| Hotline: 0983.970.780

Cần thí điểm cải cách cơ chế vốn cho các trang trại chăn nuôi

Thứ Hai 05/12/2011 , 08:52 (GMT+7)

Chăn nuôi là một lĩnh vực cần được chú trọng ưu tiên với các lợi thế do có các nhu cầu tự thân sau đây: Nhu cầu về quy mô chuồng trại tập trung công nghiệp với các quy trình sản xuất thức ăn con giống khép kín bao gồm cả khâu giết mổ, phân phối tiêu thụ sản phẩm. Nhu cầu ứng dụng mô hình quản lí tiên tiến hiện đại. Nhu cầu về mô hình liên kết rộng rãi tại các dịch vụ đầu vào và đầu ra.

Tại các nước phát triển lĩnh vực chăn nuôi luôn được đầu tư từ các chính sách vĩ mô để trở thành một ngành công nghiệp vì tính quy mô, tập trung cùng với các quy trình kĩ thuật và mô hình quản lý tiên tiến hiện đại - đó chính là bản chất của quá trình CNH, HĐH. Chưa kể còn được nhận rất nhiều sự hỗ trợ từ Nhà nước khi có biến động để thực hiện hai mục tiêu xã hội chính trị nữa và sức khỏe cộng đồng giữ vững an sinh xã hội. Trong thời điểm hiện nay có thể nói rằng ngành chăn nuôi Việt Nam đang gặp phải các vấn đề bất cập và khó khăn như:

Hầu hết các cơ sở chăn nuôi lớn, công nghệ cao đều phải làm thuê cho các Cty nước ngoài, chỉ được lấy công làm lãi, phần thu lợi nhuận cao ngất ngưởng thuộc về các Cty nước ngoài. Cty nước ngoài chi phối đa số thị phần sản phẩm và thức ăn chăn nuôi, thuốc thú y ngay trên lãnh thổ Việt Nam. Các cơ sở chăn nuôi (trang trại, hộ) tập trung có quy mô muốn độc lập tự chủ, hầu hết đều gặp muôn vàn khó khăn. Mấu chốt là không thể tiếp cận được với các nguồn vốn lớn cho vay lâu dài, ổn định của các ngân hàng. Khác với bất động sản, hoặc khu công nghiệp họ không được dùng đất dự án, cơ sở hạ tầng để thế chấp, và từ tay trắng vay các nguồn vốn lãi xuất cao để xây dựng họ phải tự lao động, thuê nhân công tự do xây dựng chuồng trại nên không thể có hóa đơn chứng từ mà ngân hàng yêu cầu khi cho vay vốn.

Do vậy cần phải có một cách nhìn từ quan điểm vĩ mô từ Nhà nước để gỡ các rào cản nhất là về nguồn vốn, đất đai, khoa học kỹ thuật, xử lý môi trường. Các rào cản này đang dần bóp chết ngành chăn nuôi trong nước hậu quả là tại thời điểm khủng hoảng kinh tế năm 2011 đã để thịt bẩn không rõ nguồn gốc lọt vào với số lượng lớn làm tổn hại sức khỏe cộng đồng, giá thực phẩm tăng cao, nhập ồ ạt thịt gia cầm, gia súc với chất lượng thấp…

Các rào cản này cần được tháo gỡ một cách có hệ thống và đồng bộ nhưng quan trọng nhất vẫn là việc xây dựng cơ chế cho phép các cơ sở chăn nuôi tập trung có quy hoạch tiếp cận được dễ dàng, lâu dài với nguồn vốn lãi suất thấp như ở các quốc gia khác. Hoặc phải có chính sách về bảo hiểm rất hợp lý cho người chăn nuôi. Hỗ trợ tích cực cho các hộ chăn nuôi quy mô tập trung lớn để nâng cấp ngày càng lớn hơn… Nhưng theo kinh nghiệm từ trước đến nay ở nước ta để đưa ra được các chính sách thực thi phù hợp trong nông nghiệp rất cần phải xây dựng một mô hình điểm hoạt động tốt trong thực tế. Vì vậy trước việc phải thử nghiệm tháo gỡ các rào cản về chính sách đất đai, ngân hàng tài chính nhằm xây dựng một ngành công nghiệp chăn nuôi mang tính tự chủ.

HTX Chăn nuôi và Dịch vụ Cổ Đông (Hà Nội) năm 2011 có 227 hộ xã viên đóng trên địa bàn 4 huyện gồm Thị xã Sơn Tây, huyện Ba Vì, huyện Phúc Thọ và huyện Thạch Thất, trang trại chăn nuôi được xây dựng trên nhiều địa bàn và các tỉnh trong đó có trên 400 trang trại chăn nuôi gia súc, gia cầm theo hướng công nghiệp và gần 100 trang trại chăn nuôi theo hướng bán công nghiệp. Chăn nuôi của HTX được chia thành hai hướng: một là, chăn nuôi gia công cho các Cty; hai là, chăn nuôi tự đầu tư. Hiện nay HTX có 106 hộ với gần 300 trang trại chăn nuôi lớn, tổng đàn là 160.000 con/lứa, trong đó lợn nái sinh sản là 15.000 con, lợn thịt là 145.000 con. Trong đó, chăn nuôi gia công cho Cty CP Thái Lan là 60%, chăn nuôi cho Cty DAPACO nông sản Bắc Ninh là 10%, còn lại 30% là chăn nuôi tự đầu tư…Tổng nguồn vốn đầu tư của toàn HTX khoảng 650 tỷ đồng trong đó vốn tự có của xã viên là 40%, vốn vay ngân hàng là 30%, vốn vay và huy động các nguồn là 30%.

Để thực hiện mục tiêu chăn nuôi theo hướng công nghiệp hiện đại trong nông nghiệp được ổn định lâu dài bền vững, an toàn VSATTP, đảm bảo an ninh thực phẩm, phục vụ tiêu dùng ổn định giá cả thị trường theo đúng chủ trương. Về quy hoạch, cần sớm có quy hoạch vùng chăn nuôi cụ thể phù hợp với điều kiện địa phương (lưu ý điều kiện hiện tại về địa dư và truyền thống dựa trên các hộ sản xuất phân tán). Kiểm tra rà soát các cơ sở chăn nuôi, cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện chăn nuôi để đề ra chính sách hỗ trợ đầu tư nâng cấp để các trang trại yên tâm đầu tư chăn nuôi.

Về tài chính, chính sách vay vốn đầu tư cho chăn nuôi với lãi suất ưu đãi kết hợp với tài sản trang trại được thế chấp bằng tổng sản lượng của đàn gia súc chứ không phải dựa chính vào đất đai như hiện nay, thời gian cho vay trung và dài hạn. Ngành chăn nuôi có ảnh hưởng lớn tới an ninh thực phẩm và an ninh giá cả nên cần xem xét một cơ chế đặc biệt về vốn vay riêng cho ngành chăn nuôi. Ví dụ như Quỹ, ngân hàng…vận hành bởi một chính sách vĩ mô được cấp cao nhất như Bộ chính trị, Chính phủ cho phép.

Để thực hiện một cách thực thi, hiệu quả rất cần thử nghiệm cơ chế tài chính đặc biệt này trên một địa bàn và một đối tượng cụ thể như HTX Chăn nuôi và Dịch vụ Cổ Đông với các tiềm năng như đã nói ở trên. Tổng vốn cho vay được thế chấp ưu đãi về lãi suất dựa trên tổng đàn gia súc, gia cầm và các trang thiết bị đầu tư cho trại chăn nuôi (lấy tổng của toàn bộ xã viên HTX). Việc hoàn vốn dựa trên tổng sản phẩm của toàn HTX và cơ chế quản lý một cách khoa học cả đầu vào lẫn đầu ra. Việc này hoàn toàn khả thi vì vòng quay khá nhanh trong chăn nuôi cũng như nhu cầu thị trường lớn và thường xuyên vì các lý do sau đây:

Sản lượng thực phẩm thịt hơi mỗi năm HTX Chăn nuôi và Dịch vụ Cổ Đông chỉ cách trung tâm Thành phố Hà Nội 30km với hệ thống đừơng giao thông vô cùng thuận lợi, mỗi năm đã cung cấp cho thị trường hàng chục triệu tấn các lọai. Thu nhập của HTX từ chăn nuôi mỗi năm đạt từ 200-250 tỷ đồng sau khi trừ chi phí lợi nhuận khoảng 70-80 tỷ đồng. Về chế tài, Nhà nước kiểm soát đầu vào của chăn nuôi và đầu ra của sản phẩm đến người tiêu dùng, tránh thao túng đầu cơ làm tăng giá. Nhà nước cần xem xét đánh giá hệ thống chăn nuôi gia công cho các Cty nước ngoài để bảo đảm người chăn nuôi và người tiêu dùng được ổn định lâu dài, có lợi cho các bên.

Để có chính sách cụ thể cho chăn nuôi lâu dài ổn định hiệu quả đảm bảo an ninh thực phẩm và an toàn vệ sinh thú y, Nhà nước đầu tư xây dựng mô hình điểm theo chuỗi từ khâu chăn nuôi, sản xuất thức ăn, giết mổ đến tiêu thụ sản phẩm, quản lý bằng hệ thông tin điện tử để nối kết với 5 nhà: quản lý, sản xuất, khoa học công nghệ, doanh nghiệp, người tiêu dùng và truyền thông.

Xây dựng ngành chăn nuôi một cách chủ động đảm bảo cung cầu trong nước và tiến đến xuất khẩu vì điều kiện khí hậu thuận lợi phù hợp với chăn nuôi kết hợp 70% dân số làm nông nghiệp mà vẫn phải nhập thực phẩm.

Xem thêm
424 hộ nghèo tỉnh Ninh Bình được hỗ trợ xây dựng, sửa chữa nhà ở

Năm 2024, tỉnh Ninh Bình sẽ hỗ trợ hơn 37 tỷ đồng xây dựng, sửa chữa nhà ở cho 424 hộ nghèo, khó khăn trên địa bàn.

Hưng Yên: Nhiều giải pháp đảm bảo vệ sinh môi trường nông thôn

Những giải pháp dưới đây vừa giúp giảm căn bản ô nhiễm môi trường, vừa tạo ra lượng lớn phân hữu cơ chất lượng tốt chăm bón cho cây trồng.

350 gian hàng tại Hội chợ thương mại và sản phẩm OCOP Phú Thọ

Tính đến hết năm 2023, toàn tỉnh Phú Thọ có 237 sản phẩm được chứng nhận OCOP từ 3 sao trở lên, chiếm 85% là nhóm ngành thực phẩm.