| Hotline: 0983.970.780

Cao Bằng đón nhận hai danh hiệu lớn do UNESCO và Thủ tướng trao tặng

Chủ Nhật 25/11/2018 , 07:45 (GMT+7)

Tối ngày 24/11, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã tham dự chương trình đón nhận danh hiệu “Công viên địa chất toàn cầu Non nước Cao Bằng” do UNESCO công nhận và Bảng xếp hạng di tích Quốc gia đặc biệt địa điểm Chiến tháng biên giới 1950 do tỉnh Cao Bằng tổ chức.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc trao Bảng xếp hạng Di tích lịch sử Quốc gia đặc biệt “Địa điểm chiến thắng biên giới năm 1950

Công viên địa chất Non Nước Cao Bằng là một công viên địa chất quốc gia có diện tích hơn 3275 km2 nằm tại vùng đất địa đầu của Việt Nam thuộc tỉnh Cao Bằng, bao gồm các huyện Hà Quảng, Trà Lĩnh, Quảng Uyên, Trùng Khánh, Hạ Lang, Phục Hòa và một phần diện tích của các huyện Hòa An, Nguyên Bình và Thạch An. Công viên địa chất là nơi mang giá trị lịch sử 500 triệu năm của Trái Đất qua các dấu tích còn lại ở đây. Các hóa thạch, trầm tích biển, đá núi lửa, khoáng sản, đặc biệt là các cảnh quan đá vôi, là những minh chứng tuyệt vời cho sự tiến hóa và thay đổi của Trái Đất. Ngày 12 tháng 4 năm 2018, công viên chính thức được UNESCO công nhận là công viên địa chất toàn cầu, trở thành công viên địa chất toàn cầu thứ hai tại Việt Nam sau Công viên địa chất Cao nguyên đá Đồng Văn tại Hà Giang.

Công viên địa chất Non Nước Cao Bằng có diện tích hơn 3275 km2 nằm trên địa bàn 9 huyện tại tỉnh Cao Bằng là nơi sinh sống của hơn 250.000 người thuộc 9 dân tộc của Việt Nam như Tày, Nùng, H’Mông, Kinh, Dao, Sán Chay.. Đến nay, các nhà khoa học đã phát hiện, đánh giá và đề xuất xếp hạng trên 130 điểm di sản địa chất độc đáo, với các dạng địa hình, cảnh quan đá vôi phong phú, đa dạng, như các tháp đá, nón, thung lũng, hang động, hệ thống sông hồ, hang ngầm đã phản ánh một chu kỳ tiến hóa karst hoàn chỉnh ở vùng nhiệt đới phía Bắc Việt Nam. Thêm vào đó là rất nhiều kiểu loại di sản địa chất khác như các hóa thạch cổ sinh, ranh giới giữa các phân vị địa chất, đứt gãy, các loại hình khoáng sản hình thành trong khu vực, tất cả cùng minh chứng cho lịch sử phát triển địa chất phức tạp, kéo dài đến hơn 500 triệu năm ở vùng đất này.

Ông Micheal Crof – Trưởng đại diện Văn phòng UNESCO tại Việt Nam trao danh hiệu Công viên địa chất toàn cầu Non nước Cao Bằng

Trong khu vực của Công viên địa chất còn là nơi có chứa nhiều danh lam thắng cảnh nổi tiếng có thể kể đến như Thác Bản Giốc, Quần thể hồ Thang Hen, khu du lịch sinh thái Phia Oắc, Phia Đén. Ngoài ra, đây cũng là vùng đất có bề dày văn hóa, lịch sử với hơn 215 di tích văn hóa, lịch sử được xếp hạng, trong đó có 3 Di tích quốc gia đặc biệt là Rừng Trần Hưng Đạo, Khu di tích Pác Bó và Di tích lịch sử Địa điểm Chiến thắng Biên giới năm 1950.

Thay mặt cho Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên Hiệp Quốc UNESCO, ông Micheal Crof – Trưởng đại diện Văn phòng UNESCO tại Việt Nam trao danh hiệu Công viên địa chất toàn cầu Non nước Cao Bằng cho tỉnh Cao Bằng. Đồng thời mong muốn tỉnh sẽ có những biện pháp bảo tồn và phát huy những giá trị cảnh quan trong quá trình phát triển kinh tế, xã hội của địa phương.

Cũng trong buổi lễ đón nhận này, tỉnh Cao Bằng đã được Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc trao Bảng xếp hạng Di tích lịch sử Quốc gia đặc biệt “Địa điểm chiến thắng biên giới năm 1950 huyện Thạch An, Cao Bằng. Đây là một khu di tích gắn liền với sự nghiệp hoạt động cách mạng của Chủ tịch Hồ Chí Minh, với chiến thắng Chiến dịch Biên giới năm 1950, ghi lại dấu ấn oanh liệt, hào hùng của một chiến thắng mang ý nghĩa chiến lược trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược.

Chương trình văn nghệ đậm chất văn hóa của vùng Việt Bắc tại lễ đón nhận

Xem thêm
Việt Nam hỗ trợ đưa nông nghiệp trở thành trụ cột kinh tế ở Venezuela

Bộ Nông nghiệp Venezuela đánh giá cao kết quả tốt vượt mong đợi về hợp tác nông nghiệp song phương, ngay cả trong điều kiện Venezuela vô cùng khó khăn.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Tử vong vì bị bạn nhậu đâm nhầm

Trong quá trình xô xát với người ở bàn bên cạnh, người đàn ông 51 tuổi vô tình đâm tử vong bạn nhậu của mình tại phố Cự Lộc, quận Thanh Xuân, Hà Nội.

Hai giám đốc sở chỉ đạo cứu lúa trên cánh đồng Mường Lò

Giám đốc hai Sở: NN-PTNT và Công thương tỉnh Yên Bái trực tiếp chỉ đạo chống hạn cho diện tích lúa tại cánh đồng Mường Lò (thị xã Nghĩa Lộ).

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm