| Hotline: 0983.970.780

Nghiêm trị, không để tái diễn hành vi làm mật ong giả

Thứ Tư 15/06/2022 , 11:25 (GMT+7)

HÀ NỘI Việc làm giả mật ong không chỉ mất an toàn thực phẩm mà còn làm tổn hại nghiêm trọng tới uy tín, hình ảnh của ngành mật ong Việt Nam trên thị trường quốc tế.

Theo VNExpress đưa tin vào ngày 11/06/2022, ngày 10/6, Cục Quản lý thị trường Hà Nội phối hợp với Đội cảnh sát điều tra tội phạm về kinh tế và ma tuý, công an huyện Hoài Đức kiểm tra cơ sở sản xuất mật ong hoa nhãn tại huyện Hoài Đức, Hà Nội.

Tại thời điểm kiểm tra, lực lượng chức năng bắt quả tang cơ sở đang sản xuất mật ong từ đường, nha và nước cốt mạch nha pha theo tỷ lệ. Khoảng 2.000 lít mật ong nhãn hiệu "Hương Nhãn, Hưng Yên" được sản xuất theo cách này đã được đóng gói thành phẩm, chuẩn bị đưa đi tiêu thụ. Xưởng sản xuất tại Hoài Đức, Hà Nội nhưng trên nhãn sản phẩm lại in nơi sản xuất tại huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên.

Cán bộ quản lý thị trường Hà Nội kiểm đếm lô hàng mật ong giả. Ảnh: Tổng cục Quản lý thị trường.

Cán bộ quản lý thị trường Hà Nội kiểm đếm lô hàng mật ong giả. Ảnh: Tổng cục Quản lý thị trường.

Theo lực lượng chức năng, mỗi thùng nha 70 kg sẽ pha chế được khoảng 45 lít mật ong. Mỗi chai mật ong 1 lít được cơ sở này bán ra thị trường giá 99.000 đồng. Ước tính giá trị lô hàng mật ong giả bị tạm giữ gần 200 triệu đồng.

Chủ cơ sở khai nhận, tất cả sản phẩm mật ong này được bán trên nền tảng thương mại điện tử, Facebook. Chủ cơ sở cũng không xuất trình được các giấy tờ về đăng ký kinh doanh, hoá đơn chứng minh nguồn gốc xuất xứ hợp pháp của nguyên liệu, hàng hoá tại cơ sở.

Việc làm này không chỉ tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn, vệ sinh thực phẩm, ảnh hưởng lớn đến sức khỏe của người tiêu dùng mà nghiêm trọng hơn có thể ảnh hưởng đến hình ảnh ngành xuất khẩu mật ong trên thị trường quốc tế nếu các hành vi này không được ngăn chặn kịp thời.

Có một vụ việc xảy ra năm 2018 - 2019 liên quan đến việc bơm tạp chất vào tôm với cảnh quay được đăng tải trên youtube (https://www.youtube.com/watch?v=UWZRj3Xcbds ), khi trao đổi với một chuyên gia về kiểm soát an toàn thực phẩm tại Châu Âu, chuyên gia này chia sẻ rằng khi nói về tôm Việt Nam, hình ảnh này lại được chia sẻ dẫn đến các đối tác tiềm năng có nhìn nhận không tốt về chất lượng thủy sản của Việt Nam và suy giảm lòng tin khi giao dịch với các nhà xuất khẩu của nước chúng ta.  

Dữ liệu về các sản phẩm hay bị làm giả từ cơ sở dự liệu của USP Food Fraud Database (hiện tại là Decernis).

Dữ liệu về các sản phẩm hay bị làm giả từ cơ sở dự liệu của USP Food Fraud Database (hiện tại là Decernis).

Từ kinh nghiệm đó, nếu không có những giải pháp căn cơ nhằm kiểm soát tình trạng làm giả mật ong này, sẽ dẫn đến các hệ lụy to lớn cho ngành nông nghiệp mà cụ thể trong trường hợp này là ngành mật ong sẽ suy giảm nghiêm trọng niềm tin của người tiêu dùng trong nước, gây khó khăn rất lớn cho các doanh nghiệp sản xuất sản phẩm chất lượng, đúng quy trình.

Nếu không có sự tin tưởng và ủng hộ của người tiêu dùng trong nước, các sản phẩm mật ong chế biến sâu sẽ khó có cơ hội được nghiên cứu và phát triển để cạnh tranh với các sản phẩm quốc tế do thiếu nguồn lực. Do đó, mật ong của Việt Nam sẽ mãi chỉ xuất thô với giá trị thấp. Hơn nữa, nếu các thông tin về chất lượng mật ong Việt Nam có tỷ lệ giả mạo cao sẽ mang đến hình ảnh xấu và khó có thể thương lượng với đối tác xuất khẩu về giá cả.

Về giải pháp ngăn chặn hành vi giả mạo mật ong và bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng, cần phải nắm rõ quy trình thu mua và ứng dụng công nghệ thông tin để có thể truy xuất nguồn gốc, đồng thời tuyên truyền để người thu mua nguyên liệu hiểu tầm quan trọng của việc lấy mẫu đúng cách và kiểm nghiệm tại các phòng kiểm nghiệm uy tín.

Bên cạnh đó, việc tuyên truyền để người tiêu dùng hiểu tầm quan trọng của việc kiểm tra thông tin về nguồn gốc mật ong, cơ sở chế biến và xem được kết quả kiểm nghiệm của lô mẫu đại diện cho sản phẩm mình mua là hết sức quan trọng để có thể ngăn chặn nạn làm giả.

Lấy ví dụ một trường hợp đơn giản, nếu nhà phân phối mật ong ra thị trường cũng là người mua trực tiếp từ người nuôi ong thì nhà phân phối cần chú ý đặt mã cho từng người nuôi ong và cần chú ý lấy mẫu đại diện đúng cách cho từng lô hàng nhập và thực hiện việc kiểm nghiệm tại các phòng thí nghiệm uy tín. Việc kiểm nghiệm này không chỉ bao gồm các chỉ tiêu chất lượng như: Độ ẩm, Diastase, Saccharase, Ethanol…, mà còn có các chỉ tiêu vi sinh, tồn dư thuốc kháng sinh, tồn dư thuốc bảo vệ thực vật… Quan trọng nhất là thành phẩm phải có chứng nhận là mật ong nguyên chất không có pha trộn đường.

Trong tập đoàn Tentamus, có một phòng thí nghiệm rất nổi tiếng về mật ong không chỉ tại Châu Âu mà trên khắp thế giới, phòng thí nghiệm này có tên là Quality Services International (hay gọi tắt là QSI) có trụ sở chính tại Bremen, Đức. Đây là phòng thí nghiệm tiên phong trong việc kiểm nghiệm mật ong trên thế giới. Bên cạnh đó, Tentamus còn có một trung tâm chống gian lận thực phẩm, tên tiếng Anh là Tentamus Center for Food Fraud (hay gọi tắt là TCF2).

Tập đoàn Tentamus có kế hoạch xây dựng phòng thí nghiệm mật ong tại Việt Nam với mong muốn không chỉ hỗ trợ kỹ thuật giúp doanh nghiệp mật ong Việt Nam có thể xuất khẩu sang các thị trường lớn như Mỹ hay EU mà còn có định hướng đưa ra các giải pháp nhằm hạn chế tối đa tình trạng mật ong giả trên thị trường nhằm bảo vệ quyền lợi và sức khỏe của người tiêu dùng.

Giám đốc khu vực Đông Nam Á, Tập Đoàn Tentamus

Xem thêm
350 lao động Đồng Tháp sang Hàn Quốc làm nông nghiệp thời vụ

Đã có 350 người lao động Đồng Tháp trúng tuyển để xuất cảnh đi làm việc thời vụ tại Hàn Quốc trong tháng 3 và tháng 4/2024.

Phía sau mặt cỏ xanh của Sân vận động Thiên Trường

Thiên Trường, sân nhà CLB Bóng đá Thép Xanh Nam Định gần đây được đánh giá có chất lượng mặt cỏ top đầu V-League, vậy điều gì đã làm nên màu xanh tươi mới này?

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm