| Hotline: 0983.970.780

Vụ hàng chục hecta rừng phòng hộ Vực Mấu bị phá để trồng keo:

Cần xử lý thấu tình đạt lý, tránh xung đột

Thứ Năm 31/05/2018 , 09:45 (GMT+7)

Sau khi Báo NNVN đăng bài: “Hàng chục hecta rừng phòng hộ hồ Vực Mấu bị “xẻ thịt” để trồng keo”, Chi cục Kiểm lâm Nghệ An đã thành lập đoàn công tác kiểm tra, xác minh.

PV trao đổi với ông Nguyễn Mạnh Cường, Chi cục phó Chi cục Kiểm lâm Nghệ An xung quanh vấn đề này.

07-35-05-ong-nguyen-mnh-cuong-tr-loi-phong-vn-bo-nnvn110332559
Ông Nguyễn Mạnh Cường

Xin ông cho biết đoàn kiểm tra đã thu thập được kết quả gì xung quanh việc phá rừng phòng hộ hồ Vực Mấu để trồng keo?

Khu vực đồi Đuôi thằn lằn thuộc xã Quỳnh Trang và xã Quỳnh Tân được UBND tỉnh Nghệ An quy hoạch là rừng phòng hộ (RPH). Trước 2012, khu vực này có trạng thái rừng Ib và Ic. Nhưng từ năm 2012, một số hộ giáo dân thuộc xóm 12 và xóm 13 xã Quỳnh Trang đã tự lên xâm chiếm đất RPH để trồng keo, thời điểm đó, cơ quan chức năng phát hiện nhưng không xử lý dứt điểm.

Nay keo đã đến kỳ thu hoạch, sáng 16/3/2018 các hộ dân trồng rừng trên đã khai thác, tận thu trên diện tích đã trồng. Ban QLRPH Quỳnh Lưu phát hiện và báo cáo với Hạt Kiểm lâm thị xã Hoàng Mai, Hạt Kiểm lâm huyện Quỳnh Lưu, UBND xã Quỳnh Trang và UBND xã Quỳnh Tân để phối hợp cùng giải quyết.

Tuy nhiên, các hộ dân trên đã huy động nhiều người mang theo dao, cuốc, gậy gộc tham gia giải thoát cho những người đang khai thác keo. Chiều ngày 16/3/2018 UBND xã Quỳnh Trang mời các đối tượng vi phạm đến UBND xã để làm việc và xử phạt 750.000 đồng.

Tại thời điểm kiểm tra (9 - 10/5), chúng tôi ghi nhận, toàn bộ khu vực đồi Đuôi thằn lằn gồm 35,29ha (Quỳnh Trang 23,59ha, Quỳnh Tân 11,7ha) đã bị 12 hộ giáo dân xóm 12, 13 cạo trọc để trồng keo. Trong đó có 1 hộ đã xây dựng nhà cấp 4 để trông coi, bảo vệ và làm trang trại. Diện tích làm trang trại khoảng 3,07ha của một hộ dân xã Quỳnh Trang, xâm chiếm trên phần đất xã Quỳnh Tân, hiện đã trồng sắn, cam…

Tổ công tác đã yêu cầu đình chỉ và phối hợp với chính quyền địa phương và các cơ quan liên quan điều tra, hoàn thiện hồ sơ xử lý.

Còn tại xã Tân Thắng, diện tích bị chặt phá là đất quy hoạch ngoài lâm nghiệp. Hiện trạng rừng có 2,9ha đã được dùng máy cày, cày xới. 2,81ha cây rừng bị chặt hạ cành ngọn đang nằm tại hiện trường, một số thân cây chặt hạ đã đưa ra khỏi hiện trường. Hiện cơ quan chức năng cũng đã vào cuộc để xử lý.

Việc người dân tổ chức lực lượng “giải cứu” cho các đối tượng có phải là hành vi chống người thi hành công vụ? Liệu có nên yêu cầu cơ quan điều tra vào cuộc làm điểm để có tính răn đe?

Nếu cơ quan điều tra vào cuộc thì cũng tốt nhưng sự việc chưa đến mức cấu thành hành vi chống người thi hành công vụ. Hơn nữa, đây là đất RPH nhưng người dân lại tự bỏ vốn trồng. Xét trên phương diện này, họ đang khai thác thành quả do mình tạo nên. Nếu có thể xử lý thì chỉ là hành vi xâm lấn đất rừng để trồng keo và khai thác rừng trồng trên đất RPH mà không có giấy tờ liên quan.

Cái lỗi ở đây, không chỉ người dân mà chính quyền địa phương qua các thời kỳ không quyết liệt giải quyết ngay từ đầu, dây dưa mãi nên mới dẫn đến hậu quả như bây giờ.

Khu vực đồi Đuôi thằn lằn bị cạo trọc

Để chấm dứt tình trạng phá RPH hồ Vực Mấu trồng keo, trong thời gian tới ngành kiểm lâm có phương án gì?

Cần có phương án giải quyết hợp lý hợp tình, chưa hẳn mạnh tay đã được. Chúng tôi cho rằng, với sự việc này, chính quyền cấp huyện, xã và ngành không thể giải quyết được. UBND tỉnh Nghệ An cần vào cuộc để xử lý.

Kiểm lâm Nghệ An hiện đang bí phương án xử lý và đã đề xuất một số cách giải quyết. Tuy nhiên chưa có phương án nào tối ưu. Nếu chuyển toàn bộ khu vực rừng phòng hộ tại đồi Đuôi thằn lằn sang quy hoạch rừng sản xuất và UBND huyện Quỳnh Lưu, UBND TX Hoàng Mai giao lại cho các hộ gia đình quản lý sử dụng ổn định, lâu dài hoặc khoán lại diện tích trên cho các hộ quản lý theo quy chế rừng phòng hộ thì rất dễ tạo ra tiền lệ xấu là hợp thức hóa cho một sự việc “đã rồi”. Nếu cưỡng chế, các hộ giáo dân sẽ hoàn toàn không đồng tình và sẽ xảy ra tranh chấp BQL RPH Quỳnh Lưu khó có thể bảo vệ khu rừng này trong những năm sau…

Chúng tôi cho rằng, bản chất các vụ việc phá rừng lấy đất trồng rừng nêu trên chủ yếu là vấn đề quy hoạch và quản lý đất đai trên địa bàn huyện Quỳnh Lưu và TX Hoàng Mai.

Từ đó, đoàn kiểm tra đề nghị UBND huyện Quỳnh Lưu và TX Hoàng Mai chỉ đạo kiểm tra, xem xét các lỗi vi phạm về quản lý đất đai và công tác quy hoạch sử dụng đất trên địa bàn để xử lý theo đúng quy định, đảm bảo công khai dân chủ, thấu tình đạt lý, tránh xung đột giữa giáo dân với các cơ quan quản lý rừng trên địa bàn huyện.

Xin trân trọng cám ơn anh!

Xem thêm
Sai phạm ở loạt dự án liên quan đại gia Nguyễn Duy Hùng ở Phú Thọ

PHÚ THỌ Trong hàng loạt dự án liên quan ông Nguyễn Duy Hùng ở Phú Thọ, có nhiều dự án Báo Nông nghiệp Việt Nam và cơ quan chức năng chỉ rõ sai phạm.

Kích điện giun đất có thể bị xử phạt tới 300 triệu đồng

Theo Luật sư Dương Lê Ước An (Đoàn Luật sư TP Hà Nội), kích điện giun đất có thể bị xử phạt tối đa 300 triệu đồng hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.

Đường lớn làm chưa xong, tỉnh lộ đã nát bét

Xe trọng tải lớn chở vật liệu thi công tuyến đường thành phố Bắc Kạn đi hồ Ba Bể chạy rầm rập ngày đêm 'cày' nát đường tỉnh 257B.

Thái Nguyên: Câu chuyện bi thảm của một vận động viên

Đó là câu chuyện về số phận bi thảm của anh Nguyễn Hồng Quang xóm Phả Lý, xã Văn Hán, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên khi không may bị phóng điện tại nương chè.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm