| Hotline: 0983.970.780

Cần ứng xử có văn hóa

Thứ Năm 06/06/2013 , 10:14 (GMT+7)

Những người đang sống trong thế giới thứ 3 đâu có tội. Họ cũng chẳng bị bệnh gì mà tất cả xuất phát từ chính sự kỳ thị của xã hội...

Hôm qua 5/6, lần đầu tiên ở Hà Nội, Cơ quan Phát triển quốc tế của Mỹ (USAID) tổ chức cuộc đối thoại về những thách thức luật pháp và xã hội đối với cộng đồng người đồng tính, song tính và chuyển giới (LGBT) ở Việt Nam.

KỲ THỊ

Với thân hình của một phụ nữ đẹp, Cao Lộ Lộ (19 tuổi), một người chuyển giới, đến từ TP.HCM mở đầu bằng những chia sẻ: "Chúng tôi bị bạo hành trong giờ học, giờ chơi, bị thầy cô vi phạm quyền riêng tư bằng cách đọc những cảm xúc ghi trong nhật ký trước toàn trường. Thậm chí có bạn còn bị lột hết quần áo để xem có đúng như những lời rỉ tai nhau không?

Chính thầy cô giáo - người đáng lẽ phải được xem là có hiểu biết đã khiến cho chúng tôi bị kỳ thị hơn. Chúng tôi phải nghỉ học, không kiếm được việc làm như mong muốn, trở thành gánh nặng cho xã hội".


Cao Lộ Lộ, một người chuyển giới

Trưởng thành, cơ hội làm việc đặc biệt khó với những người đồng tính. Như trường hợp của chị Tuyền, một người đồng tính nữ, đến từ Đồng Nai là ví dụ. Chị Tuyền rơi vào cảm giác chán nản bởi cả tuổi trẻ đã vượt qua kỳ thị của bạn bè để học hành với mong muốn có công việc ổn định, được xã hội nể trọng.

Thế nhưng hồ sơ xin việc là nam nhưng thể hình là nữ sẽ rất khó có công việc thích hợp. Thậm chí phải làm công việc không mong muốn như đóng vai giả gái trong các hội chợ; không dám công khai là gay, là less vì sợ đuổi việc.

Đại diện cho phụ huynh, chị Nguyễn Thị Hạnh, có con bị less (đồng tính nữ) từng bị sốc khi hay tin con “không bình thường”. Nhưng cảm giác đó dần mất đi khi chị thấy con ngày càng gần gũi. "Nếu con của bạn chủ động công khai với bạn, nghĩa là chúng chờ sự ủng hộ từ cha mẹ, tại sao lại không được với chính đứa con mình đứt ruột đẻ ra?”, chị Hạnh nói.

Giọng chị Hạnh nghẹn ngào khi kể về những đứa trẻ bị less từng nói với mình: “Ước gì bố mẹ con được như cô, hiểu và chia sẻ suy nghĩ của những đứa trẻ giống như con bây giờ”. Hay “Cô ơi, con muốn cô nói cho bố mẹ con được biết con đang là người như thế nào?”.

MỘT GIỜ LÀ CHÍNH MÌNH

Những lời tâm sự của Jessica (23 tuổi) đến từ Sài Gòn khiến nhiều người đau lòng. “Thông qua bạn bè, tôi đã quyết định sang Thái Lan tự phẫu thuật để được sống một giờ theo đúng cảm xúc là một người đàn bà”.

Thế nhưng, khi đã có hình hài một người như mình mong muốn, Jessica gặp phải trở ngại khi chẳng có bác sĩ nào kê đơn thuốc về hooc-môn cho cả. Thậm chí bác sĩ còn xét nét “sao tên là con trai nhưng thân hình lại là gái nên không có thuốc thích hợp”.

Vì vậy, Jessica phải nhờ bạn bè đặt mua hooc-môn “xách tay” từ Thái Lan hoặc Trung Quốc để tự chích và mua thuốc tránh thai để điều chỉnh hooc-môn tại các cửa hiệu bán thuốc.

Jessica nghẹn ngào: “Dẫu biết việc dùng thuốc không theo tư vấn của bác sĩ sẽ gặp nhiều rủi ro lớn về sức khỏe nhưng chúng tôi vẫn phải chấp nhận. Chúng tôi đâu có mong muốn gì lớn lao mà chỉ muốn được là chính mình thôi”.

Theo số liệu khảo sát trực tuyến về cuộc sống của những người đồng tính nữ năm 2012, tại Việt Nam có 12,4% người chuyển giới từ nữ sang nam đã bị cha mẹ mắng, xúc phạm; 4,1% bị cha mẹ đánh và 4,6% bị cha mẹ từ chối hoặc đuổi đi do “thiếu nữ tính”. Tỷ lệ này cao hơn trong nhóm chuyển giới từ nam sang nữ.

Còn tại Bangladesh, có 65% người chuyển giới đã từng bị lạm dụng hoặc cưỡng bức tình dục và tại Mỹ là 54%.

Cũng rơi vào tình trạng tương tự, Ken (22 tuổi, Hà Nội) vừa tốt nghiệp đại học chuyên ngành du lịch khách sạn. Từ bé, Ken đã không thích mặc đồ nữ và chưa bao giờ để tóc dài quá vai. Năm lớp 10, cắt tóc tém như con trai, Ken bị mẹ đánh vì trông không giống ai. Từ đó, bố mẹ hạn chế cho tiền tiêu vặt để không cắt tóc, mua quần áo…

Ken đã nộp hồ sơ xin việc nhiều nơi nhưng đều bị từ chối bởi “nhân viên khách sạn cần có hình thức, nam phải ra nam, nữ phải ra nữ". Họ bắt Ken phải đánh phấn son khi làm việc nhưng điều này Ken ghét nhất.

Ông Trần Khắc Tùng, Giám đốc Trung tâm về quyền của người đồng tính, song tính và chuyển giới (ICS) cho biết, những người đang sống trong thế giới thứ 3 đâu có tội. Họ cũng chẳng bị bệnh gì mà tất cả xuất phát từ chính sự kỳ thị của xã hội.

Họ gặp nhiều rủi ro từ chính những người thân yêu nhất kỳ thị. Họ gặp nhiều bạo hành tình dục từ chính cộng đồng đem lại. Đấy là một điều vô lý, phi pháp mà cần chấm dứt trong tương lai. 

Xem thêm
Thái Hòa: 'Tôi thích diễn nhân vật độc ác'

Thảm đỏ ra mắt bộ phim 'Cái giá của hạnh phúc' quy tụ dàn khách mời đình đám của showbiz Việt và nhận được sự quan tâm lớn từ khán giả, truyền thông.

Atalanta tái đấu Liverpool: Chờ một phép màu từ The Kop

Trận tứ kết lượt về giữa Atalanta vs Liverpool trong khuôn khổ Europa League 2023/2024 sẽ diễn ra vào lúc 2h00 ngày 19/4/2024 trên sân vận động Atleti Azzurri d'Italia. 

U23 Việt Nam đặt mục tiêu thắng U23 Malaysia

U23 Việt Nam đã trở lại tập luyện để chuẩn bị cho trận tiếp theo gặp U23 Malaysia tại bảng D VCK U23 châu Á 2024. Đây là trận đấu mang tính bản lề.

Cây phong lá đỏ 115 tuổi hút du khách ở Sa Pa

LÀO CAI Cây phong lá đỏ ở Sa Pa thu hút nườm nượp du khách đến chiêm ngưỡng, chụp ảnh.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm