| Hotline: 0983.970.780

Căng sức giữ rừng mùa khô

Thứ Ba 02/03/2021 , 17:35 (GMT+7)

Bình Thuận đang vào mùa khô hanh, nắng nóng gay khắt. Nguy cơ cháy rừng đang ở mức "báo động đỏ".

Đây cũng là thời điểm mà cán bộ, nhân viên bảo vệ rừng căng sức giữ rừng. Chủ tịch UBND tỉnh Bình Thuận Lê Tuấn Phong vừa ký văn bản yêu cầu tăng cường công tác bảo vệ rừng, phòng cháy, chữa cháy rừng (PCCCR) trong thời kỳ cao điểm mùa khô năm 2021.

'Báo động đỏ' nguy cơ cháy rừng 

Ông Hồ Thiện Đang, Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm Bình Thuận cho biết, hiện dự báo cháy rừng trên địa bàn tỉnh cấp IV (cấp nguy hiểm), tập trung tại các huyện Tuy Phong, Bắc Bình, Hàm Thuận Bắc, Hàm Thuận Nam, Tánh Linh.

Tỉnh Bình Thuận yêu cầu tăng cường công tác giữ rừng, PCCCR trong thời kỳ cao điểm mùa khô năm 2021. Ảnh: KS.

Tỉnh Bình Thuận yêu cầu tăng cường công tác giữ rừng, PCCCR trong thời kỳ cao điểm mùa khô năm 2021. Ảnh: KS.

Đây là những khu rừng khộp rụng lá vào mùa khô, rừng tre nứa và các khu rừng trồng tập trung, rừng gần khu dân cư, giáp đất sản xuất của dân… Tổng diện tích rừng thuộc đối tượng này khoảng 200.000 ha nên nguy cơ cháy rừng trên địa bàn tỉnh là rất lớn.

Theo đó, để PCCCR hiệu quả trong mùa khô 2021, Chủ tịch UBND tỉnh Bình Thuận yêu cầu các địa phương có rừng đẩy mạnh tuyên truyền về bảo vệ và PCCCR, cảnh báo nguy cơ cháy rừng để dân biết chấp hành và thực hiện. Lưu ý người dân không dùng lửa trong rừng, ven rừng hoặc dùng lửa để dọn thực bì trong mùa khô hanh, có dự báo cấp cháy rừng cấp IV, cấp V trong thời gian tới.

 Bên cạnh đó, chuẩn bị mọi điều kiện để thực hiện tốt công tác PCCCR theo phương châm “4 tại chỗ” thường trực các địa phương để sẵn sang phối hợp lực lượng ứng phó trong trường hợp cháy rừng xảy ra. Chủ tịch hoặc phó chủ tịch huyện, thị xã, thành phố phải có mặt tại hiện trường, trực tiếp chỉ đạo, điều đồng lực lượng, phương tiện, hậu cần và chỉ huy chữa cháy theo phương án được duyệt. Cũng như chỉ đạo xử lý nghiêm theo đúng pháp luật đối với các đối tượng cố ý gây cháy rừng, hủy hoại rừng…

 Liên quan về công tác PCCCR, lãnh đạo Sở NN-PTNT Bình Thuận cho biết, đã yêu cầu lãnh đạo các đơn vị chủ rừng nhà nước đảm bảo quân số để tăng cường tuần tra bảo vệ rừng, canh gác lửa rừng, cũng như kiểm soát chặt chẽ người ra vào rừng; đồng thời ứng trực 24/24 giờ tại các chốt, trạm bảo vệ rừng trong mùa khô hanh…

Để PCCCR hiệu quả nhất vào mùa khô năm nay, Chi cục Kiểm lâm Bình Thuận đã triển khai cho các đơn vị chủ rừng thiết kế, thi công các công trình PCCCR như đốt chần rừng tự nhiên ven các tuyến đường mòn, ven nương rẫy; cày băng trắng cho rừng trồng; phát dọn vật liệu cháy tạo băng trắng, cũng như phát, đốt vật liệu cháy rừng trồng và thu gom vật liệu cháy đối với rừng phi lao ven biển.

Các đơn vị quản lý rừng đã chủ động các phương án PCCCR. Ảnh: CT.

Các đơn vị quản lý rừng đã chủ động các phương án PCCCR. Ảnh: CT.

Ký cam kết phòng chống cháy rừng

Tại Ban quản lý Khu bảo tồn thiên nhiên Tà Cú (huyện Hàm Thuận Nam) hiện giao quản lý hơn 10.500 ha rừng, trước tình hình rừng được dự báo cháy rừng cấp IV, từ trước Tết đến nay đơn vị đã huy động toàn bộ lực lượng gồm 20 người, cùng với 20 người hợp đồng thêm ứng trực 24/24 giờ, không chút lơ là.

Ông Võ Hữu Phương, Phó Giám đốc phụ trách Ban quản lý khu bảo tồn thiên nhiên Tà Cú cho biết, rút kinh nghiệm từ các năm trước, trước mùa khô năm nay đơn vị đã cho triển khai sớm các biện pháp PCCCR.

Theo đó, ngoài chuẩn bị lực lượng, trang thiết bị chữa cháy đầy đủ, cụ thể hiện có hơn 20 máy thổi gió và một máy bơm nước, đơn vị còn cho triển khai dọn sạch sẽ vật liệu cháy, cũng như làm các đường băng cản lửa.

Bên cạnh đó, những điểm thường hay xảy ra cháy rừng hàng năm như các tiểu khu 298, 299, 300, 301, 296b cũng đã được đơn vị tăng cường lực lượng, kiểm soát chặt chẽ người ra vào; kịp thời phát hiện điểm cháy, huy động các lực lượng tham gia khống chế và dập tắt cháy rừng trong thời gian ngắn nhất, không để xảy ra cháy lớn.

“Nhờ các biện pháp quyết liệt trên, đến nay rừng của đơn vị quản lý chỉ xảy ra cháy nhỏ, không đáng kể”, ông Phương chia sẻ.

Tương tự tại các cánh rừng thuộc Ban quản lý rừng phòng hộ Hồng Phú (huyện Hàm Thuận Bắc) và Ban quản lý rừng phòng hộ Lê Hồng Phong (huyện Bắc Bình) hiện nắng nóng gay gắt đã khiến cây rụng lá và trở nên xơ xác.

Ông Nguyễn Đức Tín, Trưởng Ban quản rừng phòng hộ Hồng Phú cho biết: Hơn 4.000 ha rừng do đơn vị quản lý hiện nguy cơ cháy rừng cấp IV. Để PCCCR, đơn vị đã triển khai theo phương châm “4 tại chỗ” tại các vùng trọng điểm có nguy cơ cháy rừng.

Để PCCCR, Ban quản lý rừng phòng hộ Lê Hồng Phong làm đường băng cản lửa. Ảnh: KS.

Để PCCCR, Ban quản lý rừng phòng hộ Lê Hồng Phong làm đường băng cản lửa. Ảnh: KS.

Bên cạnh đó, tăng cường các đoàn tuần tra, kiểm tra rừng và siết chặt việc ra vào rừng… Ngoài ra, trước khi chuẩn bước vào mùa khô, đơn vị cũng đã triển khai đốt vật liệu cháy, làm các đường băng cản lửa…

Ông Lê Châu Thành, Trưởng Ban quản lý rừng phòng hộ Lê Hồng Phong (huyện Bắc Bình) cho hay, đơn vị quản lý hơn 15.301 ha rừng, trong đó có gần 11.000 ha có nguy cơ xảy ra cháy vào mùa khô tại các điểm rừng giáp với tuyến đường Lương Sơn – Hòa Thắng và giáp đất nông nghiệp của người dân.

Thời gian qua, đơn vị  đã tổ chức tuyên truyền, ký cam kết đối với những hộ dân sống ven rừng, gần rừng trong công tác PCCCR; triển khai việc tu sữa, duy trì các công trình PCCCR, hệ thống chòi canh lửa, trang thiết bị, công cụ, phương tiện phục phụ công tác PCCCR… Nhờ vậy, từ mùa khô đến nay, các đơn vị trên chưa xảy ra vụ cháy rừng nào đáng kể.

Theo Chi cục Kiểm lâm Bình Thuận, năm 2020 toàn tỉnh đã xảy ra 41 trường hợp cháy thực bì dưới tán rừng với diện tích hơn 67 ha. Mặc dù chưa gây ra những thiệt hại về tài nguyên rừng do cứu chữa kịp thời, nhưng nguy cơ thiệt hại rừng vẫn tiềm ẩn xấu nếu không có biện pháp thích hợp.

Rút kinh nghiệm từ các năm, năm nay Chi cục thường xuyên tổ chức kiểm tra hiện trường tại các đơn vị chủ rừng để đôn đốc làm giảm vật liệu cháy trước, trong mùa khô và cho người dân sinh sống gần rừng làm cam kết phòng chống cháy rừng, phát dọn vật liệu cháy xung quanh khu rừng; chuẩn bị sẳn các phương tiện, máy bơm tại chỗ để chữa cháy… Vì vậy từ Tết Nguyên Đán đến nay đã hạn chế được tình trạng cháy rừng.

Xem thêm
Gần 6.400 hộ dân huyện Trạm Tấu ký cam kết bảo vệ rừng

YÊN BÁI Các vụ cháy rừng ở Trạm Tấu chủ yếu do bất cẩn của người dân khi xử lý thực bì bằng lửa, vì vậy việc đốt nương làm rẫy đang được quản lý chặt chẽ.

Trồng 33.000 cây xanh tại Vườn quốc gia Xuân Sơn

Các đơn vị trồng mới 33.000 cây, trong đó 3.000 cây bản địa (cây mỡ) và 30.000 cây keo tại vùng đệm của Vườn quốc gia Xuân Sơn.

Đặc sắc lễ cúng thần rừng của người Mông Nà Hẩu

Lễ cúng thần rừng là nghi lễ độc đáo được người Mông ở xã Nà Hẩu tổ chức vào ngày cuối cùng của tháng Giêng hàng năm.

Bình luận mới nhất