| Hotline: 0983.970.780

Canh tác lúa thông minh trên vùng mặn

Thứ Sáu 26/07/2019 , 08:39 (GMT+7)

Trên thực tế, phân chuyên dùng Đầu Trâu Mặn Phèn cho thấy hiệu quả tốt trong việc rửa phèn, mặn tạo môi trường đất thuận lợi cho cây lúa, và thích ứng với biến đổi khí hậu như hiện nay.

Áp dụng công nghệ 4.0 trong việc quản lý và phân phối nước; Giám sát lưu lượng nước, theo dõi pH, độ mặn trên các nhánh sông và các cửa biển qua các ứng dụng trên di động; Tiết kiệm nước, chi phí sản xuất, giảm ô nhiễm môi trường và phát thải khí nhà kính bằng phương pháp tưới ngập khô xen kẽ kết hợp với phân bón thông minh trong canh tác lúa.

13-49-54_34_te_2_mt

Cách làm thông minh này đang được triển khai thực hiện tại những vùng đất khó, gần cửa biền của tỉnh Kiên Giang.

Ở ĐBSCL, tại những vùng giáp cửa biển, như huyện Hòn Đất, huyện Gò Quao, tỉnh Kiên Giang, việc canh tác lúa của bà con gặp rất nhiều khó khăn. Anh Trần Văn Tình, ngụ huyện Hòn Đất chia sẻ: “Nếu như trước đây, để kiểm tra độ mặn, người nông dân chỉ biết dùng cách nếm nước sông trước khi quyết định có nên đưa nước vào ruộng lúa hay không, thì hiện nay, chỉ cần ngồi nhà, mở điện thoại lên là bà con có thể biết ngay thông tin về độ mặn, pH, mực nước trên mặt ruộng của mình như thế nào”.

Có được kết quả này chính từ sự chung tay của ngành nông nghiệp tỉnh Kiên Giang cùng các đơn vị liên quan trong định hướng đưa mô hình sản xuất lúa thông minh áp dụng rộng rãi trên vùng nhiễm mặn. Điều này giúp bà con cải thiện tình hình sản xuất, nâng cao năng suất, hiệu quả kinh tế trong canh tác.

Theo ông Đỗ Minh Nhựt, PGĐ Sở NN-PTNT Kiên Giang, toàn tỉnh có diện tích đất sản xuất nông nghiệp trên 350.000 ha. Trong đó, chiều dài ven biển vùng nhiễm mặn khoảng 200km, diện tích nhiễm mặn khoảng 100.000 ha. Những vùng này, mặn ngọt đan xen. Quá trình sản xuất gặp rất nhiều khó khăn, đặc biệt, trong điều kiện biến đổi khí hậu, tình hình phèn, mặn xâm nhập, khiến việc bơm tát càng khó. Lắp đặt hệ thống quan trắc sẽ hỗ trợ rất nhiều trong việc giúp bà con chủ động bơm tát, và giảm thiệt hại do mặn gây ra.

Cụ thể, với ngành nông nghiệp, đặc biệt là canh tác lúa, hệ thống quan trắc giúp theo dõi và gửi dữ liệu pH, độ mặn lên mạng mỗi 15 phút. Bà con có thể theo dõi dữ liệu trên ứng dụng di động và website mọi lúc mọi nơi.

Ngoài ra, hệ thống còn hỗ trợ quản lý nước, tưới tiêu bằng cách ngập khô xen kẽ, giúp giảm phát thải khí nhà kính gây ô nhiễm môi trường. Một trong những điểm thông minh và thuận tiện nhất là hệ thống có thể điều khiển từ xa bằng ứng dụng di động mọi lúc mọi nơi.

Thạc sĩ Phan Văn Tâm, GĐ Marketing Cty CP Phân bón Bình Điền, đơn vị tài trợ chính dự án lắp đặt hệ thống quan trắc tại 2 huyện Gò Quao, Hòn Đất nhận định: “Việc lắp đặt các trạm quan trắc ở tại các đầu vào mực nước từ những kinh nguồn hoặc kinh cấp 2 và đặc biệt là có lắp đặt hệ thống quan trắc mực nước và chất lượng nước trong ruộng sẽ giúp ích rất nhiều trong quá trình canh tác của bà con.

Bà con có thể kết nối với điện thoại thông minh để biết được diễn biến chất lượng nước và đưa ra những quyết định về thời điểm gieo sạ, bón phân, để cây lúa phát triển tốt, cho năng suất cao. Đây thực sự là cách canh tác lúa thông minh trong giai đoạn hiện nay”.

13-49-54_33_te_1_mt

Trên góc độ khoa học, PGS.TS Mai Thành Phụng, thành viên Hội đồng KHKT Cty CP Phân bón Bình Điền nhấn mạnh, tại những vùng đất thường xuyên chịu ảnh hưởng phèn mặn của ĐBSCL, điển hình như hai huyện Hòn Đất, Gò Quao, việc bón lót trước khi gieo sạ là rất cần thiết. Bà con có thể sử dụng lượng bón 100 – 160 kg/ha phân chuyên dùng Đầu Trâu Mặn Phèn.

Trên thực tế, phân chuyên dùng Đầu Trâu Mặn Phèn cho thấy hiệu quả tốt trong việc rửa phèn, mặn tạo môi trường đất thuận lợi cho cây lúa, và thích ứng với biến đổi khí hậu như hiện nay. Trong điều kiện sạ thưa, việc bón lót còn giúp cung cấp một phần dinh dưỡng cho cây lúa hấp thu ở giai đoạn đầu, thúc ra lá và đẻ nhánh mạnh đồng thời giảm được phân bón thúc cho cây.

Ngoài ra, để vụ mùa ăn chắc, bà con cần lưu ý bón đủ và đúng thời kì sinh trưởng của lúa. Cụ thể,

Giai đoạn 7-10 ngày sau sạ, bón thúc 1, phân Đầu Trâu TEA1, lượng bón 100-150kg/ha

Giai đoạn 18-22 ngày sau sạ, bón thúc 2, phân Đầu Trâu TEA1, lượng bón 120-150 kg/ha

Giai đoạn 38-42 ngày sau sạ, bón thúc 3, phân Đầu Trâu TEA2, lượng bón 80-100 kg/ha

Lưu ý: Không nên bón phân vào buổi trưa nắng nóng mà nên bón vào lúc mát. Bón buổi sáng thì sẽ có các hạt bám dính trên lá gây cháy lá lúa. Nên bón vào buổi chiều mát từ 4-5 giờ chiều.

Xem thêm
Giải bài toán nguồn thức ăn cho ngành chăn nuôi

GIA LAI Thu hút đầu tư xây dựng các nhà máy chế biến thức ăn chăn nuôi là chủ trương đang được tỉnh Gia Lai hướng đến.

Truy tố những trường hợp để chó, mèo gây hậu quả nghiêm trọng

Đắk Lắk sẽ điều tra, truy tố, xử lý nghiêm những trường hợp không tuân thủ quy định trong việc nuôi, quản lý chó, mèo để xảy ra hậu quả nghiêm trọng.

Cần trợ lực chính sách

Người dân còn e ngại khi lắp đặt hệ thống tưới tiết kiệm bởi chi phí đầu tư cao, trong khi việc bảo quản các trang thiết bị này gặp rất nhiều khó khăn.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm