| Hotline: 0983.970.780

Cao Bằng: Để xảy ra sai phạm trong quản lý khai thác, 3 Sở 'đá' trách nhiệm cho nhau

Thứ Ba 14/05/2019 , 08:57 (GMT+7)

Những câu hỏi đặt ra là việc kiểm tra có phát hiện ra lỗi, có xử lý triệt để vi phạm hay lại nhắc nhở. Liệu có vì vấn đề gì đó mà bỏ qua những sai phạm của doanh nghiệp. Để rồi khi có tai nạn thương tâm chết người xảy ra, rồi lại đổ lỗi cho nhau.

Theo như Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia QCVN 04:2009/BCT về an toàn trong khai thác mỏ lộ thiên, các mỏ đá phải khai thác theo phương pháp cắt tầng và khai thác tuần tự từ trên xuống dưới. Nhưng có sau khi đi khảo sát một số mỏ đá ở trên địa bàn tỉnh Cao Bằng cho thấy, 100% số mỏ đá trên đều khai thác sai quy trình, mà thậm chí làm ngược lại là cắt chân và khoét hàm ếch.

Đó chính là một trong những nguyên nhân dẫn tới những tai nạn thương tâm không đáng có xảy ra trong thời gian vừa qua. Có thể nói đến vụ tai nạn làm chết 2 lái máy ở mỏ đá Phja Viềng (ở xã Dân Chủ, huyện Hoà An); hay vụ lở đá tại mỏ đá Phúc Sen (huyện Quảng Uyên) làm sập nhà dân, 1 người bị thương nặng và hư hỏng nhiều tài sản.

Mỏ đá Phúc Sen (huyện Quảng Uyên) vi phạm trong quy trình khai thác, khoảng cách an toàn với nhà dân.

Để làm rõ trách nhiệm của các cơ quan chức năng về việc để xảy ra sai phạm trong việc quản lý khai thác mỏ đá, phóng viên (PV) đã làm việc với cơ quan tham mưu, quản lý mỏ của tỉnh Cao Bằng là Sở Tài nguyên và Môi trường, ông Giám đốc Sở Thái Hồng Thịnh cho biết Sở là đơn vị tham mưu cho tỉnh về vấn đề quy hoạch, cấp phép khai thác. Khi khai thác thì giám sát về vấn đề môi trường, còn quản lý về quy trình khai thác, sản xuất thì lại phải là Sở Công thương và Sở Xây dựng.

Ông Thái Hồng Thịnh – Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường Cao Bằng.

Còn đại diện Sở Công thương khi làm việc với Báo NNVN, ông Phó Giám đốc Sở Nhan Viết Thái nói việc Sở chỉ quản lý về vấn đề cấp phép và quản lý vật liệu nổ, còn quản lý quy trình khai thác mỏ đá là vật liệu xây dựng, nên theo quy định thì trách nhiệm thuộc Sở Xây dựng kiểm tra, giám sát.

Để làm rõ vấn đề, PV tiếp tục có buổi làm việc với ông Nông Xuân Yêm – Phó Giám đốc phụ trách Sở Xây dựng Cao Bằng. Trao đổi với Báo NNVN, ông Yêm cho rằng Sở XD có 1 phần trách nhiệm chung thôi. Theo quy định thì đúng là các dự án vật liệu xây dựng, trong đó có khai thác mỏ đá là do Sở Xây dựng quản lý về mặt khai thác. Tuy nhiên vấn đề liên quan tới sản xuất, đặc biệt là phá đá nổ mìn thì là do Sở Công thương quản lý, còn trách nhiệm chính là Sở Tài nguyên và Môi trường, cơ quan tham mưu với tỉnh về lĩnh vực này.

Ông Nông Xuân Yêm – Phó Giám đốc phụ trách Sở Xây dựng Cao Bằng.

Ông Yêm cũng cho biết thêm, việc sai phạm trọng việc khai thác mỏ đá ở Cao Bằng nó có nhiều nguyên nhân như mỏ đá hầu hết từ xưa để lại, tư vấn thiết kế kém, mỏ phân tán nhỏ lẻ không có diện tích cắt tầng và năng lực khai thác kém. Khi đi kiểm tra phát hiện thì cũng chỉ nhắc nhở, và thường là đi kiểm tra, Sở chỉ là đơn vị phối hợp, còn chủ trì là Sở TNMT hoặc Sở Công thương.

Để chứng minh cho việc đá quả bóng trách nhiệm cho nhau của 3 Sở trên, có thể nói đến mỏ đá Tàng Cải, xã Nam Tuấn (huyện Hoà An). Qua khảo sát của PV, mỏ đá này cũng vi phạm nghiêm trọng về quy trình khai thác giống các mỏ đá khác. Về vấn đề môi trường, khi vận hành sản xuất thì để bụi bay tự do vào môi trường xung quang do hệ thông phun nước kém. Chỉ khác là chưa bị phát hiện để xảy ra tai nạn chết người như mỏ đá Phja Viềng ở gần đó. Mặc dù theo cán bộ mỏ đá Tàng Cải, họ được các cơ quan chức năng kiểm tra liên tục.

Mỏ đá Tàng Cải, xã Nam Tuấn, huyện Hoà An vi phạm từ quy trình khai thác cho tới môi trường.

Từ ngày 8-23/4 vừa qua, Đoàn kiểm tra liên ngành do Sở Xây dựng Cao Bằng chủ trì phối hợp với Sở Công thương và Sở TNMT vừa đi kiểm tra tại các mỏ đá trên địa bàn tỉnh về vấn đề hồ sơ pháp lý của các dự án khai thác đá làm vật liệu xây dựng; Kiểm tra hoạt động khai thác, chế biến tại các mỏ đá; Việc chấp hành quy định về bảo vệ môi trường; Công tác an toàn lao động, sử dụng lao động và chính sách đối với lao động; Việc tuân thủ các quy định của pháp luật về hoạt động vật liệu nổ công nghiệp; về nghĩa vụ thuế và các nghĩa vụ tài chính khác...

Đoàn kiểm tra liên ngành đi kiểm tra khai thác mỏ đá. Ảnh: internet.

Những câu hỏi đặt ra là việc kiểm tra có phát hiện ra lỗi, có xử lý triệt để vi phạm hay lại nhắc nhở. Liệu có vì vấn đề gì đó mà bỏ qua những sai phạm của doanh nghiệp. Để rồi khi có tai nạn thương tâm chết người xảy ra, rồi lại đổ lỗi cho nhau.

Xem thêm
Sai phạm ở loạt dự án liên quan đại gia Nguyễn Duy Hùng ở Phú Thọ

PHÚ THỌ Trong hàng loạt dự án liên quan ông Nguyễn Duy Hùng ở Phú Thọ, có nhiều dự án Báo Nông nghiệp Việt Nam và cơ quan chức năng chỉ rõ sai phạm.

Kích điện giun đất có thể bị xử phạt tới 300 triệu đồng

Theo Luật sư Dương Lê Ước An (Đoàn Luật sư TP Hà Nội), kích điện giun đất có thể bị xử phạt tối đa 300 triệu đồng hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.

Đường lớn làm chưa xong, tỉnh lộ đã nát bét

Xe trọng tải lớn chở vật liệu thi công tuyến đường thành phố Bắc Kạn đi hồ Ba Bể chạy rầm rập ngày đêm 'cày' nát đường tỉnh 257B.

Thái Nguyên: Câu chuyện bi thảm của một vận động viên

Đó là câu chuyện về số phận bi thảm của anh Nguyễn Hồng Quang xóm Phả Lý, xã Văn Hán, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên khi không may bị phóng điện tại nương chè.

Bình luận mới nhất