| Hotline: 0983.970.780

Cánh đồng mẫu lớn - bưởi Tân Triều

Thứ Tư 06/06/2012 , 11:03 (GMT+7)

PV đã cùng ông Trần Hải Sơn, GĐ Trung tâm Khuyến nông Đồng Nai về vùng bưởi đặc sản Tân Triều, nơi đang thí điểm mô hình cánh đồng mẫu lớn trên cây bưởi.

Phóng viên NNVN vừa cùng ông Trần Hải Sơn, GĐ Trung tâm Khuyến nông Đồng Nai về vùng bưởi đặc sản Tân Triều (xã Tân Bình, huyện Vĩnh Cửu, Đồng Nai), nơi đang thí điểm mô hình cánh đồng mẫu lớn (CĐML) trên cây bưởi. Điều mà ông Sơn đau đáu với người dân nơi đây là làm sao để trồng bưởi tăng năng suất, thu nhập, chất lượng an toàn.

Đau đáu với nông dân

Trên đường đi, ông Sơn cho biết, vùng bưởi Tân Triều nổi tiếng lâu nay ở Đồng Nai chỉ khoảng 500 ha. Nhiều năm qua nhờ bưởi được giá, đầu ra ổn định mà nhiều nông dân đã vươn lên làm giàu, hoặc khấm khá hơn… Tuy nhiên, điều mà họ trăn trở là làm sao tăng sản lượng bưởi trên cùng một diện tích, bởi việc tăng thêm diện tích đất trồng bưởi ở nơi đây là không thể.

Ngoài ra, vấn đề dịch bệnh trên vườn bưởi khiến không ít nông dân “buồn muốn khóc” khi bị sâu bệnh nặng. Ông Sơn đã cùng mọi người lập ra đề án giúp tăng sản lượng, kháng sâu bệnh cho bưởi trên CĐML. Việc thực hiện CĐML ở Đồng Nai đã được triển khai trên nhiều loại cây trồng, nhưng bưởi là lần đầu tiên.

Để thực hiện việc này, ông Sơn cho biết sẽ thí điểm áp dụng những tiến bộ KH-KT, đặc biệt ưu tiên loại phân bón sạch, hoặc chế phẩm sinh học (CPSH) nhằm hạn chế tối đa đến việc sử dụng thuốc BVTV để sản phẩm có năng suất cao, chất lượng đồng đều, ngon, sạch, an toàn và bền vững. Chính vì thế, TTKN Đồng Nai đã tập trung cao độ để thực hiện một số CPSH trên vườn bưởi của nông dân…

Bước đầu khả quan

Dẫn chúng tôi đến vườn bưởi sai trĩu quả của ông Trịnh Văn Chín (ấp Tân Triều) khi ông đang phun thí điểm một loại CPSH cho vườn bưởi. Ông Chín vui vẻ kể rằng, nhiều năm qua vườn bưởi nhà tui cho trái nhưng mẫu mã không đồng đều. Đặc biệt, hay bị sâu bệnh trên trái và thân cây, làm giảm khoảng 15-20% sản lượng và ảnh hưởng đến giá bán… Nhờ TTKN Đồng Nai quan tâm và hướng dẫn chúng tôi làm bưởi VietGAP và sử dụng các loại CPSH bước đầu có hiệu quả.


Ông Chín bên vườn bưởi sai trĩu quả

Trên vườn bưởi thí điểm, ông Chín cho rằng sau khi được khuyến nông hướng dẫn dùng CPSH thì lá bưởi dày hơn, thân cây sáng bóng hơn và những vết sâu đục thân có biểu hiện ngày một lành lại. Đáng chú ý, ở khu vực thí điểm, đất trong vườn xuất hiện rất nhiều loại giun đùn đất khiến đất tương đối ẩm và tơi xốp. Chính nhờ vậy, cây bưởi phát mầm nhiều,bung hoa nảy nụ mạnh hơn…

Vào mỗi dịp lễ tết, bưởi Tân Triều dù giá rất cao nhưng người dân không đủ bán, trong khi diện tích thì không thể mở rộng vì nơi đây là một vùng cù lao. Do đó phải áp dụng TBKT vào thâm canh tăng năng suất. Ngoài ra, việc triển khai CĐML trồng bưởi còn hướng đến SX trái cây sạch mà không dùng phân bón vô cơ", ông Sơn nói.

Tương tự, chị Nguyễn Thị Mỹ Hạnh (ấp Tân Triều) cho biết, vườn bưởi đang thí điểm của gia đình sau hơn 1 tháng áp dụng CPSH đã cho kết quả khả quan. Theo đó lá bưởi cứng và dày hơn khiến sâu bệnh khó xâm nhập. Các chỗ sâu đục thân có biểu hiện giảm hẳn, không phát sinh chỗ mới. Điều đáng mừng là thân cây bung lộc và trổ hoa nhiều…

Ông Sơn cho biết, do đang trong quá trình thử nghiệm, áp dụng một số CPSH nên chưa thể công bố kết quả cũng như tên thương hiệu chế phẩm này là gì. Việc này chỉ được thực hiện khi mà người nông dân thực hiện thành công và cho kết quả khả quan, năng suất tăng rõ rệt…

"Khi biết chúng tôi thực hiện chương trình đầy ý nghĩa nhằm nâng cao năng suất, chất lượng vườn bưởi cho bà con nông dân, nhiều DN phân bón, thuốc BVTV và CPSH đề nghị được cùng phối hợp thực hiện. Tuy nhiên, trung tâm chỉ chọn những thương hiệu lớn, có uy tín trên thị trường và đã chứng minh được hiệu quả. Mình làm không thận trọng mà xảy ra chuyện gì là có tội với bà con lắm”, ông Sơn nói.

Xem thêm
Một con bò có thể tạo ra 2 tỷ điểm dữ liệu trong suốt cuộc đời

Theo các chuyên gia ngành chăn nuôi Mỹ, ứng dụng công nghệ gen đóng vai trò quan trọng trong nhân giống bò sữa, giúp tối đa hóa tiến bộ di truyền.

Truy tố những trường hợp để chó, mèo gây hậu quả nghiêm trọng

Đắk Lắk sẽ điều tra, truy tố, xử lý nghiêm những trường hợp không tuân thủ quy định trong việc nuôi, quản lý chó, mèo để xảy ra hậu quả nghiêm trọng.

Lúa đông xuân sớm được mùa, nông dân lãi 20 triệu đồng/ha

QUẢNG BÌNH Các diện tích lúa đông xuân sớm tại Quảng Bình hiện đã thu hoạch, năng suất bình quân khoảng 65 tạ/ha, nông dân lãi hơn 20 triệu đồng/ha…

Đốt rơm rạ là... đốt tiền

ĐỒNG THÁP Chưa khi nào nông dân thấy giá trị của rơm rạ như bây giờ, thu hoạch xong không đốt bỏ mà bán cho hợp tác xã, xử lý thành các sản phẩm đa dụng...

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm