| Hotline: 0983.970.780

Cần quy định chặt chẽ để quản lý thiết bị bay nông nghiệp

Thứ Ba 24/05/2022 , 08:45 (GMT+7)

Tại ĐBSCL, việc sử dụng thiết bị bay trong nông nghiệp đang rất nở rộ. Hành lang pháp lý chặt chẽ để quản lý sử dụng các thiết bị này đang hết sức cấp thiết.

Cần hành lang pháp lý rõ ràng

Bài liên quan

Tại ĐBSCL, theo đánh giá của ngành nông nghiệp các địa phương, thiết bị bay nông nghiệp là một trong những giải pháp kỹ thuật giúp nông dân giảm được chi phí nhân công, đảm bảo sức khỏe do hạn chế tiếp xúc với thuốc BVTV.

Điển hình tại tỉnh Kiên Giang, ông Lê Hữu Toàn, Phó Giám đốc Sở NN-PTNT tỉnh này đánh giá, việc sử dụng thiết bị bay nông nghiệp đã và đang phát huy hiệu quả, giúp giảm chi phí sản xuất, qua đó thành lập được các tổ nhóm, HTX cùng tham gia ứng dụng thiết bị này vào sản xuất. Thế nhưng, ông Toàn khẳng định “hiện nay đang vướng”.

“Vướng” ở đây được ông Toàn chỉ ra là vấn đề đào tạo "phi công" điều khiển thiết bị bay nông nghiệp, công tác quản lý nhà nước đối với thiết bị này và đặc biệt hiện nay thiết bị bay nông nghiệp chưa nằm trong danh mục thiết bị phục vụ cho sản xuất nông nghiệp.

Nhiều tổ, nhóm, HTX sử dụng thiết bị bay phun thuốc BVTV ở ĐBSCL đã ra đời thời gian qua, nhưng chưa có quy định chặt chẽ để sử dụng, vận hành thiết bị. Ảnh: Trọng Linh.

Nhiều tổ, nhóm, HTX sử dụng thiết bị bay phun thuốc BVTV ở ĐBSCL đã ra đời thời gian qua, nhưng chưa có quy định chặt chẽ để sử dụng, vận hành thiết bị. Ảnh: Trọng Linh.

Bài liên quan

“Việc đào tạo kỹ thuật viên vận hành thiết bị bay nông nghiệp như thế nào để cấp chứng chỉ bay cho họ là điều phải tính toán về lâu dài. Đây là vấn đề hết sức quan trọng”, ông Toàn nêu quan điểm.

Đồng quan điểm trên, ông Trương Kiến Thọ, Phó Giám đốc Sở NN-PTNT tỉnh An Giang cho rằng, nên có một hội thảo để đánh giá quá trình sử dụng thiết bị bay nông nghiệp hiện nay ở các tỉnh ĐBSCL. Bên cạnh đó, tỉnh An Giang và Kiên Giang là hai địa phương tiếp giáp biên giới, nên rất nhạy cảm về vấn đề quân sự, chính trị. Vì vậy, cần phải có một cách quản lý chặt chẽ và tư cách pháp lý rõ ràng để người dân không phải cá nhân nào cũng có thể mua và cũng có thể sử dụng thiết bị bay nông nghiệp một cách tự do được.

Cấp chứng chỉ hành nghề cho người điều khiển

Theo thông tin từ TS Trần Ngọc Thạch, Viện trưởng Viện lúa ĐBSCL, hiện nay Trung tâm Khuyến nông Quốc gia đã làm việc với một số doanh nghiệp và đang tiến hành khảo nghiệm để điều chỉnh lại cách sử dụng và thông số kỹ thuật của thiết bị bay nông nghiệp như tầm cao bay, mức độ phun…

Viện lúa ĐBSCL có chương trình hợp tác với một đơn vị trong nước cung cấp các thiết bị bay nông nghiệp hoàn toàn miễn phí. Ảnh: Kim Anh.

Viện lúa ĐBSCL có chương trình hợp tác với một đơn vị trong nước cung cấp các thiết bị bay nông nghiệp hoàn toàn miễn phí. Ảnh: Kim Anh.

Song song đó, Viện lúa ĐBSCL cũng đã có chương trình hợp tác với một đơn vị trong nước để cung cấp các thiết bị bay nông nghiệp hoàn toàn miễn phí. Tại Viện lúa ĐBSCL, cũng đang xây dựng một trung tâm bảo trì và sửa chữa thiết bị bay.

“Hình thức trước mắt là cho mượn bay, không tính phí, hư hỏng thì đem về Viện để bảo trì, sửa chữa, thay mới, chúng ta không phải bỏ tiền ra để mua. Mục đích chính của chương trình này là đào tạo đội ngũ và sẵn sàng tập huấn cho đội ngũ kỹ thuật viên vận hành; khuyến khích nông dân, HTX ứng dụng mạnh thiết bị bay nông nghiệp vào trong sản xuất và quản lý công tác phun thuốc BVTV”, ông Thạch cho hay.

Chương trình này hiện đang hỗ trợ cho TP Cần Thơ 6 thiết bị bay nông nghiệp, tỉnh Hậu Giang 3 thiết bị và An Giang 3 thiết bị. Tại Viện lúa ĐBSCL, đã có sẵn 10 thiết bị bay nông nghiệp, sẵn sàng phục vụ cho các địa phương có nhu cầu và dự kiến sẽ mở rộng hơn nữa.

Tại Viện lúa ĐBSCL đã có sẵn 10 thiết bị bay nông nghiệp, sẵn sàng phục vụ cho các địa phương có nhu cầu. Ảnh: Trọng Linh.

Tại Viện lúa ĐBSCL đã có sẵn 10 thiết bị bay nông nghiệp, sẵn sàng phục vụ cho các địa phương có nhu cầu. Ảnh: Trọng Linh.

Tất cả các công việc liên quan đến công tác vận hành, bảo trì, bảo dưỡng thiết bị bay nông nghiệp sẽ do Viện lúa ĐBSCL chịu trách nhiệm giám sát, sẽ tước giấy phép nếu đơn vị mượn máy sử dụng không làm đúng quy trình.

“Tất cả thiết bị bay này khi bật lên đều thể hiện các thông số về tầm bay, vị trí bay... Để tạo thuận lợi cho các đơn vị trong công tác quản lý, Viện cũng làm lại quy trình quản lý, kiểm tra lại tính trung thực của các đơn vị”, ông Thạch cho biết thêm.

Liên quan đến công tác đào tạo và cấp chứng chỉ hành nghề cho người điều khiển thiết bị bay nông nghiệp, ông Thạch cho biết dự kiến Viện lúa ĐBSCL sẽ tổ chức đào tạo 12 thành viên trong đội điều khiển thiết bị bay của TP Cần Thơ và cấp chứng chỉ bay.

Đối với thiết bị bay nông nghiệp, một tổ bay thường có 3 chiếc (2 chiếc bay, 1 chiếc dự phòng). Chiếc đầu tiên bay xong đáp ứng thì chiếc thứ hai tiếp tục cất cánh bay tiếp. Chiếc dự phòng được sử dụng khi có vấn đề trục trặc sẽ thay thế. Thiết bị hiện đang được khuyến khích sử dụng để phục vụ cho nông dân để tiết giảm chi phí và công lao động. Tạo điều kiện cho các đơn vị dịch vụ mở rộng, giải quyết được vấn đề phun thuốc BVTV, đảm bảo môi trường, sức khỏe nông dân.

Xem thêm
Chăn nuôi hướng đến hiệu quả bền vững tại Sóc Trăng

Gói giải pháp chăn nuôi toàn diện từ con giống, thức ăn, thuốc thú y và hỗ trợ kỹ thuật của nhà phân phối Bích Phúc giúp nhiều nông hộ đạt lợi nhuận tốt.

Điều trị, làm đẹp cho thú cưng: Đã học rồi còn phải học thêm

Thú cưng đưa vào các phòng khám thú y điều trị được siêu âm, X quang để chẩn đoán bệnh như người nên nhân viên phòng khám phải được đào tạo bài bản.

Doanh nghiệp đầu tiên công bố sản xuất cà phê tuân thủ EUDR

ĐẮK LẮK Simexco DakLak đã được cấp chứng nhận tuân thủ EUDR cho 4.957 nông dân với diện tích 5.375ha trong vùng liên kết.

Bình luận mới nhất