| Hotline: 0983.970.780

Căn hộ 25m2 và nguy cơ khu 'ổ chuột'

Thứ Bảy 21/03/2020 , 07:10 (GMT+7)

Hợp thức hóa căn hộ thương mại 25m2 để giải quyết nhu cầu nhà ở cho người dân, nhưng quyết định đang gây ra nhiều ý kiến tranh cãi trái chiều.

Mẫu thiết kế căn hộ 25m2.

Mẫu thiết kế căn hộ 25m2.

Đáp ứng nhu cầu nhà ở của người dân

Bộ Xây dựng vừa ban hành Thông tư 21/2019/TT-BXD về Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nhà chung cư (QCVN 04:2019/BXD) có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2020.

Theo đó, diện tích sử dụng tối thiểu của căn hộ chung cư sẽ không nhỏ hơn 25m2 (đối với dự án nhà ở thương mại); tuy nhiên phải đảm bảo tỷ lệ căn hộ chung cư có diện tích nhỏ hơn 45m2 không vượt quá 25% tổng số căn hộ chung cư của dự án.

Căn hộ phải có tối thiểu 1 phòng ở và 1 khu vệ sinh; được chiếu sáng tự nhiên, nếu có từ 2 phòng ở trở lên thì cho phép 1 phòng không có chiếu sáng tự nhiên. Diện tích sử dụng của phòng ngủ trong căn hộ chung cư không được nhỏ hơn 9m2, thông thoáng và được chiếu sáng tự nhiên.

Căn hộ 25m2 tại bất kỳ phân khúc nhà ở cao cấp, trung cấp hoặc bình dân đều có giá bán nhỏ nhất so với căn hộ diện tích lớn trong dự án đó. Tổng giá trị căn hộ 25m2 vì vậy mềm hơn, tạo điều kiện cho các khách hàng có khả năng tài chính hạn chế nhất trong phân khúc thị trường này, có thể tạo lập nhà ở theo kỳ vọng.

Thông tư vừa ban hành lại tiếp tục nhận được nhiều ý kiến trái chiều từ dư luận xã hội, số đông ủng hộ loại hình căn hộ này đều cho rằng là phù hợp với nhu cầu thực tiễn.

Theo kết quả tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2019, trong số gần 27 triệu hộ trên cả nước có gần 3 triệu hộ độc thân và khoảng 5 triệu hộ gia đình 2 người. Như vậy, nhu cầu về số lượng căn hộ nhỏ còn rất lớn.

Chính vì vậy Hiệp hội bất động sản TP. HCM (HoREA) cho rằng, việc xây loại căn hộ này tại các dự án nhà ở thương mại là hợp lý.

Kiến trúc sư Trần Tuấn Anh - chuyên gia về quy hoạch đô thị cho rằng đây là một giải pháp tốt từ Bộ Xây dựng trong việc giải quyết nhu cầu ngày càng cấp thiết về chỗ ở của người dân tại các đô thị lớn, đặc biệt tại Hà Nội và TP.HCM. Sự gia tăng dân số tự nhiên nhanh tại các đô thị khiến cho nhu cầu về nhà ở ngày càng tăng cao.

Chỉ tính riêng tại hai đô thị này mỗi năm dân số tăng cơ học thêm từ 500.000 - 600.000 người, áp lực về nhà ở là rất lớn.

Việc gia tăng dân số nhanh khiến cho đất đai tại các đô thị ngày càng trở nên khan hiếm, giá bất động sản tăng cao, vượt ngoài khả năng về tài chính của những gia đình trẻ hay những người có thu nhập thấp.

Mẫu thiết kế căn hộ 25m2.

Mẫu thiết kế căn hộ 25m2.

“Việc đưa ra một mô hình căn hộ có diện tích vừa phải, bán với mức giá hợp lý sẽ giúp ích rất nhiều cho nhóm người thu nhập thấp tại đô thị”, kiến trúc sư Trần Tuấn Anh cho biết.

Giải thích rõ hơn về quyết định này, ông Nguyễn Trọng Ninh, cục trưởng Cục Quản lý nhà và thị trường bất động sản (Bộ Xây dựng) phân tích, căn hộ 25m2 giúp đa dạng nguồn cung và đáp ứng nhu cầu nhà ở cho khoảng 3 triệu hộ gia đình độc thân và khoảng 5 triệu hộ gia đình 2 người hiện nay.

Lo ngại xuất hiện các khu “ổ chuột”

Về những lo ngại về chất lượng nhà ở, nguy cơ hình thành những "khu ổ chuột" tại các đô thị lớn khi cấp phép căn hộ 25m2, ông Nguyễn Trọng Ninh khẳng định chất lượng nhà ở không chỉ xác định bởi chỉ tiêu diện tích mà còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như chất lượng xây dựng, chất lượng hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội, chất lượng vật liệu xây dựng.

Do đó, trong quy chuẩn Bộ Xây dựng cũng quy định để hạn chế chủ đầu tư tập trung xây dựng quá nhiều căn hộ nhỏ trong một dự án, đã khống chế mỗi dự án chủ đầu tư chỉ được phép xây dựng không quá 25% số căn hộ diện tích dưới 45m2 đối với tổng diện tích căn hộ toàn dự án.

Mẫu thiết kế căn hộ 25m2.

Mẫu thiết kế căn hộ 25m2.

Dù đa số các ý kiến đều ủng hộ việc phát triển căn hộ 25m2 nhưng các chuyên gia cũng lưu ý phải kiếm soát chặt khi phát triển loại hình căn hộ này.

Với thực trạng đô thị đang bị quá tải trầm trọng, lãnh đạo TP.HCM lo ngại nếu "nới lỏng" căn hộ thương mại 25m2 có thể phá vỡ quy hoạch được duyệt, nguy cơ xuất hiện "nhà ổ chuột" trên cao trong lòng đô thị.

Tuy nhiên, một số ý kiến cho rằng, câu chuyện căn hộ mini hay nhà siêu nhỏ có gây ra “ổ chuột” hay không nằm ở khâu quản lý Nhà nước chứ không do diện tích.

(Kiến thức gia đình số 12)

Xem thêm
Hội chợ xúc tiến thương mại khu vực kinh tế tập thể, hợp tác 2024

Hội chợ diễn ra từ 18-22/4 tại phố Trần Nhân Tông và công viên Thống Nhất, Hà Nội với sự tham gia của 120 HTX từ 44 tỉnh thành và 30 doanh nghiệp.

350 lao động Đồng Tháp sang Hàn Quốc làm nông nghiệp thời vụ

Đã có 350 người lao động Đồng Tháp trúng tuyển để xuất cảnh đi làm việc thời vụ tại Hàn Quốc trong tháng 3 và tháng 4/2024.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm