| Hotline: 0983.970.780

Cánh đồng mẫu lớn trên đất Cảng

Thứ Sáu 12/10/2012 , 10:14 (GMT+7)

Dù không phải tỉnh nông nghiệp, nhưng phong trào xây dựng cánh đồng mẫu lớn (CĐML) ở Hải Phòng đang có sức bật mạnh mẽ.

CĐML 35 ha tại xã Hùng Thắng, huyện Tiên Lãng

Dù không phải tỉnh nông nghiệp, nhưng phong trào xây dựng cánh đồng mẫu lớn (CĐML) ở Hải Phòng đang có sức bật mạnh mẽ. Quan trọng hơn cả, tư duy về lối SX hàng hóa liên kết theo chuỗi được nông dân đất cảng nồng nhiệt đón nhận.

Lợi cả trăm đường

Nông dân vùng lúa xã Hùng Thắng (huyện Tiên Lãng) bảo rằng, đối với lúa vụ mùa thì hiếm có năm nào, người trồng lúa vừa đỡ phải tốn công tốn sức, mà lại vừa thu được năng suất lúa cao như năm nay.

Gặp nông dân Vũ Văn Nam (thôn 13, xã Hùng Thắng) khi anh đang gặt kiểm tra năng suất lúa vụ mùa trên CĐML rộng hơn 35 ha ngút ngàn một màu vàng óng, anh Nam cười khà bảo: Đồng đất Hùng Thắng nằm sát sau lưng biển, quanh năm chua mặn, đặc biệt là đối với vụ mùa hay gặp bão sớm, dịch rầy năm nào cũng hoành hoành nên năng suất lúa vụ nào cao nhất cũng chỉ tới 1,7 tạ/sào là mừng. Thế nhưng vụ này lần đầu tiên tham gia mô hình CĐML, qua gặt kiểm tra năng suất ngẫu nhiên trên diện tích 2 m2 đã được 1,5 kg thóc tươi, nếu trừ tỷ lệ hạt lép và độ ẩm khoảng 20% thì năng suất thực bình quân không dưới 2,3 tạ/sào.

Anh Nam phân tích, không chỉ năng suất lúa tăng thêm hơn 30% so với các vụ trước, mà cái khỏe nhất mà bất kỳ nông dân nào ở Hùng Thắng cũng nhận ra đó là nhờ SX cùng một giống, gieo mạ, cấy, bón phân, phun thuốc trừ sâu… cùng một ngày, lại có HTX “bao trọn gói” tất tần tật mọi dịch vụ nên nông dân rất nhàn. 

Chủ nhiệm HTXNN Hùng Thắng, anh Nguyễn Văn Bến năm nay mới tròn 30 tuổi, vốn là dân tốt nghiệp hệ chính quy trường ĐH Nông nghiệp Hà Nội hẳn hoi. Bày tỏ quan điểm về việc xây dựng CĐML, anh Bến bảo: Mấy năm nay, khi mà hoạt động cung ứng VTNN đã đến tận bờ ruộng, thì hàng loạt HTX ở Tiên Lãng cũng lâm vào tình cảnh chờ phá sản vì... chẳng biết làm gì! Thế nhưng nhờ có phong trào xây dựng CĐML, mà HTX bỗng nhiên bận trăm công nghìn việc. Nhờ ký được các hợp đồng lớn, nên các đơn vị cung ứng VTNN cũng sướng rân và giảm giá so với thị trường rất nhiều. Tính chung các chi phí vật tư, dịch vụ nông dân đã tiết kiệm được ít nhất 20%. 

Hoàn thiện chuỗi liên kết SX CĐML

Nói về triển vọng phát triển của mô hình CĐML, Chủ nhiệm Nguyễn Văn Bến phân tích: Vụ mùa vừa qua, Hải Phòng đã có nhiều chính sách hỗ trợ cho nông dân tham gia mô hình như: Hỗ trợ 100% giá giống, 50% tiền công máy cấy và gặt đập liên hợp, 30% giá phân bón và thuốc BVTV. Theo anh Bến, do là vụ đầu tiên thí điểm CĐML nên các chính sách hỗ trợ là hết sức cần thiết. Tuy nhiên, điều lo ngại đó là sau này, khi mà các chính sách hỗ trợ không còn nữa, thì liệu mô hình CĐML có thể đứng vững được nữa không?

“Hải Phòng hiện có khoảng trên 800 nghìn dân thường xuyên phải ăn gạo đong, nhưng bản thân DN làm giống như chúng tôi chỉ có khả năng bao tiêu khoảng 100 tấn lúa/vụ cho bà con mà thôi. Vì vậy ngành Công thương cần có giải pháp đưa các DN kinh doanh lúa gạo gắn với CĐML”, bà Phạm Thị Cằng.

“Để CĐML tồn tại, theo tôi cần bảo hiểm SX cho nông dân là quan trọng nhất. Trong đó, vấn đề giống là cơ bản. Trước đây mỗi nhà làm mỗi giống, nhưng vụ mùa vừa qua hầu hết dân đều nhất trí với chủ trương của xã là cùng sử dụng chung một giống là giống lúa lai chất lượng cao HYT 100 (Cty CP Nông nghiệp kỹ thuật cao Hải Phòng cung ứng). Tuy nhiên, do chưa biết năng suất, chất lượng giống này ra sao nên nhiều hộ vẫn thích giống Bắc thơm 7 hơn. Cũng may là đến nay, giống HYT 100 chịu đất chua mặn và chống đổ rất tốt, cơm lại ngon nên dân khá yên tâm”, anh Vũ Văn Nam cho biết.

Trong vụ mùa vừa qua, Cty CP Nông nghiệp kỹ thuật cao Hải Phòng đã ký hợp đồng bảo hiểm chất lượng giống và rủi ro SX đối với toàn bộ 35 ha lúa HYT 100 tham gia mô hình CĐML tại xã Hùng Thắng, đồng thời bao tiêu 100% lượng lúa thành phẩm cho nông dân tham gia mô hình có nhu cầu bán lúa sau khi thu hoạch.

Bà Phạm Thị Cằng, Chủ tịch HĐQT CP Nông nghiệp kỹ thuật cao Hải Phòng cho rằng, bên cạnh việc DN tham gia vào CĐML phải chịu trách nhiệm bảo hiểm rủi ro cho nông dân, thì vấn đề mấu chốt để CĐML có thể tồn tại lâu dài đó là TƯ và các tỉnh cần phải vào cuộc giúp DN nhằm hoàn thiện chuỗi liên kết trong SX, trong đó khâu tiêu thụ đầu ra cho sản phẩm hiện nay vẫn yếu nhất.

Xem thêm
Giải bài toán nguồn thức ăn cho ngành chăn nuôi

GIA LAI Thu hút đầu tư xây dựng các nhà máy chế biến thức ăn chăn nuôi là chủ trương đang được tỉnh Gia Lai hướng đến.

Truy tố những trường hợp để chó, mèo gây hậu quả nghiêm trọng

Đắk Lắk sẽ điều tra, truy tố, xử lý nghiêm những trường hợp không tuân thủ quy định trong việc nuôi, quản lý chó, mèo để xảy ra hậu quả nghiêm trọng.

Mời SunRice tham gia Đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao

ĐỒNG THÁP Tập đoàn SunRice đang khuyến khích nông dân ĐBSCL các biện pháp canh tác lúa bền vững và đặt mục tiêu giảm lượng khí thải carbon bằng 0 trong chuỗi giá trị vào năm 2050.

Cần trợ lực chính sách

Người dân còn e ngại khi lắp đặt hệ thống tưới tiết kiệm bởi chi phí đầu tư cao, trong khi việc bảo quản các trang thiết bị này gặp rất nhiều khó khăn.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm