| Hotline: 0983.970.780

Cần Thơ tích cực giảm lượng giống gieo sạ

Thứ Ba 12/06/2018 , 15:50 (GMT+7)

Hơn 10 năm qua, ngành nông nghiệp TP Cần Thơ triển khai tiến bộ kỹ thuật “3 giảm 3 tăng” và “1 phải 5 giảm” đã có những kết quả tích cực về nhiều mặt. 

14-30-07_nh_1_-_p_dung_my_cy_de_gim_luong_giong_gieo_s
Áp dụng cấy lúa bằng máy để giảm lượng giống gieo sạ tăng hiệu quả năng suất

Đặc biệt tạo ra những kiểu mẫu mới trong tổ chức SX hàng hóa như mô hình cánh đồng lớn làm lúa sạch, lúa hữu cơ…

Bà Phạm Thị Minh Hiếu, Chi cục trưởng Chi cục Trồng trọt và BVTV Cần Thơ cho biết, mô hình tổ chức cho nông dân liên kết với nhau tạo cánh đồng liền canh và liên kết với DN để SX và tiêu thụ bảo đảm theo kế hoạch chống được mùa mất giá. Ngoài ra còn hỗ trợ, tập huấn để nông dân nắm vững tiến bộ kỹ thuật “3 giảm 3 tăng” và “1 phải 5 giảm” và áp dụng đồng bộ, triệt để.

Tuy nhiên việc thực hiện giảm giống gieo sạ đang trở thành tồn tại hạn chế lớn nhất trong vận động nông dân áp dụng tiến bộ kỹ thuật.

Trong thực tế hơn 10 năm qua, trên đồng ruộng ĐBSCL nông dân đã giảm được trên 50% lượng giống gieo sạ lãng phí so với trước đây (từ 300 - 400kg giống/ha giảm còn 120 - 170kg/ha). Mặc dù tình hình SX gặp nhiều trở ngại về thời tiết, dịch bệnh nhưng với tiến bộ kỹ thuật nông dân đã đạt được năng suất, sản lượng tăng dần liên tục trong 10 năm qua.

Hai việc để nông dân hiểu rõ hơn và tích cực thực hiện việc giảm giống gieo sạ hơn nữa từ 120 - 170kg/ha hiện nay cần giảm xuống mức tốt nhất là 80 - 100kg/ha hoặc giảm hơn nữa nhờ biện pháp cấy lúa bằng máy.

Đặc biệt trong các vụ lúa vừa qua tại Cần Thơ, Chi cục Trồng trọt – BVTV đã kết hợp với các huyện Vĩnh Thạnh, Cờ Đỏ và Thới Lai và các DN bao tiêu lúa đưa máy cấy xuống ruộng thay cho phương pháp sạ thưa hoặc cấy bằng thủ công. Đây được xem là tín hiệu vui trong việc cơ giới hóa SX lúa, tiết giảm chi phí, nâng cao hiệu quả SX của người dân.

Ông Lâm Thanh, Phó Trưởng trạm Trạm Trồng trọt và BVTV huyện Vĩnh Thạnh cho biết, áp dụng cấy máy trên đồng ruộng sẽ giảm lượng giống đáng kể, chỉ cần từ 65 – 80kg giống/ha. Còn theo tập quán, để xuống giống 1ha, nông dân phải chuẩn bị từ 150 – 200kg lúa giống. Như vậy, áp dụng phương pháp cấy máy giảm được phân nửa lượng lúa giống, tiết giảm được một khoản chi phí ngay đầu vụ. Mỗi máy có thể cấy từ 1,5 – 2ha/ngày.

Bà Phạm Thị Minh Hiếu cho biết thêm, cơ sở khoa học của ruộng lúa năng suất cao chính là việc gieo sạ giống phù hợp từng cánh đồng, chất lượng giống tốt, mật số vừa phải tạo sự thông thoáng, tạo nên hệ sinh thái thuận lợi cho sinh trưởng, phát triển tối ưu của cây lúa.

Các nghiên cứu và thực tiễn đã chứng minh dù gieo sạ dày hay thưa hợp lý, số bông lúa (số chồi hữu hiệu) trên ruộng cũng chỉ đạt từ 500 -700 bông/m2. Ở ruộng sạ dày có thể có số bông cao hơn ruộng sạ thưa nhưng bình quân chung cũng ở mức trên dưới 600 bông/m2. Mà năng suất lúa được tạo ra từ 3 yếu tố: Số bông/m2 X số hạt chắc/bông X trọng lượng 1.000 hạt.

Trên thực tế, những ruộng năng suất cao số bông/m2 không phải là yếu tố quyết định năng suất trong khi số hạt chắc/bông, trọng lượng 1.000 hạt góp phần tạo năng suất cao rõ rệt.

Ở ruộng sạ thưa, tỷ lệ hạt chắc/bông, trong lượng 1.000 hạt đều cao hơn ruộng sạ dày. Đây chính là điều mà thực tế đã chứng minh, ruộng sạ thưa hợp lý theo kỹ thuật “3 giảm 3 tăng" và “1 phải 5 giảm” luôn có năng suất bằng đến cao hơn ruộng sạ dày.

Anh Nguyễn Ngọc Huấn ở xã Thạnh Lợi, huyện Vĩnh Thạnh cho biết: Việc ứng dụng máy cấy trong khâu gieo sạ không chỉ tiết kiệm được lượng lúa giống, giải phóng sức lao động, mà còn đảm bảo cho việc xuống giống trong thời gian ngắn, phù hợp áp dụng cho các cánh đồng lớn, HTX và THT.

 

Xem thêm
Một con bò có thể tạo ra 2 tỷ điểm dữ liệu trong suốt cuộc đời

Theo các chuyên gia ngành chăn nuôi Mỹ, ứng dụng công nghệ gen đóng vai trò quan trọng trong nhân giống bò sữa, giúp tối đa hóa tiến bộ di truyền.

Truy tố những trường hợp để chó, mèo gây hậu quả nghiêm trọng

Đắk Lắk sẽ điều tra, truy tố, xử lý nghiêm những trường hợp không tuân thủ quy định trong việc nuôi, quản lý chó, mèo để xảy ra hậu quả nghiêm trọng.

Đốt rơm rạ là... đốt tiền

ĐỒNG THÁP Chưa khi nào nông dân thấy giá trị của rơm rạ như bây giờ, thu hoạch xong không đốt bỏ mà bán cho hợp tác xã, xử lý thành các sản phẩm đa dụng...

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm