| Hotline: 0983.970.780

Cảnh báo dân nô nức tái đàn nuôi gà!

Thứ Tư 07/05/2014 , 08:54 (GMT+7)

Giá gà tăng đến 55.000 đ/kg, người chăn nuôi ở Bình Định hồ hởi tái đàn. Tuy nhiên, chuyện tái đàn của họ xem ra chẳng thoái mái tí nào.

Nếu như cách đây 2 tháng, giá gà chỉ hơn 30.000đ/kg, người chăn nuôi có đàn gà càng lớn thì ôm nợ càng nhiều, đua nhau bán đổ bán tháo. Bây giờ, khi giá gà đã tăng đến 55.000đ/kg, có lãi trên 10.000đ/kg thì người chăn nuôi nô nức tái đàn, nhưng rất chật vật.

Giá tăng, ăn mạnh

Sau “cơn bão” dịch cúm gia cầm, đàn gà hàng triệu con ở Bình Định hầu như đã “ra đi” hết, số còn đứng trong chuồng rất ít. Bởi, ngoài số ít đàn gà bị nhiễm bệnh chết, số lớn còn lại do người chăn nuôi “run” quá, sợ dịch bệnh “ghé thăm” nên phải bán đổ bán tháo dù với giá rẻ như cho.

Anh Nguyễn Mạnh Huy, chủ trại nuôi gà thịt ở thôn Hòa Ninh, phường Nhơn Hưng (TX An Nhơn-Bình Định), cho biết: “Ngay trong đợt dịch CGC, trong gia trại của tôi còn kẹt đến hơn 8.000 con gà ta nuôi thịt, dù đã quá tuổi xuất bán nhưng do dịch bệnh hoành hành, những thị trường chuyên tiêu thụ gà thịt của Bình Định đều “bế quan”, không cho gà nhập vào nên tôi phải đi từng quán ăn, quán nhậu trên địa bàn mời chào bán lẻ từng chục gà với giá rẻ mạt.

Cách đây hơn 1 tháng, dịch CGC cơ bản được khống chế, các thị trường tiêu thụ gà của Bình Định mở cửa, giá gà lập tức tăng lên 45.000- 50.000đ/kg, mừng hú vía, tôi lập tức xuất bán sạch chuồng. Sau 1 thời gian dài khan hàng, các thị trường Huế, Đà Nẵng, Gia Lai, Kon Tum, Đắk Lắk, Đắk Nông…đều tiêu thụ mạnh gà thịt nên giá tăng rất nhanh, hiện giá gà bán sô lên đến 55.000đ/kg”.

Trong đợt dịch CGC vừa qua, nhờ ngành chức năng và các địa phương ở Bình Định kịp thời phát hiện, bao vây, khống chế các ổ dịch không cho lây lan diện rộng nên nhiều đàn gà của tỉnh này thoát dịch an toàn. Do đó, khi giá gà lên cao, nhiều hộ chăn nuôi có lứa gà vừa đúng tuổi bán vào thời điểm kể như “trúng mánh”.

Chị Phan Thị Minh Thư ở phường Bình Định, TX An Nhơn (Bình Định), thương lái chuyên thu mua, cung ứng gà thịt đi nhiều thị trường trong nước cho biết: “Hiện tôi có mua gom được bao nhiêu gà cũng không đủ cung ứng cho bạn hàng khắp nơi. Mỗi ngày tôi nhận đến vài chục cuộc điện thoại đặt hàng, thế nhưng số lượng gà mua vào rất hạn chế nên cứ phải thất hứa với bạn hàng miết thôi”.

Bình Định là tỉnh có ngành chăn nuôi gia cầm khá mạnh, tổng đàn gà trên địa bàn tỉnh này thường xuyên được duy trì từ 4,2 đến 4,5 triệu con. Theo tính toán của ông Ngô Văn Thèo, Trưởng phòng Chăn nuôi (Sở NN-PTNT Bình Định), với giá gà hiện nay, người chăn nuôi có lãi hơn 10.000đ/kg gà lông.

Chật vật tái đàn

Khi giá gà tăng cao, thị trường hút hàng, người chăn nuôi gia cầm ở Bình Định hồ hởi tái đàn. Tuy nhiên, chuyện tái đàn của những hộ nuôi gà ở Bình Định xem ra chẳng thoái mái tí nào. Bởi một lẽ đơn giản, sau một thời gian dài bị dịch CGC hành hạ, giá cả thấp, hầu hết người chăn nuôi gà đều lỗ nặng nên giờ không còn vốn để đầu tư tái đàn.

Trong khi đó, kênh đầu tư chính cho chăn nuôi gia cầm ở Bình Định là các đại lý cung ứng thức ăn chăn nuôi giờ cũng đang “đuối” vốn. Anh Năm, chủ 1 đại lý thức ăn chăn nuôi lớn ở thị trấn Tuy Phước, huyện Tuy Phước (Bình Định), bộc bạch: “Qua thời dịch CGC, hầu hết người nuôi gà trên địa bàn đều lỗ nặng, không còn khả năng trả nợ vay thức ăn nên giờ tôi đang bị họ nợ đến gần 7 tỷ đồng. Mà không phải chỉ mình tôi, hầu hết các đại lý thức ăn chăn nuôi đều đang lâm cảnh tương tự.

“Trước khó khăn của người chăn nuôi trong việc tái đàn, chúng tôi không chỉ bán gà giống giá thấp mà còn thực hiện kích cầu bằng cách chấp nhận bán nợ cho những trang trại lớn, có tiềm năng để tạo điều kiện thuận lợi cho họ trong việc tái đàn”, ông Cao Văn Khanh, cho biết.

Do đó, mặc dù hiện nay nhu cầu mua nợ thức ăn của những hộ nuôi gà đang tái đàn là rất cao, nhưng hầu như đại lý nào cũng đang “đuối” vốn. Hiện tôi phải cân nhắc, xem gia trại, trang trại nào uy tín, hoặc là những mối hàng truyền thống mới đầu tư chứ không thể đại trà như trước đây. Tuy nhiên, mức đầu tư cũng chỉ hạn chế chứ không thể thoái mái”.

Anh Nguyễn Ngọc Anh, ở xóm 5, thôn Quảng Nghiệp, xã Phước Hưng (Tuy Phước- Bình Định), cho hay: “Sau khi bán sạch đàn gà 7.000 con trong thời điểm giá rẻ mạt (hơn 30.000đ/kg), đến nay tôi vẫn chưa có khả năng tái đàn. Giờ thấy giá gà tăng cao vút, ham lắm nhưng không có vốn. Năn nỉ lắm nhưng đại lý rất thân thuộc của tôi cũng chỉ chấp nhận đầu tư thức ăn cho 2.000 con, trong khi quy mô chuồng trại của tôi có thể nuôi đến 7.000 con”.

Do bí vốn nên lứa tái đàn này anh không nuôi gà ta mà nuôi gà Lương Phượng để có mức đầu tư thấp hơn. “Gía gà giống Lương Phượng chỉ 9.000đ/con, trong khi gà ta là 13.000đ/con. Thời gian nuôi gà Lương Phượng cũng chỉ 60 ngày là xuất bán, trong khi đó gà ta phải nuôi từ 3 đến 3 tháng rưỡi, do đó đầu tư thức ăn ít hơn.

Dù hiện nay giá gà thịt giống Lương Phượng là 45.000đ/kg, thấp hơn gà ta 20.000đ/kg nhưng tính ra vẫn có lãi. Đầu ra gà Lương Phượng cũng rất rộng, các bếp ăn tập thể tại các khu công nghiệp và các quán cơm bình dân mua mạnh loại gà này”, anh Nguyễn Ngọc Anh bộc bạch.

Ông Cao Văn Khanh, GĐ Cty TNHH Giống gia cầm Cao Khanh ở thôn Xuân Mỹ, xã Phước Hiệp (Tuy Phước), cho biết: “Vào tháng 8 tháng 9 năm ngoái, thời cao điểm giống gà ta có giá đến 25.000đ/con; hiện nay, dù người chăn nuôi đang nô nức tái đàn nhưng giá gà giống cũng chỉ bằng một nửa: 13.000đ/con. Với giá này, những cơ sở SX, cung ứng gà giống không có lãi, nhưng vẫn phải hoạt động để giữ đàn bố mẹ”.

Xem thêm
Nhiều mặt hàng nông sản ở ĐBSCL tăng giá

Giá bán nhiều nông sản đều tăng hơn so với cùng kỳ năm ngoái là nhờ thông qua sự liên kết với doanh nghiệp và các kênh tiêu thụ từ hệ thống siêu thị.

350 lao động Đồng Tháp sang Hàn Quốc làm nông nghiệp thời vụ

Đã có 350 người lao động Đồng Tháp trúng tuyển để xuất cảnh đi làm việc thời vụ tại Hàn Quốc trong tháng 3 và tháng 4/2024.

TH và câu chuyện xây dựng thương hiệu từ chữ 'thật'

Đối với Tập đoàn TH, chữ ‘thật’ được khẳng định bằng mô hình kinh tế xanh, tuần hoàn mà doanh nghiệp đang theo đuổi, áp dụng.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm