành công.

Nội dung quyển sách, ngoài phần giới thiệu, có 7 chương quan trọng: Tính đa dạng của cây trồng và côn trùng, các sản phẩm thứ cấp của giống cây kháng côn trùng, sự chọn lựa cây kí chủ của côn trùng, cơ chế của tính kháng côn trùng, di truyền của tính kháng côn trùng, lai tạo giống cây kháng côn trùng và phương pháp chọn lọc giống cây kháng côn trùng.

Sách được diễn tả theo cách nhằm giúp người đọc hiểu được đặc điểm, cách lai tạo, chọn lọc và vai trò của giống kháng trong quy trình IPM; trong đó, nhấn mạnh giống lúa kháng rầy nâu.

Ngoài các chuyên mục được trình bày theo trình tự và tài liệu tham khảo, phần cuối có hai báo cáo ứng dụng “Quy trình tuyển chọn giống lúa kháng rầy” (có phụ lục bằng 12 hình ảnh minh họa) cho thấy qui mô việc nghiên cứu sâu rộng hay chỉ áp dụng để khảo sát ngắn gọn một số giống cụ thể có thể đem vào SX ngay.

Trong mỗi tiểu mục chương, tác giả trình bày hết sức ngắn gọn, cô đọng những kiến thức quan trọng, có kèm theo rất nhiều biểu bảng và hình ảnh minh họa, giúp người đọc dễ dàng tiếp cận những vấn đề nguyên lí, những công đoạn thực nghiệm trên cây lúa để tìm ra giống kháng côn trùng.

Đặc biệt là chương 7, chương lai tạo giống cây kháng côn trùng với nhiều bảng, hình đối chiếu ngang, dọc hoặc mang tính chu kì, giúp nhận diện được các phương pháp lai tạo: Chọn dòng thuần, chọn quần thể, lai (lai theo phương pháp chọn gia phả, chọn quần thể, hồi giao, chọn từ 1 hạt giống), chọn tuần hoàn, lai xa, lai đột biến 1, lai tạo giống lai…

Quyển sách được trình bày như một giáo trình môn học chuyên ngành “Tuyển chọn giống cây kháng côn trùng” được giảng dạy ở cấp đại học và sau đại học. Sinh viên và cán bộ kĩ thuật chuyên ngành có thể áp dụng từng phần để vận dụng vào việc tìm hiểu và sử dụng giống lúa có khả năng kháng rầy/không kháng rầy vào việc canh tác sao cho hiệu quả cao mà không bị rầy nâu tấn công.

Xem thêm
Nuôi trâu, bò vỗ béo gặp khó khi giá xuống thấp

Trước tình trạng giá trâu, bò thịt giảm, các hộ nuôi vỗ béo trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh điều chỉnh giảm số lượng nuôi, có hộ thậm chí tạm dừng.

Điều trị, làm đẹp cho thú cưng: Đã học rồi còn phải học thêm

Thú cưng đưa vào các phòng khám thú y điều trị được siêu âm, X quang để chẩn đoán bệnh như người nên nhân viên phòng khám phải được đào tạo bài bản.

Làng thông minh - 'Cuộc cách mạng' mới ở Đồng Tháp

Theo UBND tỉnh Đồng Tháp, làng thông minh được xây dựng từ các hội quán nông dân, phù hợp với xu hướng phát triển nền kinh tế số, kinh tế tuần hoàn, kinh tế xanh.