| Hotline: 0983.970.780

Cần lan tỏa giá trị di sản

Thứ Sáu 17/04/2015 , 10:06 (GMT+7)

Di sản tạo nên sức cuốn hút, khơi gợi tài năng của nghệ nhân, dẫn dắt cuộc đời họ. Và ngược lại, chính nghệ nhân bằng tài năng, tâm hồn và sáng tạo của mình, đã làm giàu thêm cho di sản...

Tôn vinh một nghệ nhân, ý nghĩa và giá trị hơn cả là làm cho giá trị của di sản mà họ gìn giữ, giá trị nghề nghiệp của chính họ được lan tỏa trong công chúng hiện tại và trong thế hệ sau.

Giữ lửa nghề trong cô quạnh

Khi nghệ nhân Hà Thị Cầu, "bà hoàng hát xẩm" và nghệ nhân ca trù Nguyễn Thị Chúc, một trong vài ngôi sao sáng còn lại của ca trù Việt Nam nằm xuống, người ta mới thấy cả khoảng trống không thể nào bù đắp được đối với nghệ thuật.

Tôn vinh một nghệ nhân, ý nghĩa và giá trị hơn cả là làm cho giá trị của di sản mà họ gìn giữ, giá trị nghề nghiệp của chính họ được lan tỏa trong công chúng hiện tại và trong thế hệ sau.

Không nên chỉ dừng ở việc đề nghị xét phong tặng danh hiệu nghệ nhân, hoặc sau khi nghệ nhân được phong tặng mới có những hình thức đãi ngộ, hỗ trợ… là ý kiến của rất nhiều chuyên gia khi chứng kiến cảnh “báu vật sống” giữ gìn di sản truyền thống vất vả đời áo cơm để giữ nghề.

Gần đây, sau nhiều nỗ lực của các chuyên gia tâm huyết với vốn cổ, các chính sách dành cho nghệ nhân bắt đầu được quan tâm. Tuy nhiên, mức độ đãi ngộ, bồi dưỡng quá thấp và rất chung chung được đưa ra trong nghị định.

Bắc Ninh là một trong những địa phương hiếm hoi có “Quy định chế độ đãi ngộ đối với nghệ nhân dân ca quan họ Bắc Ninh”.

Những nghệ nhân dân ca quan họ đã được Chủ tịch UBND Bắc Ninh phong tặng đợt 1 sẽ được thụ hưởng, đồng thời mức hỗ trợ hằng tháng bằng một lần mức lương tối thiểu; được hỗ trợ mức phí tham gia BHYT hằng năm; được hưởng chế độ mai táng phí áp dụng như đối với công chức, viên chức Nhà nước.

Bên cạnh đó, những nghệ nhân này vẫn được ngành văn hóa đề nghị Chủ tịch nước phong tặng danh hiệu Nghệ nhân Nhân dân, Nghệ nhân Ưu tú và được hưởng chế độ khen thưởng theo quy định của Nhà nước.

Còn lại, ở nhiều địa phương, các nghệ nhân vẫn phải vất vả đời cơm áo để mưu sinh và cũng là để giữ lửa nghề trong cô quạnh.

Nghệ nhân Nguyễn Thị Khướu, 87 tuổi, một gương mặt kỳ cựu của CLB ca trù Chanh Thôn, Phú Xuyên, Hà Nội từng mòn mỏi chờ đợi ca trù hồi sinh suốt nhiều chục năm.

Từ năm 2007, khi “phát hiện” ra chị em nghệ nhân ẩn dật nơi thôn dã này, sự đãi ngộ, hỗ trợ để các cụ được đóng góp, được cống hiến cho xã hội, cho cộng đồng còn rất hạn chế.

16-44-42_nh-1

Cụ Khướu cho biết, việc truyền dạy ca trù cho thế hệ sau ở địa phương có khó khăn do các cháu còn bận học hành và bị lôi cuốn bởi nhiều hình thức giải trí khác.

Tương tự như vậy, vợ chồng nghệ nhân Lâm Văn Lù, Vàng Thị Tiều, người giữ lửa xòe then ở xã Tà Chải, huyện Bắc Hà, tỉnh Lào Cai cũng e ngại khi lớp trẻ ngày nay dành mối quan tâm cho nhạc trẻ, mà kém mặn mà với nghệ thuật truyền thống tổ tiên để lại.

Tuy nhiên, không quản tuổi cao, còn có người quan tâm là ông bà cùng các hội viên trong CLB của bản vẫn tranh thủ truyền nghề. Truyền nghề cho những người trung niên, truyền nghề cho thanh niên và truyền nghề cho cả thanh thiếu niên, nhi đồng.

Đầu tư cho di sản một chỗ đứng nhất định

Bộ VH-TT&DL đang xét chọn, thẩm định và chuẩn bị đưa ra lấy ý kiến cộng đồng trước khi trình lên cấp cao hơn hồ sơ đề nghị phong tặng danh hiệu Nghệ nhân ưu tú (NNƯT) từ các tỉnh, thành gửi về.

Song việc bảo tồn và trao truyền vốn cổ, làm lan tỏa những tinh hoa mà họ đã tiếp nhận, gìn giữ, vẫn mờ nhạt trong quy định. Đồng thời, thực tế công tác bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể lâu nay, vẫn bị coi nhẹ.

16-44-42_nh-3

Theo GS.TS Ngô Đức Thịnh, nếu không thay đổi, chúng ta sẽ trở thành “thợ làm đề án”, “chuyên gia làm hồ sơ”, mà hồ sơ xét nào xong là đều được phong tặng.

“Điều này cũng rất tuyệt vời nhưng nếu chúng ta cố gắng dừng lại để đầu tư các di sản đã được vinh danh có một chỗ đứng nhất định và theo đó các nghệ nhân họ cũng yên tâm làm nghề thì tốt biết mấy”, GS Thịnh mong muốn.

Nhà nghiên cứu văn hóa dân gian Nguyễn Hùng Vỹ cho rằng, nghệ nhân không chỉ là người gìn giữ di sản. Cuộc đời họ với công sức lao động, SX gắn liền với di sản là sự duy trì, thực hành di sản đó một cách sống động.

Di sản tạo nên sức cuốn hút, khơi gợi tài năng của nghệ nhân, dẫn dắt cuộc đời họ. Và ngược lại, chính nghệ nhân bằng tài năng, tâm hồn và sáng tạo của mình, đã làm giàu thêm cho di sản.

Xem thêm
Diễn viên Midu sẽ tổ chức đám cưới vào tháng 6

Diễn viên Midu vừa thông báo sẽ tổ chức đám cưới vào tháng 6/2024. Cô cũng đã gửi thiệp đến những người bạn thân thiết về sự kiện trọng đại này.

Real Madrid tiến sát ngôi vô địch sau trận siêu kinh điển

Dù bị Barcelona 2 lần dẫn trước nhưng Real Madrid vẫn lội ngược dòng thành công để thắng 3-2 và tiến sát ngôi vô địch La Liga.

HLV Hoàng Anh Tuấn: U23 Việt Nam sẽ thể hiện bộ mặt khác ở tứ kết

Phát biểu tại cuộc họp báo sau trận đấu với U23 Uzbekistan, HLV trưởng Hoàng Anh Tuấn thừa nhận sự vượt trội của đội bạn so với U23 Việt Nam.

Cây phong lá đỏ 115 tuổi hút du khách ở Sa Pa

LÀO CAI Cây phong lá đỏ ở Sa Pa thu hút nườm nượp du khách đến chiêm ngưỡng, chụp ảnh.