| Hotline: 0983.970.780

"Càng lạm phát, càng siết chặt các khoản tiêu dùng"

Thứ Tư 23/03/2011 , 09:26 (GMT+7)

Ông Phùng Quốc Hiển, Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính- Ngân sách của Quốc hội đã dành cho báo giới cuộc nói chuyện ngắn xung quanh tình trạng lạm phát làm ảnh hưởng tới nền kinh tế.

Ông Phùng Quốc Hiển, Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính- Ngân sách của Quốc hội

Vấn đề kinh tế chẳng bao giờ bị coi là cũ, lạc hậu cả, nhất là khi kinh tế bị ảnh hưởng bởi tình trạng lạm phát như hiện nay.

Bên lề hội nghị, hôm qua (22/3), ông Phùng Quốc Hiển, Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính- Ngân sách của Quốc hội đã dành cho báo giới cuộc nói chuyện ngắn xung quanh vấn đề này.

Ông Hiển cho biết, việc Quốc Hội ban hành Nghị quyết cho phép miễn thuế thu nhập cá nhân (TNCN) đối với một số khoản thu nhập của cá nhân từ năm 2009 trong hoàn cảnh nền kinh tế đang bị suy thoái do ảnh hưởng tài chính toàn cầu nên Quốc hội thực hiện chính sách miễn, giảm thuế, phí, lệ phí các loại trong đó có thuế thu nhập cá nhân nhằm kích thích tiêu dùng và cũng kích thích sản xuất.

Thế nhưng năm nay ngược lại, lạm phát gia tăng cho nên phải có chính sách hút tiền ra khỏi lưu thông. Kết hợp song song với chính sách thắt chặt tài chính, tiền tệ, thắt chặt cả tiêu dùng nên đối với thuế TNCN phải là ngựơc lại. Cũng theo ông Hiển, người dân cũng biết thêm rằng, hiện nay thuế TNCN chỉ đánh vào khoảng 330.000 người có thu nhập cao hơn mức thu nhập bình quân của xã hội mà thôi trong khi chúng ta hiện đang có trên 51 triệu người lao động có thu nhập và nếu không cẩn thận thì sắc thuế này không còn là thuế TNCN nữa mà sẽ trở thành thuế thu nhập cao như ngày xưa. Thuế TNCN phải bảo đảm nguyên tắc đã có thu nhập thì phải nộp thuế tuy nhiên cũng phải tính đến các yếu tố xã hội như giảm trừ gia cảnh, miễn, giảm, gia hạn thời gian nộp thuế đối với những trường hợp gặp khó khăn nhưng vẫn phải bảo đảm là thuế TNCN.

Tại sao trong kỳ họp này, Quốc hội không có ý kiến bàn để có Nghị quyết về việc miễn thuế TNCN bởi nó là vấn đề được hàng triệu người dân quan tâm, thưa ông?

Tôi nghĩ rằng, Quốc hội sẽ không ban hành một Nghị quyết tương tự như cũ bởi theo quan điểm điều hành thì khi suy thoái kinh tế phải kích thích tiêu dùng, kích thích đầu tư. Còn khi lạm phát thì phải thắt chặt những khoản tiêu dùng đó lại. Việc không chỉnh sửa Nghị quyết miễn thuế TNCN cũng là giải pháp thắt chặt chi tiêu cá nhân nhằm chống lạm phát.

Có ý kiến cho rằng, mức giảm trừ gia cảnh 4 triệu đồng/tháng như hiện nay là quá thấp. Ông nghĩ sao?

Chúng ta chưa nên vội vàng đánh giá vì mức thuế này còn quá mới. Nếu cứ mỗi lần có áp lực lạm phát, áp lực xã hội, thậm chí áp lực báo chí mà phải sửa đổi ngay 1 chính sách, nhất là chính sách thuế trong khi chưa kịp thi hành thì sẽ tạo ra sự phản tác dụng đấy chứ. Cũng có nhiều người nói với tôi, giá cả tăng lên như vậy sẽ khiến đời sống nhân dân càng ngày càng khó khăn nên cơ quan quản lý cũng cần xem xét lại. Thế nhưng, phần lớn đối tượng khó khăn đó là những người nằm ngoài diện phải nộp thuế TNCN thường đấy chứ như người lái xe taxi, bà bán rong…Trong khi hơn 50 triệu người lao động chưa thực sự bị ảnh hưởng nhiều.

Thế nhưng Bộ Tài chính cũng đang có ý định sửa mức thu thuế này?

Người ta chỉ đang nghiên cứu và lấy ý kiến đóng góp của nhiều bộ, ngành liên quan, kể cả mức thuế TNCN đối với đầu tư chứng khoán nữa. Quan điểm tôi cho rằng, chính sách phải để ổn định trước đã, đừng vì câu chuyện sóng gió hôm nay mà chúng ta lại đi thay đổi trong khi chúng ta mong muốn nhất là sự ổn định.

Năm 2010 ngân sách nhà nước vượt thu hơn 20% so với dự toán được Quốc hội thông qua. Khoản tiền này có dùng để tăng thưởng cho những nơi hoàn thành vượt chỉ tiêu không, thưa ông?

Tất cả sẽ được thực hiện theo đúng Khoản 1, Điều 59 của Luật Ngân sách nhà nước là phải tính toán đến ưu tiên giảm bội chi, ưu tiên trả nợ sau đó mới tính đến thưởng tăng thu cho các địa phương và thực hiện một số cơ chế chính sách khách nhằm bảo đảm an sinh xã hội nhưng chúng ta phải bám vào Luật.

Thế nhưng đã có quyết định dành 3.500 tỷ đồng cho Petrolimex (PVN)?Có ý kiến cho rằng nên để DNNN thực hiện chứ không nên để ngân sách đầu tư?

Theo Luật dầu khí và Luật ngân sách nhà nước, khoản chi này được đầu tư cho hai lô 502 và 503 của Công ty dầu khí Biển Đông. Đây là 2 dự án dầu khí được Chính phủ sử dụng đúng mục đích. Chúng ta muốn có ngành dầu khí vững mạnh thì phải đầu tư, điều này cũng được thể hiện trong Nghị quyết của Quốc hội.

Chúng ta có tính đến chuyện các tập đoàn khác sẽ so bì?

Các tập đoàn khác được để lại theo cơ chế, người ta chỉ nộp 25% thuế thu nhập doanh nghiệp còn được để lại đầu tư nhưng đối với PVN ngược lại thì đầu vào phải nộp hết sau đó được ngân sách đầu tư trở lại do đặc thù của PVN.

Xin cảm ơn ông!

Xem thêm
Đảng ủy Bộ NN-PTNT bế giảng lớp bồi dưỡng nhận thức về Đảng năm 2024

Ngày 27/3, tại Trường Cán bộ quản lý NN-PTNT, Đảng ủy Bộ NN-PTNT đã tổ chức Bế giảng lớp bồi dưỡng nhận thức về Đảng năm 2024.

Nhãn, vải ra hoa ít, ong nuôi ‘đói’ mật, nông dân thất thu

Vụ mật ong xuân năm nay chỉ có 40% số hộ nuôi ong mật nội rừng ở Kinh Môn (Hải Dương) thu được mật, sản lượng giảm so với vụ xuân trước.

Kia ưu đãi giá mới, giảm đến 75 triệu đồng trong tháng 9

Từ 11/9/2023, Kia áp dụng giá mới với mức điều chỉnh tương đương 50% lệ phí trước bạ. Chương trình được áp dụng tùy theo dòng xe và phiên bản.

Lão nông U70 với tham vọng đưa bưởi Diễn xuất ngoại

Bằng tình yêu nông nghiệp cùng óc sáng tạo trong sản xuất, ông Lê Hữu Diện đã trở thành người tiên phong làm nông nghiệp hữu cơ tại huyện Chương Mỹ, thành phố Hà Nội.

Bình luận mới nhất