Theo dõi hoạt động, hỗ trợ ngư dân khai thác hải sản xuyên Tết; Nhức nhối tình trạng gian lận mã số vùng trồng trái cây xuất khẩu.
Cần tăng cường ứng dụng công nghệ để quản lý, vận hành công trình thủy lợi
Ứng dụng khoa học công nghệ vào vận hành, quản lý, khai thác các công trình thủy lợi đang đang dần trở thành khâu tất yếu, đặc biệt đối với những đại phương có nhiều hệ thống, công trình lớn.
Xuân Hào | 16:44 20/09/2022
ứng dụng công nghệ, Thưa quý vị và bà con! Từ xưa đến nay, công tác thủy lợi luôn là một trong những ưu tiên hàng đầu để đảm bảo cuộc sống dân sinh, sự phát triển ngành nông nghiệp và cả đất nước. Theo dòng chảy của đô thị hóa và tiến bộ khoa học, yêu cầu về mặt quản lý, kỹ thuật và vận hành hiệu quả đối với các công trình thủy lợi ngày càng cao hơn. Hiện nay, ứng dụng khoa học công nghệ vào vận hành, quản lý, khai thác các công trình thủy lợi đang đang dần trở thành khâu tất yếu, đặc biệt đối với những đại phương có nhiều hệ thống, công trình lớn.
Tại Quảng Trị, tỉnh có trên 500 công trình thủy lợi các loại, hệ thống thủy lợi trên địa bàn có thể đảm bảo tưới chủ động trên 85% diện tích cây trồng hàng năm. Tuy nhiên, việc ứng dụng khoa học công nghệ vào vận hành, quản lý, khai thác các công trình thủy lợi tại địa phương vẫn là một khâu yếu. Theo ông Lê Quang Lam, Chi cục trưởng Chi cục Thủy lợi tỉnh Quảng Trị, hạn chế về mặt khoa học kỹ thuật đang gây ra rất nhiều khó khăn cho việc nâng cao hiệu quả khai thác cũng như công tác quản lý, vận hành các công trình.
Điển hình như hồ Trúc Kinh, hồ thủy lợi lớn nhất tại tỉnh Quảng Trị. Với dung tích gần 40 triệu m3 nước, hồ Trúc Kinh có nhiệm vụ tưới cho 3 nghìn ha cây trồng của các huyện Cam Lộ, Gio Linh và Thành phố Đông Hà. Có vị trí, vai trò quan trọng là vậy nhưng việc quản lý, vận hành hồ Trúc Kinh gặp rất nhiều khó khăn, ứng dụng khoa học công nghệ rất hạn chế.
Ông Trương Văn Hùng, Giám đốc xí nghiệp Gio Cam Hà thuộc Công ty TNHH MTV quản lý, khai thác công trình thủy lợi tỉnh Quảng Trị cho biết, hiện nay hồ Trúc Kinh chỉ có 2 giải pháp vận hành công trình là cửa van côn đóng mở bằng thđiều tiết xả lũ các hồ chứa phải đảm bảo an toàn cho hạ duủy lực kết hợp điện hoặc vận hành bằng tay; 1 trạm đo mưa tự động vừa được lắp đặt. Hồ chưa có máy quan trắc mực nước lưu lượng tự động. Các yếu tố sóng, gió; các số liệu chủ yếu chỉ được bảo lưu một cách thủ công. Phạm vi lòng hồ lớn nhưng việc quan trắc các khu vực cũng chưa có máy móc, chỉ kiểm tra bằng mắt thường.
Tại hầu hết các hồ đập của tỉnh Quảng Trị, việc quan trắc, đo lượng mưa, mực nước hoàn toàn bằng thủ công; chưa được lắp đặt các thiết bị khí tượng, thủy văn chuyên dùng; các thiết bị giám sát, vận hành thông tin cảnh báo an toàn cho đập vùng hạ du vẫn chưa có.
Công ty TNHH MTV quản lý, khai thác công trình thủy lợi tỉnh Quảng Trị là đơn vị được giao quản lý, vận hành, khai thác 18 công trình hồ đập thủy lợi với dung tích gần 200 triệu m3 nước, tưới tiêu cho hơn 30 nghìn ha cây trồng mỗi năm, chiếm 65% diện tích tưới toàn tỉnh. Nhưng theo Ông Nguyễn Sinh Công, Giám đốc Công ty, trong số 18 hồ đập do đơn vị quản lý, hiện chỉ có số ít hồ có bản đồ ngập lụt và chỉ có công trình đầu mối Nam Thạch Hãn có thiết bị đo mưa tự động.
Hiện nay, ứng dụng khoa học công nghệ vào vận hành, quản lý, khai thác các công trình thủy lợi đang đang dần trở thành khâu tất yếu. Tỉnh Quảng Trị là nơi có nhiều hệ thống thủy lợi lớn và quan trọng nhưng các yếu tố kỹ thuật hiện đại chưa đáp ứng được tiềm năng khai thác và vận hành công trình thủy lợi của địa phương. Trước thực trạng này, theo ông Lê Quang Lam, Chi cục trưởng Chi cục Thủy lợi tỉnh Quảng Trị, Quảng Trị đang rất cần nguồn đầu tư để lắp đặt, ứng dụng khoa học công nghệ vào quản lý, vận hành, khai thác các công trình thủy lợi nhằm đảm bảo tốt nhất công tác tưới tiêu, phục vụ sinh hoạt và phát triển nông nghiệp bền vững.
Thưa quý vị và bà con, Quảng Trị là địa phương còn gặp nhiều khó khăn, người dân chủ yếu sống bằng sản xuất nông nghiệp. Yêu cầu của thực tế về hiện đại hóa trong nông nghiệp ngày càng cao, song việc ứng dụng khoa học công nghệ vào quản lý, vận hành, khai thác công trình thủy lợi tại địa phương còn hạn chế, việc phục vụ tưới tiêu đang gặp rất nhiều khó khăn. Hi vọng, thời gian tới, các công trình thủy lợi tại địa phương này sẽ được đầu tư xứng đáng, đồng bộ để việc quản lý, vận hành gặp nhiều thuận lợi; hiệu quả tưới tiêu các công trình sẽ được nâng cao.
Cần tăng cường ứng dụng công nghệ để quản lý, vận hành công trình thủy lợi
Ứng dụng khoa học công nghệ vào vận hành, quản lý, khai thác các công trình thủy lợi đang đang dần trở thành khâu tất yếu, đặc biệt đối với những đại phương có nhiều hệ thống, công trình lớn.
Xuân Hào
Các chương trình
Đợt không khí lạnh có cường độ mạnh, mang lại sự thay đổi rõ rệt với nhiệt độ giảm sâu, ở vùng núi cao có nguy cơ xảy ra băng giá và sương muối.