| Hotline: 0983.970.780

“Cánh đồng tôm” ở Cà Mau

Thứ Ba 06/05/2014 , 10:10 (GMT+7)

“Cánh đồng tôm” là tên mà người dân Cà Mau thường gọi cho mô hình nuôi tôm quảng canh cải tiến.

 Tuy là mô hình mới nhưng năng suất khá cao, có rất nhiều nông dân thu nhập hàng trăm triệu đồng/năm.

Ngay sau kỳ nghỉ lễ 30/4, PV đã ngược về Cà Mau, hết sức phấn khởi chứng kiến nhiều hộ khá giàu từ mô hình nuôi tôm quảng canh cải tiến, người dân thường gọi “cánh đồng tôm” bởi tôm được nuôi trên những đồng đất rộng.

Cán bộ đi đầu

Dẫn chúng tôi tham quan cánh đồng tôm của mình, anh Đặng Văn Nhi (cán bộ khuyến ngư xã Đông Hưng, huyện Cái Nước) cho biết, là cán bộ phụ trách khuyến ngư, trước kia anh được đi tham quan mô hình cánh đồng tôm – lúa ở huyện Thới Bình (Cà Mau). Qua tham quan, anh thấy bà con nông dân ở đây rất thành công với mô hình tôm - lúa nên muốn áp dụng.

Tuy nhiên, do điều kiện khác nhau, Thới Bình là vùng nước ngọt và lợ, còn ở quê anh (ấp Trọng Ban, xã Đông Hưng, huyện Cái Nước) lại là vùng mặn hóa quanh năm nên khó thực hiện lúa - tôm. Nhiều ngày đêm trăn trở, anh nghĩ, họ trồng lúa kết hợp nuôi tôm, còn mình sẽ nuôi tôm quảng canh cải tiến.

Với cách làm đó, chỉ sau khoảng 5 tháng thả nuôi, cánh đồng tôm của anh đã mang lại lợi nhuận gần 60 triệu đồng. "Ban đầu cũng lo lắm, chỉ dám làm một phần đất, phần còn lại vẫn nuôi tôm theo cách truyền thống vì sợ bị rủi ro, nhưng qua vụ đầu thấy kết quả khả quan nên tôi đã dùng hết diện tích đất nuôi tôm quảng canh cải tiến”, anh Nhi phấn khởi.

Thấy mô hình “cánh đồng tôm” mang lại hiệu quả kinh tế cao, cuối năm 2013 và đầu năm 2014, nhiều hộ dân ở ấp Trọng Ban và một số ấp lân cận viết đơn tham gia mô hình này và anh Nhi là người trực tiếp hướng dẫn về kỹ thuật thả nuôi cũng như cải tạo đất…

Anh Nguyễn Ngọc Lầu, một trong những người thành công với mô hình cho biết, bằng cách cầm tay chỉ việc của cán bộ khuyến ngư xã mà ngày càng có nhiều hộ tham gia mô hình. “Riêng gia đình tôi đã có hơn 1 ha đất nuôi tôm quảng canh cải tiến. Nếu so với nuôi tôm truyền thống thì hằng năm nuôi tôm quảng canh cải tiến cho lợi nhuận cao hơn gấp nhiều lần, từ 100 - 150 triệu đồng/ha/năm”, theo anh Lầu.

Thành công

Điều mà người dân đang cần là các ngành chức năng đẩy mạnh việc thành lập câu lạc bộ, tổ hợp tác sản xuất…, tạo điều kiện để người dân trao đổi kinh nghiệm nâng cao kiến thức trong nuôi tôm.  

Qua tìm hiểu của chúng tôi, không riêng huyện Cái Nước mà nhiều địa phương khác trên địa bàn tỉnh Cà Mau cũng đã và đang áp dụng, phát triển mô hình, với tên gọi khác nhau: Câu lạc bộ, hợp tác xã, tổ hợp tác nuôi tôm quảng canh cải tiến năng suất cao…

Cuối năm 2013, ông Quách Thành Đông ở ấp 8, xã Trí Lực, huyện Thới Bình được địa phương đầu tư hỗ trợ 50% chi phí con giống, thức ăn, chế phẩm sinh học và được hướng dẫn kỹ thuật nuôi theo dự án hỗ trợ nông dân phát triển sản xuất của tỉnh. Sau gần 3 tháng thả nuôi đúng quy trình kỹ thuật trên diện tích đất gần 3 ha, gia đình ông thu hoạch được hơn 1,3 tấn tôm, kích cỡ từ 32-40 con/kg, lợi nhuận gần 200 triệu đồng.

Dự án còn được triển khai hiệu quả ở một số địa bàn khác của huyện Thới Bình với diện tích khoảng 2.500ha. Trong đó, xã Trí Lực khoảng 30 ha với 30 hộ dân tham gia; được đầu tư 100% con giống, 30% thức ăn và các chế phẩm sinh học, tổng kinh phí hỗ trợ gần 500 triệu đồng. Hiện tại, dự án đã mang lại hiệu quả tích cực, nhiều hộ đạt lợi nhuận từ 40-80 triệu đồng/ha, có hộ đạt gần 200 triệu đồng/ha/năm.

Thành công từ mô hình nuôi tôm quảng canh cải tiến khẳng định rằng khi người nông dân biết ứng dụng khoa học - kỹ thuật sẽ giảm được rất nhiều rủi ro trong sản xuất cũng như bảo vệ môi trường và tạo ra sản phẩm chất lượng cao.

Xem thêm
Một con bò có thể tạo ra 2 tỷ điểm dữ liệu trong suốt cuộc đời

Theo các chuyên gia ngành chăn nuôi Mỹ, ứng dụng công nghệ gen đóng vai trò quan trọng trong nhân giống bò sữa, giúp tối đa hóa tiến bộ di truyền.

Truy tố những trường hợp để chó, mèo gây hậu quả nghiêm trọng

Đắk Lắk sẽ điều tra, truy tố, xử lý nghiêm những trường hợp không tuân thủ quy định trong việc nuôi, quản lý chó, mèo để xảy ra hậu quả nghiêm trọng.

Lúa đông xuân sớm được mùa, nông dân lãi 20 triệu đồng/ha

QUẢNG BÌNH Các diện tích lúa đông xuân sớm tại Quảng Bình hiện đã thu hoạch, năng suất bình quân khoảng 65 tạ/ha, nông dân lãi hơn 20 triệu đồng/ha…

Đốt rơm rạ là... đốt tiền

ĐỒNG THÁP Chưa khi nào nông dân thấy giá trị của rơm rạ như bây giờ, thu hoạch xong không đốt bỏ mà bán cho hợp tác xã, xử lý thành các sản phẩm đa dụng...

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm