| Hotline: 0983.970.780

Cần Thơ khắc phục sạt lở

Thứ Năm 01/11/2018 , 10:20 (GMT+7)

ĐBSCL vào đợt triều cường kết hợp nước lũ đầu nguồn đổ về khiến nước dâng cao gây ngập nặng ở một số địa phương vùng hạ lưu.

15-48-58_st_lo_bo_song_o_tp_cn_tho_-_nh_hp
Sạt lở bờ sông ở Cần Thơ

Lo lắng nhất sau khi nước lũ rút, nền đất ven sông, rạch mềm thường xảy ra sạt lở. TP Cần Thơ là một trong những địa phương có nguy cơ sạt lở cao nhất.

Chỉ tính riêng từ đầu năm đến nay TP Cần Thơ đã xảy ra 16 điểm điểm sạt lở với tổng chiều dài 586m, làm mất hoàn toàn 10 căn nhà và 43 căn nhà bị sạt một phần, thiệt hại 33,6 tỷ đồng.

Qua điều tra khảo sát tổng chiều dài đoạn có nguy cơ sạt lở lên tới 154.681m và cần phải di dời hơn 2.600 căn nhà với hơn 18.400 người dân sống ven sông, rạch.

Nhằm tìm giải pháp đối phó cấp bách, giảm thiểu tối đa khả năng xảy ra rủi ro trước mắt và lâu dài, TP Cần Thơ đã phối hợp Viện Khoa học Thủy lợi miền Nam tiến hành khảo sát, kiểm tra các công trình chống sạt lở trên địa bàn thành phố.

TP cũng triển khai đề án “Quy hoạch phòng chống sạt lở các sông rạch trên địa bàn TP Cần Thơ”. Trong giai đoạn 2018 - 2020 tiếp tục đầu tư xây dựng các công trình kè chống sạt lở kiên cố tại các khu vực đông dân cư, đô thị, đồng thời kết hợp di dời dân cư sống ven sông vào vùng ổn định.

Từ năm 2018 trở đi đầu tư 9 tuyến kè bảo vệ bờ, với tổng chiều dài gần 22.000m, tổng kinh phí đầu tư dự kiến trên 2.440 tỷ đồng.

Theo đó, dân cư sống ven sông rạch trong phạm vi khu vực thực hiện đề án sẽ được di dời đến nơi ở ổn định, an toàn hơn 1.000 hộ. Lộ trình đề án đến năm 2030 sẽ có khoảng 80% hộ dân sống ven sông có chỗ ở ổn định và đến năm 2050 toàn thành phố không còn nhà cọc ven sông.

TP đang thí điểm và khuyến khích các địa phương và người dân vùng nông thôn (không tập trung đông dân cư) thực hiện đầu tư xây dựng, gia cố các vị trí sạt lở bằng các giải pháp dân gian, truyền thống như dùng cừ dừa, bạch đàn, tràm… kết hợp rọ đá và vải địa kỹ thuật.

15-48-58_trieu_cuong_dng_len_o_tp_cn_tho_-_nh_hp
Triều cường ở TP Cần Thơ

Bên cạnh đó, trên các tuyến sông có bờ thoải, độ sâu không lớn, tốc độ dòng chảy nhỏ và sạt lở xảy ra ở phía trên bề mặt do sóng tàu thuyền gây ra, TP đang thực hiện thí điểm trồng bần tại mỗi quận huyện dài 2km, trên tổng chiều dài theo bờ sông, kênh rạch khoảng 18km.

Có thể nói, sự nỗ lực thực thi nhiều biện pháp phòng chống sạt lở của TP Cần Thơ nhằm ngăn chặn hiểm họa gây ra cho người dân. Song với con số hàng ngàn hộ dân và gần 2 vạn người sống ven sông là quá khó cho chính quyền địa phương trong việc tìm giải pháp di dời. Nếu không có biện pháp quản lý, kiểm soát và xử lý nghiêm tình trạng lấn chiếm bờ sông, lòng sông thì tình trạng sạt lở sẽ còn phức tạp kéo dài.

 

Xem thêm
Đảng ủy Bộ NN-PTNT bế giảng lớp bồi dưỡng nhận thức về Đảng năm 2024

Ngày 27/3, tại Trường Cán bộ quản lý NN-PTNT, Đảng ủy Bộ NN-PTNT đã tổ chức Bế giảng lớp bồi dưỡng nhận thức về Đảng năm 2024.

Xuất siêu nông sản 3 tháng đầu năm 2024 tăng gần 100% so với cùng kỳ năm ngoái

Ba tháng đầu năm 2024, nông nghiệp vẫn tăng trưởng khá. Năng suất, sản lượng nhiều; sản phẩm chủ lực tăng; đảm bảo đủ nguồn cung lương thực, thực phẩm.

Kia ưu đãi giá mới, giảm đến 75 triệu đồng trong tháng 9

Từ 11/9/2023, Kia áp dụng giá mới với mức điều chỉnh tương đương 50% lệ phí trước bạ. Chương trình được áp dụng tùy theo dòng xe và phiên bản.

Lão nông U70 với tham vọng đưa bưởi Diễn xuất ngoại

Bằng tình yêu nông nghiệp cùng óc sáng tạo trong sản xuất, ông Lê Hữu Diện đã trở thành người tiên phong làm nông nghiệp hữu cơ tại huyện Chương Mỹ, thành phố Hà Nội.

Bình luận mới nhất