| Hotline: 0983.970.780

Cần quy hoạch lại

Chủ Nhật 03/06/2012 , 15:52 (GMT+7)

Tỉ lệ lấp đầy bình quân của các khu công nghiệp hiện nay mới được 50%, cụm công nghiệp chỉ 26,4% do số lượng khu và cụm công nghiệp quá nhiều so với nhu cầu đầu tư

Tỉ lệ lấp đầy bình quân của các khu công nghiệp hiện nay mới được 50%, cụm công nghiệp chỉ 26,4% do số lượng khu và cụm công nghiệp quá nhiều so với nhu cầu đầu tư.

>> Hiệu quả ít hơn hậu quả!
>> Chết dở vì khu công nghiệp

Điều nan giải nhất của các khu công nghiệp (KCN), cụm công nghiệp (CCN) trên cả nước là làm sao để thu hút nhà đầu tư, qua đó ổn định hoạt động sản xuất kinh doanh và tạo việc làm cho người lao động. Tuy nhiên, với tình trạng quá dư thừa KCN, CCN như hiện nay, những vấn đề trên không dễ giải quyết.

Tỉ lệ lấp đầy quá thấp

TS Lê Tuyển Cử, Vụ Quản lý các khu kinh tế, Bộ Kế hoạch - Đầu tư, tính toán: “Giá trị sản xuất công nghiệp bình quân tính trên 1 ha đất đã cho thuê đạt khoảng 1,6 triệu USD/năm, trong khi đó, giá trị sản xuất nông nghiệp bình quân đạt khoảng 600 USD/ha/năm, tính riêng đất lúa khoảng 900 USD/ha/năm. 


Ông Phạm Văn Danh (huyện Trần Đề - Sóc Trăng) nhiều năm thuê đất trong KCN An Nghiệp của tỉnh này để... trồng khoai lang.

Các KCN đóng góp đáng kể vào tổng giá trị kim ngạch xuất khẩu của cả nước (đạt tỉ trọng khoảng 20%/năm). Tính bình quân 1 ha đất công nghiệp đã cho thuê, riêng trong năm 2010, đã tạo ra giá trị xuất khẩu khoảng 0,9 triệu USD (so với giá trị xuất khẩu gạo tính trung bình khoảng 320 USD/ha).

Các KCN đã tạo việc làm cho hơn 1,6 triệu lao động trực tiếp (bình quân khoảng 75 lao động/ha đất đã cho thuê), ngoài ra còn tạo công ăn việc làm cho 1,5 - 1,8 triệu lao động gián tiếp (trong khi 1 ha đất nông nghiệp chỉ thu hút được 10 - 12 lao động)”.

Lý thuyết là vậy, còn thực tế thì khác. Một khi hầu hết các KCN, CCN đều thưa vắng như hiện nay thì không thể mang lại hiệu quả kinh tế - xã hội. Hiện cả nước có 267 KCN, chiếm 72.000 ha đất, tỉ lệ lấp đầy không quá 50%. Theo quy hoạch đến năm 2020 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, cả nước sẽ có 558 KCN với diện tích 200.000 ha. Ngoài ra, tính đến cuối năm 2009, cả nước đã có 918 CCN đã được thành lập và hoạt động, sử dụng 40.000 ha đất, tỉ lệ lấp đầy chỉ 26,4%. Theo quy hoạch phát triển, có 1.872 CCN, sử dụng 76.520 ha đất.

Thẩm định kỹ, tăng chế tài

GS-TSKH Đặng Hùng Võ, nguyên thứ trưởng Bộ Tài nguyên - Môi trường, nói rằng tỉ lệ lấp đầy thấp của các KCN là một điều đáng lo ngại. Trên thực tế, rất nhiều địa phương đã giao số lượng lớn diện tích đất làm mặt bằng sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp cho các doanh nghiệp đã làm cho các KCN thừa diện tích. Chỉ tiêu Quốc hội cho phép là 44.000 ha vào năm 2010, các địa phương đã giao tới 93.000 ha, vượt 211,36%. Tình trạng này cần phải quy hoạch lại và điều chỉnh kịp thời.

Theo ông Lê Quốc Dung, nguyên phó chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội khóa XII, bên cạnh yêu cầu điều chỉnh diện tích phù hợp giữa các vùng để hạn chế sử dụng đất lúa nước, cần nâng cao yêu cầu lựa chọn và thẩm định kỹ các dự án sử dụng đất theo hướng sử dụng ít diện tích đất nhưng mang lại hiệu quả về việc làm, thu nhập, thu ngân sách và hạn chế tác động môi trường nhất, tránh tình trạng cấp phép tràn lan, sử dụng đất kém hiệu quả. Thúc đẩy các dự án nhanh đưa vào sử dụng, khắc phục nhiều dự án để hoang hóa hoặc hiệu suất sử dụng thấp.

Về điều chỉnh quy hoạch KCN cả nước đến năm 2015 và hướng đến năm 2020, TS Lê Tuyển Cử đề xuất: “Phải hạn chế tối đa việc phát triển KCN trên đất trồng lúa có năng suất ổn định. Không xét duyệt các quy hoạch chuyển đất trồng lúa nước sang mục đích sử dụng phi nông nghiệp ở những địa phương có điều kiện sử dụng các loại đất khác.

Đồng thời, có chính sách phát triển các cơ sở đào tạo nghề gắn với nhu cầu phát triển KCN và nhu cầu chuyển đổi nghề cho những lao động nông nghiệp có đất được chuyển đổi sang sản xuất công nghiệp vừa nhằm đáp ứng nhu cầu lao động của doanh nghiệp vừa tạo đời sống ổn định cho người dân địa phương”.  

Đừng mở tràn lan

TS Võ Hùng Dũng, Giám đốc Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam Chi nhánh Cần Thơ, nói: “KCN ở các tỉnh ĐBSCL, nơi nào cũng có chế biến thủy sản, dệt may…, không có KCN nào chuyên dụng cho một loại hàng. Do đó, các KCN kêu gọi đầu tư giống nhau, như vậy là lãng phí”. Ông Võ Thanh Hùng, Trưởng Ban Quản lý các KCX-KCN Cần Thơ, đề nghị: “Về quy hoạch KCN và CCN, nên rà soát lại, địa phương nào có điều kiện thì phát triển, còn ngược lại thì nên giảm. Đừng mở KCN, CCN tràn lan, vừa lãng phí đất đai, nhân lực - vật lực vừa triệt tiêu nhau”.

Theo NLĐ

Cùng chủ đề:

>> PGS-TS Trần Đình Thiên: ''Không ai làm KCN theo kiểu xây chuồng bò''
>> Những chiêu trò xí phần: Trên có kế sách, dưới có... đối sách
>> Những chiêu trò xí phần: Có ưu đãi tội gì không xí
>> Xã “đầu binh cuối cán”, dân tự cứu mình
>> Ý kiến chuyên gia
>> Cuộc chiến vì niêu cơm
>> Tan giấc mơ công nhân
>> Chủ đầu tư ''nổ'', dân khốn khổ
>> Khu công nghiệp mang lại nỗi buồn

Xem thêm
Bộ trưởng Đào Ngọc Dung bị khiển trách

Ngày 19/4, ông Đào Ngọc Dung, Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội bị Bộ Chính trị quyết định kỷ luật bằng hình thức Khiển trách.

Giá cam sành giảm mạnh, nông dân thất thu

ĐBSCL Hiện tại, cam sành loại 1 chỉ còn 5.000 đồng/kg, giảm 4.000đồng/kg so với dịp Tết Nguyên đán. Với giá bán hiện tại người trồng cam thua lỗ từ 2.000 - 3.000 đồng/kg.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Sìn Hồ thiệt hại nhiều cao su do mưa đá, gió lốc

Mưa đá gió lốc đã khiến hàng nghìn cây cao su bị gãy đổ, hàng trăm hécta phải dừng khai thác, cạo mủ. 

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm