| Hotline: 0983.970.780

Cánh đồng mẫu lớn HT 9

Thứ Hai 16/06/2014 , 08:15 (GMT+7)

Với việc chỉ đưa giống lúa HT 9 vào SX tại cánh đồng mẫu lớn (CĐML) trong vụ xuân này, cả cán bộ kỹ thuật lẫn người dân Thái Nguyên đều khẳng định đó là giải pháp mang lại thành công lớn.

Một đặc trưng khắt khe của người nông dân ở Thái Nguyên khi chọn một loại giống lúa mới để thay thế giống truyền thống như Khang Dân 18 hay Bao thai thì bao giờ cũng đòi hỏi chất lượng gạo phải tương đương. Trên thực tế, giống lúa HT9 đã được đưa vào SX tại Thái Nguyên từ nhiều vụ trước và đã chinh phục được sự “kỹ tính” của nông dân.

Từ thực tế đó, Trung tâm Giống cây trồng Thái Nguyên đã quyết định xây dựng các CĐML SX giống HT9. Tại cánh đồng xóm Làng (xã Yên Đổ, huyện Phú Lương), mô hình được thực hiện trên quy mô 10 ha với 73 hộ tham gia. Bà Dương Thị Ngọc Huê, cán bộ kỹ thuật chỉ đạo thực hiện mô hình cho biết, diện tích đất của mỗi hộ nông dân ít, cho nên số hộ tham gia trong mô hình khá đông.

Trong khi đó, kiến thức, điều kiện, khả năng đầu tư cũng như việc áp dụng tiến bộ kỹ thuật của các hộ dân không đồng đều nhau; nông dân với thói quen SX lúa theo hướng tự cung, tự cấp quy mô nhỏ lẻ, chưa có hướng làm hàng hóa theo quy mô lớn.

Về thời tiết, vụ xuân 2014 SX lúa gặp rất nhiều khó khăn do điều kiện thời tiết bất thuận. Đầu vụ thời tiết rét đậm, rét hại kéo dài ảnh hưởng đến thời vụ gieo cấy của bà con nông dân. Khi lúa bắt đầu bén rễ hồi xanh thì lại gặp mưa kéo dài ảnh hưởng đến quá trình đẻ nhánh làm giảm số bông hữu hiệu/khóm; làm cho sâu bệnh hại phát triển.

Tuy nhiên, với sự sát sao của cán bộ kỹ thuật cùng với sự quan tâm nhiều của các hộ nông dân tham gia nên không ảnh hưởng nhiều tới sự sinh trưởng, phát triển và năng suất của cây lúa.

Ông Nguyễn Văn Đông, xóm Làng, xã Yên Đổ, huyện Phú Lương nhận xét, việc hàng chục hộ cùng tham gia mô hình là điều không dễ dàng. Dẫu vậy, sau khi được tập huấn, ngay từ khi gieo cấy, khi phun thuốc cũng như lúc lấy nước, chỉ cần vài người là làm hết luôn cả 10 ha trong 1 - 2 ngày. Cách làm đó khiến bà con rất háo hức. Nếu dùng máy gặt thì chắc chắn sẽ hoàn thành cũng chỉ trong 1 ngày.

SX HT9 theo hướng hàng hóa đã mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn so với SX theo phương thức truyền thống. Chính vì vậy, trong các vụ tiếp theo, trung tâm sẽ tiếp tục triển khai chương trình, đề xuất để tạo ra một cơ chế từ tỉnh đến các địa phương nhằm nhân rộng mô hình.

Tại mô hình 10 ha CĐML - một giống của xóm Chùa, xã Mỹ Yên, huyện Đại Từ, ông Đặng Xuân Kha cho biết, gia đình ông có gần 7 sào HT9 tham gia mô hình. Đồng ruộng Mỹ Yên mang đặc trưng không đồng nhất về địa hình của đồng ruộng trung du, miền núi nên việc tưới tiêu rất khó khăn khi mùa vụ triển khai rải rác.

CĐML sản xuất HT9 thực hiện các khâu trong cùng một thời điểm đã phát huy cao năng lực điều tiết nước, năng lực tưới của các công trình thủy lợi. Chính vì vậy mà ruộng lúa tít tắp, đều chằn chặn.

Đánh giá tổng thể và lấy giống Khang Dân 18 làm giống đối chứng, Trung tâm Khuyến nông Thái Nguyên nhận định, HT9 có khả năng sinh trưởng và phát triển tốt, khả năng đẻ nhánh hữu hiệu cao; cây cứng, chống đổ rất tốt; khả năng kháng bệnh cao; năng suất ước bình quan đạt 60 tạ/ ha, cao hơn giống Khang Dân 18 là 2 tạ/ha.

Về giá trị, mỗi ha lúa HT 9 cho tổng thu cao hơn lúa đại trà là 7 triệu đồng. HT9 có TGST ngắn ngày lại thích hợp trên đất vàn, vàn cao. Đó chính là những đặc điểm về thổ nhưỡng cũng như về cơ cấu mùa vụ rất phù hợp với Thái Nguyên.

Ông Hà Văn Xuân, Giám đốc Trung tâm Giống cây trồng Thái Nguyên cho rằng, việc xây dựng mô hình thâm canh lúa cùng một giống, áp dụng đồng bộ các biện pháp kỹ thuật tiên tiến là tiền đề quan trọng để nâng cao giá trị lợi nhuận trên một đơn vị diện tích. Với việc SX tập trung một giống duy nhất, làm đất, gieo trồng cùng một thời điểm thì tất cả các yếu tố về thủy lợi, chăm sóc, BVTV… cho đến khi thu hoạch cũng đồng loạt được thực hiện.

Quy trình đó sẽ giảm thiểu đáng kể chi phí đầu vào như giống, phân bón, thủy lợi nhưng lại đảm bảo tăng về năng suất, thu nhập, giảm thiểu ô nhiễm môi trường. 

Xem thêm
Nuôi 30 con chồn hương sinh sản, doanh thu 300 triệu đồng/năm

QUẢNG BÌNH Với 30 con chồn hương sinh sản và 20 con chồn thương phẩm, mỗi năm gia đình anh Đức thu về khoảng 300 triệu đồng.

Truy tố những trường hợp để chó, mèo gây hậu quả nghiêm trọng

Đắk Lắk sẽ điều tra, truy tố, xử lý nghiêm những trường hợp không tuân thủ quy định trong việc nuôi, quản lý chó, mèo để xảy ra hậu quả nghiêm trọng.

Lúa đông xuân sớm được mùa, nông dân lãi 20 triệu đồng/ha

QUẢNG BÌNH Các diện tích lúa đông xuân sớm tại Quảng Bình hiện đã thu hoạch, năng suất bình quân khoảng 65 tạ/ha, nông dân lãi hơn 20 triệu đồng/ha…

Đốt rơm rạ là... đốt tiền

ĐỒNG THÁP Chưa khi nào nông dân thấy giá trị của rơm rạ như bây giờ, thu hoạch xong không đốt bỏ mà bán cho hợp tác xã, xử lý thành các sản phẩm đa dụng...

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm