| Hotline: 0983.970.780

Cần 'giải mã' những khoản vay nước ngoài ở Grab Việt Nam

Thứ Ba 31/12/2019 , 18:25 (GMT+7)

Tình hình tài chính ở Grab Việt Nam đang thể hiện, có thể có một doanh nghiệp lớn nước ngoài đổ tiền vào chứ không hoàn toàn là tỷ lệ góp vốn như trên giấy tờ.

Ai đang rót tiền cho Grab trở thành đế chế ở Việt Nam?

Với tham vọng trở thành “đế chế" tại Việt Nam, Grab đã đổ bộ vào nhiều lĩnh vực ngoài kinh doanh xe hợp đồng điện tử. Từ giao đồ ăn (Grab Food), giao nhận hàng (Grab Express), Ví điện tử (GrabPay), đặt khách sạn (Hợp tác với Booking.com và Agoda.com), mua thẻ điện thoại Mobifone…

Liên tục mở rộng thị trường, nhưng những biểu hiện mập mờ của Công ty TNHH Grab Việt Nam đang thể hiện sự thách thức pháp luật.

Mới đây Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã ra quyết định về việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiền tệ và ngân hàng đối với Công ty TNHH Grab.

Kết luận của cơ quan thanh tra giám sát cho biết, Grab đã không thực hiện đúng các quy định của pháp luật về thủ tục hành chính đối với việc đăng ký khoản vay nước ngoài. Cụ thể, doanh nghiệp này đã không tuân thủ quy định về thời hạn gửi hồ sơ đăng ký khoản vay nước ngoài đối với khoản vay ngắn hạn không có hợp đồng gia hạn nhưng còn dư nợ gốc tại thời điểm tròn 1 năm kể từ ngày rút vốn đầu tiên, vi phạm quy định Thông tư 03/2016 của Ngân hàng Nhà nước.

Điều đáng nói đây không phải là lần đầu tiên Công ty TNHH Grab bị phạt. Vào hồi tháng 5/2019, cơ quan chức năng đã ra quyết định xử phạt với cùng hành vi vi phạm tương tự của Grab. Tổng số tiền phạt cả hai đợt là 240 triệu đồng.

Đặc biệt, liên quan đến vấn đề tài chính của Grab Việt Nam, doanh nghiệp này liên tục báo lỗ dù đánh bật ta xi, xe ôm truyền thống và nhiều hãng vận tải khác để chiếm lĩnh thị trường. Báo cáo tài chính của Gab Việt Nam cũng thể hiện nhiều vấn đề khó hiểu khi tính toán đến các khoản đầu tư và các khoản vay.

Theo thống kê tại Grab Việt Nam, ông Nguyễn Tuấn Anh, Chủ tịch Hội đồng thành viên giữ 51% vốn Grab Việt Nam. Cổ đông còn lại là Grab Inc. Khi Grab Việt Nam thành lập, ông Nguyễn Tuấn Anh góp 10,2 tỷ đồng, Grab Inc góp 9,8 tỷ đồng. Cả 2 cổ đông này đều được Grab Việt Nam xác định là những nhà đầu tư. Nhưng nhờ vào những thành tích “khởi nghiệp”, các chiến dịch truyền thông và căn cứ tỷ lệ góp vốn khiến nhiều người tưởng ông Nguyễn Tuấn Anh là chủ Grab Việt Nam. Tuy nhiên, báo cáo tài chính của doanh nghiệp này thể hiện một khoản “Phải thu về cho vay ngắn hạn”.

Theo đó, trong khoản “phải thu về cho vay ngắn hạn” đã thể hiện, có thể Grab Việt Nam đã cho các “nhà đầu tư” vay  lần lượt là 10,2 tỷ đồng và 9,8 tỷ đồng. Các khoản phải thu này không có đảm bảo không hưởng lãi và có thể thu hồi khi có yêu cầu. Ngoài ra, ông Nguyễn Tuấn Anh còn vay thêm một khoản khác 6,8 tỷ đồng… Điều này khiến giới tài chính nghi vấn ông Nguyễn Tuấn Anh đã vay tiền của chính Grab để đầu tư vào Grab?

Tại thời điểm 31/12/2018, Grab Việt Nam vay GrabTaxi Holdings Pte Ltd. 512 tỷ đồng (dài hạn) và 860 tỷ đồng (ngắn hạn) với lãi suất chỉ 0%.

Các khoản vay của Grab Inc. cả dài hạn và ngắn hạn đều cùng được đảm bảo bởi tài sản đảm bảo là vốn góp của ông Nguyễn Tuấn Anh, nhà đầu tư và tài sản của công ty trong hiện tại và tương lai.

Thế nhưng, cũng có lúc Grab Việt Nam lại nhận Grab Inc là “mẹ”. Trong mục “Phải trả khác” của báo cáo tài chính năm 2018, Grab Việt Nam xác định “Phải trả cho Grab Inc, công ty mẹ” số tiền 11,8 tỷ đồng.

Như vậy, có thể hiểu Grab Inc là công ty mẹ của Grab Việt Nam. Trên danh nghĩa đó, Grab Inc đã cùng với công ty liên quan khác cho Grab Việt Nam vay số tiền hàng ngàn tỷ đồng chứ không phải phần vốn góp chỉ 9,8 tỷ đồng. Và nếu như vậy thì vai trò của ông Nguyễn Tuấn Anh ở Grab Việt Nam không “oách” như nhiều người lầm tưởng.

Liên tiếp bị xử lý vì vi phạm các khoản vay nước ngoài đã cho thấy, có nhiều vấn đề tài chính ở Grab Việt Nam. Trong các báo cáo tài chính của Grab, những con số thống kê chỉ có lỗ mà thôi. Năm 2018 lỗ 885 tỷ đồng, năm 2017 lỗ 789 tỷ đồng.... Tại ngày lập bảng cân đối kế toán, nợ ngắn hạn của Grab đã vượt quá tài sản ngắn hạn là 1.453 tỷ đồng. Tổng nợ phải trả đã vượt quá tổng tài sản 2.592 tỷ đồng…

Xem thêm
Nhiều mặt hàng nông sản ở ĐBSCL tăng giá

Giá bán nhiều nông sản đều tăng hơn so với cùng kỳ năm ngoái là nhờ thông qua sự liên kết với doanh nghiệp và các kênh tiêu thụ từ hệ thống siêu thị.

350 lao động Đồng Tháp sang Hàn Quốc làm nông nghiệp thời vụ

Đã có 350 người lao động Đồng Tháp trúng tuyển để xuất cảnh đi làm việc thời vụ tại Hàn Quốc trong tháng 3 và tháng 4/2024.

TH và câu chuyện xây dựng thương hiệu từ chữ 'thật'

Đối với Tập đoàn TH, chữ ‘thật’ được khẳng định bằng mô hình kinh tế xanh, tuần hoàn mà doanh nghiệp đang theo đuổi, áp dụng.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm