| Hotline: 0983.970.780

“Canh bạc” lớn bên hồ Thác Bà

Thứ Năm 01/04/2010 , 14:30 (GMT+7)

Trờì không mưa, phần lớn diện tích đất nông nghiệp huyện Lục Yên - Yên Bái rơi vào tình trạng khô hạn nặng. Đứng trước nạn đói đang đến rất gần, bà con đổ xô xuống diện tích đất bán ngập của hồ Thác Bà để gieo cấy. Nước rút tới đâu, người dân gieo cấy kín tới đó. Nhưng gieo trồng xong lại lo, nhỡ nước hồ lên nhanh thì mất hết.

Trờì không mưa, phần lớn diện tích đất nông nghiệp huyện Lục Yên - Yên Bái rơi vào tình trạng khô hạn nặng. Đứng trước nạn đói đang đến rất gần, bà con đổ xô xuống diện tích đất bán ngập của hồ Thác Bà để gieo cấy. Nước rút tới đâu, người dân gieo cấy kín tới đó. Nhưng gieo trồng xong lại lo, nhỡ nước hồ lên nhanh thì mất hết.

Gieo cấy dưới lòng hồ

Đang trong vụ lúa mà nhìn trên khắp các cánh đồng hợp tác xã của xã Minh Tiến (Lục Yên) cũng chỉ có lác đác vài người dân. Không có nước, rất nhiều diện tích không gieo cấy được cỏ đang phủ kín, những đám ruộng mới cấy trông còi cọc, nứt nẻ đến buồn lòng.  

Nước hồ rút tới đâu người dân tranh thủ gieo cấy tới đó

 

Nhưng khi ra đến cánh đồng bán ngập của hồ thác nằm giữa Minh Tiến I và Minh Tiến II, đặc biệt là cánh đồng nằm giữa hai thôn Làng Ven và Làng Mang của Minh Tiến, thì không khí vào vụ đang hết sức rầm rộ. Người cày, người cấy, người tra hạt, người bơm nước, tát nước…Đang gấp gáp những đường cày để cho kịp con nước, bà Hoàng Thị Lượng nói: “Năm nay khô hạn quá, cả bảy sào ruộng hợp tác nhà tôi bỏ không. Nước hồ năm nay rút sớm nên cả nhà tôi tranh thủ ra đây để cấy lấy ít lúa, may ra thì có cái để ăn”.

Từ bao đời nay, ngoài cây lúa người dân Minh Tiến không biết trông cậy vào thứ gì khác. Trong tình thế, ruộng HTX không cấy được, chẳng ai bảo ai, cứ hễ nước hồ rút tới đâu là người dân lấn đất để gieo cấy tới đó, không bỏ trống dù chỉ một tấc đất. Cả cánh đồng mấy trăm ha, đến nay người dân đã thi nhau gieo cấy được gần như một nửa. Lúa, ngô được gieo cấy ra tận hai mé của con sông chảy qua giữa cánh đồng. Nhìn diện tích lúa vừa gieo cấy lên xanh tốt, ai cũng vui mừng, ấy vậy mà bên trong ai cũng ẩn chứa hàng ngàn nỗi lo âu. 

Trồng được ba sào lúa nhưng anh Trường đã phải bỏ ra vài triệu bạc để đầu tư máy móc và tiền dầu

Do không có công trình thuỷ lợi, nước hồ rút tới đâu người dân gieo cấy tới đó, lúa vừa cấy xong nước hồ rút cũng cạn ngay, nên đầu tư cho việc gieo cấy ở hồ rất tốn tiền, người dân đang phải đau đầu trước những khoản đầu tư. Nào là máy bơm, máy hút nước, tiền giống, rồi tiền dầu…Nhiều hộ gia đình nơi đây đã phải bỏ ra một khoản tiền lớn. Hộ nào trồng cấy trên diện tích lớn có thể phải bỏ ra tiền chục triệu, điển hình như nhà ông Học thôn Làng Ven. Không những vậy trên cánh đồng này còn hàng trăm hộ dân khác cùng tiến hành gieo cấy, đang phải bỏ ra vài triệu bạc trên một hộ cho vụ gieo cấy "lúa trời" này.

Rất lo lắng trước những diện tích lúa vừa cấy đã cạn khô, ông Hoàng Văn Công thôn Làng Mang nói: “Miếng ăn của dân chúng tôi trong vụ này chỉ còn biết trông cả vào diện tích lúa lấn hồ. Thế nhưng đầu tư quá tốn kém, tôi đã phải vay mượn, thậm chí bán cả gà vịt để lấy tiền đầu tư máy móc, mua dầu bơm nước. Nước vừa bơm sáng, chiều đã cạn ngay, cứ tình trạng này không biết chúng tôi còn duy trì được bao lâu”.

Lạy trời... đừng mưa

Không những tốn kém về tiền của mà những người dân nơi đây đang phải vắt kiệt sức lực cho miếng ăn bên hồ Thác Bà. Để kịp thời vụ, nhiều hộ dân đã dựng cả lán trại trên cánh đồng, tranh thủ làm ngày, làm đêm kết hợp trông đồ đạc máy móc và túc trực bơm nước cứu lúa. Trời nhập nhoạng, vừa hì hụi nhóm bếp thổi cơm, bác Hoàng Văn Tài tâm sự: “Mấy anh em nhà tôi ra hồ dựng lán ở tạm để gieo cấy được cả tháng trời rồi. Trồng cấy vất vả mà việc đảm bảo nước tưới khó khăn lắm. May mà còn có nước hồ để bơm, nhưng tiền dầu rất tốn, chúng tôi sắp sức cùng lực kiệt rồi”. 

Chỉ cần một cơn lũ hay nước hồ dâng lên là toàn bộ những diện tích lúa xanh tốt này sẽ chìm trong biển nước

Điều khiến người dân lo lắng nhất vẫn là con nước thất thường của hồ thác. Đã sang tháng 4, thế nhưng việc gieo cấy chưa hoàn thành, nước hồ tiếp tục rút và nông dân càng mải mê chạy theo con nước. Diện tích gieo cấy hiện nay đang ở mức rất thấp so với mực nước ổn định của hồ Thác Bà vào mùa nước nổi. Theo dự tính của người dân, ít nhất vụ này phải đến khoảng cuối tháng 6 việc thu hoạch mới hoàn tất. Tuy nhiên nhiều năm qua, nước hồ Thác Bà dâng lên xuống rất thất thường, nước lên sớm hoặc muộn sợ trở tay không kịp.

Có nhiều năm khoảng độ cuối tháng 4, đầu tháng 5 nước hồ đã ngập đầy và toàn bộ diện tích luá người dân vừa gieo cấy khi đó chắc chắn sẽ chìm trong mặt nước mênh mông. Vừa gieo cấy người dân vừa phấp phỏng lo lắng, lỡ mà có mưa nhiều vào thời điểm tới và nước hồ Thác Bà dâng sớm, miếng ăn của họ coi như mất trắng. Nhiều người dân đang ví những việc làm của mình như một “canh bạc”. Thực tế việc nước hồ dâng sớm làm ngập những diện tích lúa chưa thu hoạch đã xảy ra nhiều năm.

Nhìn những đám ruộng xanh tốt ở bên mé hồ, ông Triệu Văn Điểm lo lắng: “Chỉ cần có một cơn lũ sẽ hỏng hết, điều đáng lo nhất là năm nay hạn hán người dân chỉ trông chờ vào số diện tích này mà mất trắng thì dân chúng tôi sẽ đói ăn. Chúng tôi rất mong muốn chính quyền địa phương sẽ kết hợp với BQL hồ tính toán làm sao cho nước hồ dâng muộn hơn, đảm bảo cho bà con thu hoạch xong vụ lúa”.

Xem thêm
Tổng Bí thư: Tinh gọn tổ chức bộ máy không chỉ làm một lần

Tổng Bí thư lưu ý, việc sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy không chỉ làm một lần, kết quả đạt được vừa qua rất quan trọng nhưng mới chỉ là bước đầu.

Việt Nam cam kết chuyển giao kỹ thuật sản xuất lúa gạo hỗ trợ Ma Rốc

Cần Thơ Ma Rốc đang nỗ lực cải thiện sản xuất lúa gạo trong nước, Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Lê Minh Hoan cam kết chia sẻ kinh nghiệm, chuyển giao kỹ thuật cho nước bạn.

Nhận quà khủng, chủ xe VF 6 chốt cọc với mức giá từ 579 triệu đồng

VF 6 đang là mẫu xe đáng mua nhất phân khúc khi chi phí bỏ ra cho chiếc xe chưa đến 600 triệu đồng nhưng giá trị nhận được thì vượt xa con số này.

Giảng viên đại học và hành trình theo đuổi đam mê khảo kiểm nghiệm phân bón

Khi đang là giảng viên một trường đại học danh tiếng tại TP.HCM, anh Trần Văn Thanh quyết định bỏ nghề để xin việc tại Trung tâm Khảo kiểm nghiệm phân bón Quốc gia.

Bình luận mới nhất