| Hotline: 0983.970.780

Cần giải quyết tranh chấp theo pháp luật

Thứ Tư 17/03/2010 , 10:19 (GMT+7)

Việc tranh chấp vùng nguyên liệu mía tại Phú Yên cần phải giải quyết dứt điểm theo quy định của pháp luật.

Báo NNVN ra ngày 12/3 và 16/3 phản ánh chuyện nhiều hộ trồng mía ở huyện Đồng Xuân (Phú Yên) không nhận đầu tư của Cty TNHH Công nghiệp KCP Việt Nam (viết tắt là Cty KCP) với lý do mong được bán ra thị trường tự do với giá cao hơn. Đến vụ thu hoạch, những hộ dân này không bán được cho tư thương bởi luôn có lực lượng cảnh sát giao thông “gây khó dễ”.

>> Vùng mía nóng ngày càng... nóng hơn
>> Phú Yên: Cây mía cũng bị “ngăn sông cấm chợ”

Thực tế, vấn đề này không mới, việc tranh chấp vùng nguyên liệu vốn được coi là vấn nạn nhức nhối diễn ra khắp các vùng trong cả nước, và không chỉ riêng của ngành mía đường, như: cao su, chè… Để giải quyết tình hình này, ngày 3/10/2005, Bộ trưởng Bộ NN – PTNT đã có Quyết định số 58/QĐ - BNN ban hành Quy chế phối hợp trong sản xuất, tiêu thụ mía và đường. Trước đó, những vấn đề này đã được quy định rất rõ trong Quyết định số 80/2002/QĐ-TTgngày 24/6/2002 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách khuyến khích tiêu thụ nông sản hàng hoá thông qua hợp đồng.

Trở lại loạt bài viết nêu trên, vừa qua tòa soạn nhận được công văn của Cty KCP do ông K.V.S.R SUBBAIAH, Tổng giám đốc KCP ký. Theo ông K.V.S.R SUBBAIAH thì: “Ở Phú Yên, tại địa bàn huyện Đồng Xuân, vùng nguyên liệu đã được quy hoạch cho KCP, được KCP tập trung đầu tư phát triển năng suất, chất lượng mía, xây dựng cơ sở hạ tầng như đường vận chuyển mía nội vùng; từ nhiều năm qua, luôn bị Nhà máy đường Bình Định sang tranh chấp, họ thậm chí còn vào sâu tận vùng mía huyện Sơn Hòa của KCP để lấy mía. KCP đã nhiều lần lên án việc làm này tại các cuộc họp của ngành, nhiều lần gửi công văn kêu cứu lên Thủ tướng Chính phủ, Bộ NN - PTNT, và Hiệp hội Mía đường Việt Nam.

Đã có những cuộc họp được tổ chức riêng bởi cơ quan chức năng của Bộ NN - PTNT giữa KCP và nhà máy tranh chấp mía của KCP, để giải quyết việc này. Nhưng Nhà máy đường Bình Định vẫn cố tình tiếp diễn việc tranh chấp, bất chấp quy định của ngành, thách thức dư luận. Những người nông dân do chưa nhận thức được đầy đủ về lợi ích lâu dài, về các quy định của pháp luật, đã tiếp tay cho thương lái để bán mía ra ngoài, vì tiếc mấy ngàn đồng chênh lệch, hoặc vì để trốn nợ đầu tư”.

Liên quan đến Nhà máy đường Bình Định, trong công văn của Cty KCP khẳng định thêm: “Nhà máy đường Bình Định đã không có chính sách tốt cho bà con nông dân của họ, đặc biệt là giá mía luôn thấp, nên đã bị người nông dân phá mía chuyển sang trồng cây khác, diện tích mía bị thu hẹp dẫn đến thiếu mía. Việc cả tỉnh Bình Định chỉ có một nhà máy đường mà lại không đủ mía, còn tỉnh Phú Yên có 3 nhà máy đường mà KCP lại vẫn đủ mía, tự nó nói lên nhà máy nào có chính sách đãi ngộ người nông dân hơn. Nhưng khi thiếu mía thì Nhà máy đường Bình Định lại không lấy đó làm bài học để thay đổi chính sách với người nông dân trong vùng quy hoạch của mình, họ vẫn giữ giá mía trong vùng thấp, và nâng giá mía ở vùng của nhà máy khác để tranh mua, thông qua thương lái”.

Như chúng tôi đã khẳng định trong loạt bài viết: Khi thực hiện bài biết phản ánh thực trạng cây mía ở Đồng Xuân bị “ngăn sông cấm chợ” không có nghĩa là chúng tôi cổ súy cho người trồng mía ở đây bán mía cho các Nhà máy đường Bình Định trái quy định.

Việc tranh chấp vùng nguyên liệu mía thiết nghĩ đã được Bộ NN – PTNT quy định rất rõ: “Trường hợp trên một địa bàn có nhiều nhà máy đầu tư, thu mua nguyên liệu thì Sở NN - PTNT tại địa phương có trách nhiệm chủ trì cùng các nhà máy rà soát, thống nhất phân chia địa bàn, trình UBND tỉnh phê duyệt quy hoạch cụ thể đến từng xã cho từng nhà máy” (QĐ 58 – BNN đã nêu).

Như Cty KCP khẳng định, việc Cty bị Nhà máy đường Bình Định tranh chấp và một số người dân do chưa nhận thức được đầy đủ về các quy định để “tiếp tay cho thương lái bán mía ra ngoài”; quan điểm xuyên suốt của báo Nông nghiệp Việt Nam là theo những quy định của Thủ tướng Chính phủ tại Quyết định 80 (đã nêu):

“Khi có tranh chấp về hợp đồng thì UBND xã có trách nhiệm phối hợp với Hội Nông dân Việt Nam cùng cấp và Hiệp hội ngành hàng tổ chức và tạo điều kiện để hai bên giải quyết bằng thương lượng, hoà giải. Trường hợp việc thương lượng, hoà giải không đạt được kết quả thì các bên đưa vụ tranh chấp ra toà án để giải quyết theo pháp luật”.

Như vậy, việc tranh chấp vùng nguyên liệu cần phải giải quyết dứt điểm theo quy định của pháp luật. Chính quyền địa phương cần rốt ráo vào cuộc để tránh những bất đồng giữa người dân - nhà máy và giữa các nhà máy với nhau, dẫn đến những tình trạng đáng tiếc.

Xem thêm
Sai phạm ở loạt dự án liên quan đại gia Nguyễn Duy Hùng ở Phú Thọ

PHÚ THỌ Trong hàng loạt dự án liên quan ông Nguyễn Duy Hùng ở Phú Thọ, có nhiều dự án Báo Nông nghiệp Việt Nam và cơ quan chức năng chỉ rõ sai phạm.

Kích điện giun đất có thể bị xử phạt tới 300 triệu đồng

Theo Luật sư Dương Lê Ước An (Đoàn Luật sư TP Hà Nội), kích điện giun đất có thể bị xử phạt tối đa 300 triệu đồng hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.

Đường lớn làm chưa xong, tỉnh lộ đã nát bét

Xe trọng tải lớn chở vật liệu thi công tuyến đường thành phố Bắc Kạn đi hồ Ba Bể chạy rầm rập ngày đêm 'cày' nát đường tỉnh 257B.

Thái Nguyên: Câu chuyện bi thảm của một vận động viên

Đó là câu chuyện về số phận bi thảm của anh Nguyễn Hồng Quang xóm Phả Lý, xã Văn Hán, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên khi không may bị phóng điện tại nương chè.

Bình luận mới nhất