| Hotline: 0983.970.780

Cần làm rõ động cơ nâng điểm

Thứ Năm 28/03/2019 , 08:18 (GMT+7)

Sau Hà Giang và Hòa Bình, cơ quan điều tra vừa công bố kết quả điều tra vụ gian lận thi cử ở Sơn La.

Cơ quan chức năng đọc lệnh khởi tố bị can với ông Trần Xuân Yến - Phó Giám đốc Sở GDĐT Sơn La. Ảnh: Công an Sơn La cung cấp.

Theo đó, trên địa bàn của 3 tỉnh, đã có tổng cộng 567 bài thi bị can thiệp. Với tổng số thí sinh “được” nâng điểm là 222. Thí sinh được nâng cao nhất (ở Hà Giang) là 29,95 điểm. Tất cả các học sinh được nâng điểm đó, hiện đều đang theo học tại những trường đại học danh tiếng nhất.

Tuy nhiên, điều khiến dư luận quan tâm nhiều nhất là: động cơ để những người làm nhiệm vụ chấm thi nâng điểm cho những học sinh đó là gì, họ đã có hành vi gì và việc xử lí của cơ quan chức năng có tương xứng với hành vi của họ hay không?

Một điều bất cứ ai cũng thấy là: chẳng ai tâm thần, nên chẳng ai tự nhiên lại đi nâng điểm cho những thí sinh đó cả. Bởi ai cũng biết, làm thế không chỉ trái với lương tâm, trái với đạo đức, mà còn vi phạm pháp luật, phải ngồi tù, sự nghiệp tiêu tan.

Vậy thì chỉ có hai thứ có thể khiến họ làm thế. Một là có những người có chức vụ rất lớn, có quyền quyết định số phận của họ, hoặc là thăng chức nếu họ nghe lời, hoặc là cách chức, đuổi việc nếu họ trái lệnh, đã ra lệnh và hứa bảo kê cho họ nếu sự việc chẳng may bại lộ. Hai là vì tiền, vì rất nhiều tiền.

Chỉ một kỳ thi mà Đỗ Mạnh Tuấn, cán bộ chấm thi ở Hòa Bình, đã nhận đến 550 triệu đồng, thì đủ biết số tiền được vung ra để rải từ trên xuống dưới trong kì thi đó, lớn đến mức nào. Cả hai thứ đó, quyền và tiền, đều đã phần nào lộ diện.

Tổng Bí thư - Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng đã hơn một lần khẳng định rằng cuộc đấu tranh chống tham nhũng, tiêu cực không có vùng cấm. Vậy thì “quan cứ lệnh, lính cứ truyền”, các cơ quan chức năng cứ việc thẳng tay, hành vi nào có tội danh nấy. Mọi việc đã hết sức rõ ràng. Hành vi ra lệnh cho cấp dưới nâng điểm một cách trái pháp luật cho con cháu mình của những người có chức, có quyền, rõ ràng đã đủ yếu tố cấu thành tội “lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ”, được quy định tại điều 356 Bộ luật Hình sự năm 2015.

Hành vi của những người mang tiền đến “nhờ” người chấm thi nâng điểm cho con mình rõ ràng đã cấu thành tội “đưa hối lộ”. Còn hành vi của những kẻ đã nhận tiền để nâng điểm, rõ ràng đã cấu thành tội “nhận hối lộ”. Việc đưa và nhận hối lộ đã được quy định tại các điều 364, 365 Bộ luật Hình sự năm 2015.

Vậy thì còn nương tay gì nữa? Hãy khởi tố những người dùng quyền chức ra lệnh cho cấp dưới nâng điểm cho con cháu mình về hành vi “lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ”. Và hãy khởi tố những người đưa tiền và những người nhận tiền để nâng điểm cho con cháu mình về hành vi đưa và nhận hối lộ để điều tra. Còn với những học sinh đã được nâng điểm, thì hãy thẳng tay đuổi ra khỏi giảng đường.

Có vậy mới sòng phẳng, minh bạch, mối đủ sức răn đe.

Xem thêm
Đưa tư duy thị trường vào phát triển khoa học - công nghệ trong nông nghiệp

Chiều 19/4, Bộ NN-PTNT phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức Hội nghị trao đổi về nội dung phối hợp hoạt động khoa học - công nghệ (KHCN) giữa hai bộ.

Giá cam sành giảm mạnh, nông dân thất thu

ĐBSCL Hiện tại, cam sành loại 1 chỉ còn 5.000 đồng/kg, giảm 4.000đồng/kg so với dịp Tết Nguyên đán. Với giá bán hiện tại người trồng cam thua lỗ từ 2.000 - 3.000 đồng/kg.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Hai giám đốc sở chỉ đạo cứu lúa trên cánh đồng Mường Lò

Giám đốc hai Sở: NN-PTNT và Công thương tỉnh Yên Bái trực tiếp chỉ đạo chống hạn cho diện tích lúa tại cánh đồng Mường Lò (thị xã Nghĩa Lộ).

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm