| Hotline: 0983.970.780

Canada hợp pháp hóa cần sa

Thứ Năm 18/10/2018 , 10:30 (GMT+7)

Hàng người rồng rắn xếp hàng xuyên đêm ở hòn đảo phía đông Newfoundland thuộc Canada để chờ đợi được mua thứ cần sa giải trí đầu tiên được chính phủ nước này chính thức “hợp pháp hóa” lúc nửa đêm hôm thứ Tư (17/10).

Thủ tướng Trudeau phá lệ

Theo BBC, như vậy Canada đã trở thành quốc gia thứ hai sau Uruguay hợp pháp hóa việc sở hữu và sử dụng cần sa tiêu khiển như một loại hàng hóa, được ví là một ngành công nghiệp trị giá 4 tỷ USD. Trước đó, vào năm 2001, các loại cần sa y tế cũng đã được pháp luật nước này thừa nhận. Tuy nhiên vấn đề này hiện Trước đó, hôm 20/6, theo AP, Thủ tướng Justin Trudeau phát biểu trong một buổi họp báo tại thành phố Ontario tuyên bố: “Kể từ ngày 17/10, các hệ thống bán lẻ cần sa sẽ được điều hành bởi chính quyền địa phương. Tôi mong quá trình chuyển đổi này sẽ diễn ra trơn tru và theo đúng trật tự”. Và đúng như lịch trình, Thượng viện Canada đã phê chuẩn dự luật hợp pháp hóa cần sa vào hôm 19/6.

Hình ảnh cây cần sa được trồng tại Edmonton, tỉnh Alberta, Canada

Thông tin mới về hợp pháp hóa cần sa cũng đã được tuyên truyền đến khoảng 15 triệu hộ gia đình, cũng như phổ biến đến cộng đồng dân cư tại quốc gia này. Anh Ian Power, ở thị trấn St John's đã đứng xếp hàng ở Newfoundland từ lúc 8 giờ tối giờ địa phương để có thể "đặt dấu mốc lịch sử". "Ước mơ của tôi là người đầu tiên mua một cây cần sa hợp pháp ở Canada", anh Ian nói.

BBC cho hay, nhiều tỉnh thành ở Canada cũng đã chuẩn bị suốt nhiều tháng để chờ đợi điều này. Họ có trách nhiệm thu xếp những địa điểm để mua bán và tiêu thụ cần sa. Trong khi đó, các chuyên gia dự báo, sẽ thiếu hụt cần sa giải trí trong năm đầu tiên hợp pháp hoá khi các hoạt động sản xuất và cấp phép tiếp tục tăng lên nhằm đáp ứng nhu cầu, trong khi thị trường vẫn còn ở trong giai đoạn trứng nước. Tại Ontario, tỉnh đông dân nhất của Canada, hoạt động mua bán cần sa sẽ chỉ bắt đầu bán lẻ từ mùa xuân tới, mặc dù người dân vẫn có thể đặt hàng mua cần sa qua mạng. Còn tại British Columbia, một trong những tỉnh có tỷ lệ sử dụng cần sa cao nhất nước, sẽ chỉ có một cửa hàng hợp pháp mở cửa vào đúng ngày được công nhận hợp pháp.

Các chuyên gia cho rằng, nếu đợi đến khi các điểm bán nhiều hơn sẽ xuất hiện những nhà bán lẻ cần sa không có giấy phép. Và không rõ liệu cảnh sát có thể xử phạt được ngay lập tức hay không, hay họ sẽ nhắm mắt làm ngơ? Ngoài ra, những nhà phân tích cũng nhìn nhận, việc hợp pháp hóa cần sa tại Canada không chỉ là vấn đề của nội bộ riêng nước này. Đặc biệt là với xu hướng toàn cầu hóa, chuyển từ một lệnh cấm nghiêm ngặt đối với cần sa, thì thời gian tới cả thế giới sẽ “đổ dồn mắt” về quốc gia này để theo dõi việc tự do hóa mặt hàng đặc biệt này. Và nếu nó thành công, sẽ là một chiến thắng cho Thủ tướng Justin Trudeau trước cuộc bầu cử liên bang năm 2019 vì đạt được mục tiêu đề ra. Và nếu kết quả là tích cực, các quốc gia khác có thể sẵn sàng làm theo.

Trước đó, trong các chiến dịch tranh cử, ông Trudeau liên tục lập luận rằng, các điều luật trong 50 năm qua ở Canada về tội phạm hình sự có sử dụng thuốc không có hiệu quả, vì rằng người Canada vẫn nằm trong số những cộng đồng nghiện nặng nhất thế giới. Ông Trudeau cho biết, luật mới được thiết kế để ngăn chặn ma túy ra khỏi giới trẻ cũng như ngăn lợi nhuận khỏi bàn tay của bọn tội phạm. Theo đó, chính phủ liên bang dự đoán sẽ tăng 400 triệu USD doanh thu thuế đối với các hoạt động mua bán cần sa.
 

Những quy định mới và quan ngại?

Theo luật  mới , người trưởng thành sẽ có thể mua dầu cần sa, hạt và cây và cần sa khô từ các nhà sản xuất và bán lẻ được cấp phép và sở hữu tới 30 gram cần sa khô ở nơi công cộng. Tuy nhiên sẽ là bất hợp pháp nếu ai đó sở hữu hơn 30 gram ở nơi công cộng, trồng hơn bốn cây mỗi hộ gia đình và mua từ một đại lý không có giấy phép. Hình phạt cho các vi phạm được coi là nghiêm trọng như bị bắt bán thuốc cho trẻ vị thành niên có thể bị bỏ tù đến 14 năm.

Người dân rồng rắn xếp hàng mua cần sa ở Newfoundland

Trước đó, vào hôm thứ Hai, Tạp chí thuộc Hiệp hội Y khoa Canada đã công bố một bài xã luận kêu gọi hành động hợp pháp hoá này là "một thử nghiệm quốc gia, không kiểm soát được, trong đó lợi nhuận của các nhà sản xuất cần sa và doanh thu thuế được “gọi đúng tên” là chống lại sức khỏe của người dân". Ngoài ra vẫn còn có một số “nếp nhăn pháp lý” khác chưa được bàn tới hay mổ xẻ.

Hơn nữa việc Canada hợp thức hóa cần sa tiềm ẩn những loại thuốc mới có hành vi vi phạm khi lái xe gây tai nạn. Một kết quả thống kê liên bang cho thấy, có khoảng một nửa số người dùng cần sa không tin rằng chiếc xe hơi của họ có vấn đề sau khi đã dùng cần sa.

Tại quốc gia láng giềng Mỹ, sự thay đổi chính sách về thuốc cũng đã gây ra không ít đau đầu với giới chức, nơi mà hiện nay ma túy vẫn là một chất được kiểm soát. Hôm thứ Ba, Cơ quan Bảo vệ biên giới Mỹ cảnh báo, các nhân viên biên phòng sẽ có "biên độ rộng" để xác định ai là người được có thể được chấp nhận làm nhiệm vụ cho đất nước. Theo đó, đội ngũ này có thể từ chối người Canada nếu họ hút cần sa, không cho phép nhập cảnh vào Mỹ.

Theo Reuters, trước đó, tại một số tiểu bang của Mỹ cũng đã bỏ phiếu chấm dứt lệnh cấm loại thuốc này. Hiện việc sử dụng cần sa y tế cũng đang tăng nhanh ở nhiều nước châu Âu.

Tòa án tối cao của Nam Phi hiện cũng đã hợp pháp hóa việc sử dụng cần sa đối với người lớn ở những khu riêng biệt từ tháng Chín vừa qua. Tuy nhiên việc bán thuốc vẫn bị coi là tội phạm. Vào tháng Tư, Zimbabwe cũng trở thành quốc gia thứ hai ở châu Phi, sau Lesotho, hợp pháp hoá việc sử dụng cần sa cho mục đích y tế.

 

Xem thêm
Tìm thấy virus dịch tả lợn châu Phi trong xác lợn rừng

Thủ phạm virus gây dịch tả lợn châu Phi (ASF) đã được phát hiện trong xác một con lợn rừng vừa được tìm thấy ở phía tây bắc Singapore.

Tướng Israel tiết lộ chi phí đánh chặn 'mưa tên lửa' của Iran

Tướng Israel Reem Aminoach cho rằng Israel hôm 13/4 đã phòng thủ thành công, song chi phí cho việc phòng thủ lớn gấp 10 lần những gì Iran đã bỏ ra.

Bùng nổ thị trường thú cưng và chăm sóc thú cưng

Lần đầu tiên Triển lãm Quốc tế chuyên ngành công nghệ, sản phẩm, dịch vụ chăm sóc thú cưng được tổ chức tại TP.HCM với sự tham gia của 12 quốc gia, vùng lãnh thổ.