| Hotline: 0983.970.780

"Cần mưa từ trên xuống"

Thứ Ba 31/03/2009 , 14:30 (GMT+7)

Nông dân làm lúa ở ĐBSCL mấy năm trước nói chỉ cần lo tiền đủ cày cấy, giống má… còn phân bón, thuốc trừ sâu thì khi cần mua nợ các cửa hàng vật tư nông nghiệp. Nhưng đó đã là chuyện cũ. Sau cơn biến động giá phân, thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) sốt ảo nên mấy nhà kinh doanh vật tư nông nghiệp thắt chặt chuyện bán cho nợ gối đầu, khiến nông dân gặp vô vàn khó khăn...

Phần 3: Khát vốn

"Cần mưa từ trên xuống"

 

Nông dân cần vay ngân hàng
Nông dân làm lúa ở ĐBSCL mấy năm trước nói chỉ cần lo tiền đủ cày cấy, giống má… còn phân bón, thuốc trừ sâu thì khi cần mua nợ các cửa hàng vật tư nông nghiệp. Nhưng đó là chuyện cũ. Kể từ năm ngoái, mọi chuyện đã khác. Sau cơn biến động giá phân, thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) sốt ảo nên mấy nhà kinh doanh vật tư nông nghiệp thắt chặt chuyện bán cho nợ gối đầu, khiến nông dân gặp vô vàn khó khăn...

Chỉ 30% người vay vốn đạt hiệu quả

Dân nuôi cá tra qui mô lớn, vốn cần chi tới gần cả tỉ đồng/ha và phần nhiều chỉ có “đại gia mới dám làm ăn lớn như vậy. Dân nuôi tôm sú ở các tỉnh ven biển hay vùng bán đảo Cà Mau cũng cần vốn nhiều, nhưng so với cá tra thì ít hơn. Tuy vậy, từ dân nhà nghèo cho tới cỡ trung trung trong làng nuôi tôm ai nấy cũng đều “dính” nợ với ngân hàng.

Ông Sáu Ngoãn (Võ Hồng Ngoãn), dân nuôi tôm lão luyện ở Bạc Liêu kể sơ sơ mức độ đầu tư nuôi tôm bán công nghiệp theo cách của ông là thả mật độ thưa dưới 15 con/m2, vậy mà trong 1ha có 2 ao nuôi cần tới 200-300 triệu đồng. Đó là không kể vốn đầu tư làm ao nuôi ban đầu, chỉ tính chi phí trong từng mùa vụ. Trong đó riêng chi phí lo thức ăn chiến tới 50-60%, còn lại là bao thứ chi khác như con giống, chi phí cải tạo ao đầm, lương nhân công, dụng cụ thiết bị bổ sung… và chưa nói tới nuôi tôm chưa đạt kích cỡ phải kéo dài, chi phí thức ăn tiêu tốn càng nặng thêm.

Trong khi đó nuôi tôm sú ít vốn nhất là nuôi theo phương pháp quảng canh cải tiến chỉ cần bỏ tiền mua tôm giống 20-30 ngàn con/ha; cải tạo ao, quánh vôi sương sương… vậy mà cũng cần tới gần 20 triệu đồng/ha. Như vậy với hạn mức cho vay 20-50 triệu/ha thì phải “liệu cơm gắp mắm” chứ làm sao đủ. Ông Sáu Ngoãn nói: “Nuôi tôm sú chi phí như vậy đã là quá cao với những hộ vốn ít. Còn nghe nói có người chuyển sang nuôi tôm chân trắng cần vốn 400-500 triệu đồng/ha thì quả là cỡ dân nuôi tôm tầm trung bình không thể mơ tới huống chi là hộ nghèo.”

Phần trên chỉ là khoản lo vốn đầu tư, còn về hiệu quả làm ăn thì sao? Phải thừa nhận rằng qua nhiều năm chuyển dịch cơ cấu kinh tế, sự phân lập giàu nghèo ở vùng nuôi tôm ven biển càng hiển hiện rõ nét. Người có vốn, đầu tư đúng qui trình kỹ thuật ít  khi thất bại. Ở Sóc Trăng có Hiệp hội nuôi tôm Mỹ Thanh có những tỉ phú nuôi tôm giỏi như các ông L.T.N, Sáu Cần, còn ở Bạc Liêu có ông Sáu Ngoãn…Thế nhưng con số đông hơn là hàng ngàn hộ nuôi tôm nhỏ lẻ. Con đường đến thành công của họ là cả một hành trình gian nan. Thất bại của họ tựu trung lại cũng vì yếu vốn nên kéo theo yếu đủ thứ. Hệ quả đã rõ là đến nay phần nhiều dân nuôi tôm vùng này còn nợ ngân hàng dây dưa lên tới cả ngàn tỉ đồng mà chưa có lời giải.

Ông Lâm Minh Điền - Giám đốc Ngân hàng NN&PTNT chi nhánh Thạnh Phú (Sóc Trăng) cho biết: “Thật khó nói chuyện sử dụng đồng vốn vay của nông dân đạt hiệu quả tới mức nào. Dân nuôi tôm thất bại các ngành chức năng đã phân tích, đánh giá rất nhiều. Trong đó thất bại chủ yếu do thời tiết, môi trường. Nhưng về vốn vay cho mô hình nuôi tôm bán thâm canh là 50 triệu đồng/ha, đúng là chỉ đủ khoản 30% chi phí đầu tư trong một vụ. Còn mô hình vay quảng canh cải tiến mức cho vay tối đa 30 triệu đồng/ha. Trong khi nhu cầu nông dân cần tới 50 triệu đồng/ha mới đủ”.

Là người trong cuộc, có khách hàng hơn 90% là nông dân và các doanh nghiệp trong ngành nông nghiệp trên địa bàn, chiếm tổng vốn vay hơn 86% của chi nhánh ngân hàng, chị Huỳnh Thị Lý - Giám đốc ngân hàng NN&PTNT chi nhánh Mỹ Xuyên (Sóc Trăng) thừa nhận: “Trong số hộ vay nuôi tôm đạt hiệu quả chỉ có khoảng 30%. Còn lại phần nhiều hộ làm ăn kém hiệu quả là do hậu quả từ nhiều năm trước đây làm ăn chưa có kinh nghiệm, yếu kỹ thuật… từ đó dẫn tới tôm chết, thua lỗ. Phía ngân hàng chúng tôi có điều chỉnh hạn mức cho vay căn cứ theo cách tính mức chi phí sản xuất của Phòng nông nghiệp huyện; đồng thời thẩm định đáp ứng vốn vay khoảng 70% trong tổng chi phí đầu tư một vụ.

Trong năm 2008, hạn mức cho nông dân làm lúa vay đã nâng lên 7 triệu/ha. Năm nay do giá cả vật tư nông nghiệp tăng, ngân hàng điều chỉnh tăng mức cho vay lên 8 triệu đồng/ha. Tuy nhiên, có đi về vùng nông thôn mới cảm nhận hết cảnh khó khăn của nông dân. Nỗi niềm trăn trở “ăn ngủ không yên” của nông dân hiện thời là chuyện nợ nần. Nào là lo chạy tiền vay cho sản xuất, rồi vay cho sinh hoạt thường ngày như gạo thóc, hàng nhu yếu phẩm, con cái học hành… Có nhà túng tiền “ăn trước, trả sau” nợ tiệm bán hàng tới cuối vụ có lúa, có tôm mới có tiền trả”.

"Cần mưa từ trên xuống”

Tin bài liên quan

. Vốn nghèo ''sợ'' người nghèo
. Nông dân muốn học gì, học ở đâu sẽ được đáp ứng
. Sẽ hiệu quả, nếu...
. Thẳng thừng từ chối
. Quanh quẩn thêu ren, mây tre đan
. ''Chúng em chỉ mong có cái đầu ra...''
. Học nghề cũng phải... chạy ''sô''
. Nhớ ruộng
. Xin đừng động đến ''bờ xôi ruộng mật''
. Thu ít thì vui, thu hết lại... hoảng
. Tích tụ mặt nước - chuyện về những ''gã khùng''
. Tậu đất kiểu Ba Hạo
. Chúng tôi đang ''lách'' luật
. Dân đại điền còn khát…
. Những chiêu “gom” đất
. Mới chỉ ''gom'' được đất công điền
. Hạn điền “bó” tích tụ
. Thời hạn giao đất cản bước sản xuất hàng hoá
Dân nuôi tôm gượng đùa rằng: “Trông cậy vào vay vốn ngân hàng bây giờ còn khó hơn đi hái sao trên trời”. Nhưng không thể trách phía ngân hàng được, bởi họ kinh doanh tiền tệ thì phải đảm bảo duy trì đồng vốn vay có hiệu quả. Một cán bộ ngân hàng cho rằng sở dĩ nông dân thường khó vay là do nợ mấy mùa trước còn đọng nhiều chưa hoàn trả hết. Hơn nữa ngân hàng trước khi cho vay phải thẩm định thật kỹ, vì không ít hộ nông dân hiện đã cạn vốn mới đi vay. Mà dân cần vốn thì đâu chỉ có vay một chỗ, hết xoay qua vay ngân hàng chưa đủ vay tiếp bên ngoài, rồi tới mua nợ các cửa hàng vật tư nông nghiệp, tiệm tạp hóa…

Tôi mang theo tâm trạng buồn của nông dân đang cần vốn tâm tình với Phó chủ tịch UBND huyện Mỹ Xuyên (Sóc Trăng). Ông Lương Minh Quyết thở ra: “Thú thiệt tôi cũng không nghĩ có cửa nào tìm vốn cho dân nuôi tôm. Đa số nông dân cho rằng mức vốn vay thấp lạc hậu từ mấy năm trước trong khi thời giá bao thứ chi phí đầu vào đều tăng lên. Bởi vậy, đầu tư không đủ đáp ứng theo nhu cầu sản xuất hiệu quả khó đạt như mong muốn. Hộ nào thất tôm một hai vụ khó bề tới “gõ cửa” ngân hàng.

Căng nhất hiện là xã Thạnh Phú, hơn 50% nông dân nuôi tôm trong xã làm ăn kém hiệu quả, không trả nổi nợ ngân hàng. Còn như xã Hoà Tú 2, dân nuôi tôm nợ ngân hàng tính ra bình quân lên tới 50 triệu đồng/hộ. Bây giờ còn khó hơn nữa là một khi dân nuôi tôm cạn vốn thì các nhà cung cấp dịch vụ, bán vật tư nông nghiệp phân bón, thuốc BVTV, thức ăn, thuốc thú y thuỷ sản… cũng bỗng dưng quay mặt, không bán nợ. Vì thế nông dân không vốn sẽ còn gặp khó dài dài. Chính quyền địa phương khó “kích” sản xuất nông nghiệp tốt lên cho được.Tôi nghe một số lãnh đạo một số địa phương “luận” rằng, cần giảm “khu vực I” (sản xuất nông nghiệp) để nâng dần tỉ trọng “khu vực II” (công nghiệp) lớn thêm lên thì địa phương mới mau chóng phát triển đi lên. Nhưng thử hình dung nếu “khu vực I” không tạo ra nguồn nguyên liệu dồi dào thì “khu vực II” và cả “khu vực III” (dịch vụ thương mại) ở những tỉnh thuần nông ven biển vốn chủ yếu là công nghiệp chế biến thuỷ sản luôn cần nguồn nguyên liệu thì sẽ ra sao, bằng cách nào mạnh lên, hổng lẽ đi nhập nguyên liệu về chế biến ?”.

Chuyện đồng vốn  giúp nông dân bây giờ quả không còn là chuyện nhỏ. Nhà nông muốn ổn định đời sống và sống được trên đồng ruộng của mình, để đa dạng hóa các mô hình sản xuất, chuyển đổi cơ cấu giống… ai cũng thừa nhận nhất nhất phải cần có vốn. Nhưng thực tế hoàn cảnh đa số dân nuôi tôm ở ĐBSCL đang trong cơn khát vốn trầm trọng. Còn với dân làm lúa, khả năng tích luỹ, cũng như vốn tự có đến giờ cũng chưa được bao nhiêu. Tôi thăm dò hỏi xem có giải pháp nào cho bài toán khó này. Một vài cán bộ địa phương và cả giới có nghiệp vụ tài chính ngân hàng chống chế: “Chưa phải hết cách, nhưng khó lắm, cần mưa từ trên xuống…”

Xem thêm
Bộ trưởng Đào Ngọc Dung bị khiển trách

Ngày 19/4, ông Đào Ngọc Dung, Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội bị Bộ Chính trị quyết định kỷ luật bằng hình thức Khiển trách.

Giá cam sành giảm mạnh, nông dân thất thu

ĐBSCL Hiện tại, cam sành loại 1 chỉ còn 5.000 đồng/kg, giảm 4.000đồng/kg so với dịp Tết Nguyên đán. Với giá bán hiện tại người trồng cam thua lỗ từ 2.000 - 3.000 đồng/kg.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Hai giám đốc sở chỉ đạo cứu lúa trên cánh đồng Mường Lò

Giám đốc hai Sở: NN-PTNT và Công thương tỉnh Yên Bái trực tiếp chỉ đạo chống hạn cho diện tích lúa tại cánh đồng Mường Lò (thị xã Nghĩa Lộ).

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm