| Hotline: 0983.970.780

Cao nhân xứ Mường

Thứ Sáu 30/10/2015 , 07:35 (GMT+7)

Bí quyết dùng thuốc nam chữa rắn cắn và trị chó dại của vợ chồng ông Hải nổi danh khắp vùng.

Suốt mấy chục năm qua, vợ chồng ông Nguyễn Văn Hải và bà Nguyễn Thị Tuyết ở xóm Chu, xã Trung Minh, TP Hòa Bình, tỉnh Hòa Bình miệt mài bốc thuốc cứu người. 

Hành thiện

Nhìn quanh ngôi nhà của ông, hàng trăm lọ nhựa đựng các loại lá thuốc khác nhau xếp thành hàng dài trên giá. Câu chuyện của chúng tôi bị cắt ngang khi một người phụ nữ chạc tuổi 30 đến nhà. Chị này tên Hoa, là bác sĩ ở bệnh viện tỉnh Hòa Bình.

Vừa gặp ông Hải, chị Hoa không giấu nổi nét âu lo. Trái với vẻ mặt đầy âu sầu của vị bác sĩ, ông Hải bình thản bảo: “Chị đừng lo quá! Bệnh tật thế nào nói tôi biết xem”. Lời chấn an của ông Hải giúp chị Hoa an lòng. Hóa ra chị Hoa bị chó cắn một vết rất sâu ở đùi trái. Mấy ngày qua, chị rất lo lắng vì sợ bị dính bệnh dại.

Không để bệnh nhân chờ lâu, bà Tuyết nhanh chóng lấy mấy loại lá thuốc cho vào cối giã nhỏ. Khoảng 5 phút sau, ông Hải lấy nắm lá thuốc đó bôi một ít vào sống lưng và chà đi chà lại trên vết chó cắn. Khi nắm thuốc trên tay đã hết, bà Tuyết nở nụ cười tươi: “Không sao đâu cháu ạ. Vết cắn không bị dính bệnh dại đâu”. Mọi việc diễn ra trong vài phút. Lúc này, chị Hoa mới thở phào nhẹ nhõm.

Chị Hoa kể, nghe mọi người nói vợ chồng ông Hải có cách thử chó dại cắn. Vốn là bác sĩ được đào tạo bài bản, chị cũng không tin lắm. Tuy nhiên, nhiều người thân của chị từng bị rắn độc rồi chó cắn trước đây đều xuống chỗ ông Hải chữa trị. Đến giờ mọi người đều an toàn, chứng tỏ những bài thuốc của vợ chồng ông Hải có tác dụng.

Quả thực, nếu chỉ nhìn qua cách thử thuốc xem chó cắn có bị dại hay không, ít người tin vợ chồng ông Hải làm được. Lát sau ông Hải vào nhà lấy cuốn sổ dày ra cho tôi xem. Trong đó ghi đầy đủ tên tuổi, địa chỉ, số điện thoại của tất cả những người đã từng đến chỗ ông chữa trị. Trong đó phần lớn là bị chó hoặc bị rắn độc cắn. Sau mỗi năm cuốn sổ này ngày một dày hơn.

Cách đây vài hôm, có một cháu bé ở huyện Kim Bôi bị rắn lục cắn. Gia đình đưa đến chỗ ông Hải trong tình trạng bất tỉnh. Xem qua vết rắn cắn, ông Hải liền bảo người nhà cháu bé tháo băng ra. Người nhà sợ tháo băng, độc tố sẽ chạy vào tim. Ai cũng không dám làm.

Ông Hải lấy lọ thuốc cho cháu bé uống. Sau vài phút, cậu bé dần hồi tỉnh. Cảm giác đau buốt khi độc tố vào người cũng tan biến. Người nhà cậu bé xin thêm thuốc nhưng ông Hải bảo: “Không cần đâu. Uống hết cái chai nhỏ này là khỏi”. 

17-24-42_img_20140729_165909
Chân dung ông Hải

Tuy là người hành nghề bốc thuốc nhưng ông Hải lại không sống bằng nghề này, ông vẫn làm ruộng, tăng gia SX. Bà Tuyết ngày ngày đi dạy học. “Nhìn ông ấy tận tụy cứu chữa người bệnh, tôi cũng tò mò tìm hiểu. Không ngờ ở xứ Mường này lại có nhiều loại lá cây kì diệu đến thế”, bà Tuyết tâm sự.

Tranh thủ những ngày nghỉ, bà Tuyết cũng lặn lội cùng chồng vào rừng tìm thuốc. Có hôm đi cả ngày mệt bở hơi tai mới kiếm được cây thuốc quý, bà Tuyết càng hiểu và thông cảm hơn với nỗi đau đáu của chồng với cái nghề đang theo đuổi. Từ đó bà cũng say mê hỏi chồng từng loài cây, loại lá chữa bệnh. Chẳng mấy chốc, bà Tuyết cũng có thể bốc được thuốc. Khi bà nghỉ hưu, người bệnh đến nhà ngày một nhiều, bà đã san sẻ được rất nhiều khó khăn với chồng.

Với người dân ở Hòa Bình, hầu như gia đình nào quanh thành phố cũng biết đến vợ chồng ông Hải đức độ, giàu lòng nhân ái. Tình yêu đã đưa họ đến với nhau và giờ cùng nhau chung sức làm việc thiện bốc thuốc cứu người.

Cũng giống như chồng, bà Tuyết luôn lấy cái đức, cái tâm từ bi của mình để hành nghề. Ai đến cũng được vợ chồng bà tiếp đón và đối đãi tận tình. Không ít người nghèo quá đến lấy thuốc, ông Hải đã chữa trị cho miễn phí.

“Vợ chồng tôi được ăn lộc rừng, biết tìm cây thuốc cứu người. Mình càng phải ra sức cứu được càng nhiều người càng tốt. Làm nghề thuốc mấy chục năm, nhưng vợ chồng tôi không coi việc hành nghề để làm giàu. Cứu được một người tai qua nạn khỏi, tránh được bệnh tật là niềm vui và cũng là nguồn động viên để vợ chồng tôi làm nghề”, bà Tuyết chia sẻ.

Được cao nhân truyền nghề

Bố mẹ ông Hải đều là người Mường lại biết nghề thuốc. Ông Hải cho hay: "Từ bà nội cho đến mẹ tôi đều là người giỏi bốc thuốc. Trước đây, ai bị đau ốm, các cụ đều dùng cây, lá ngoài rừng chữa bệnh, chứ không dùng thuốc Tây như bây giờ. Tiếng tăm và lòng tốt của bà nội tôi khi đó đã nổi tiếng khắp vùng".

Ông Hải là cháu đích tôn ở trong nhà, lại là người có duyên nghiệp với nghề thuốc nên được bà nội truyền nghề cho. Hằng ngày bà nội đi hái thuốc là ông đi theo sau. Dấu chân của hai bà cháu đã đặt lên khắp các cánh rừng của huyện Kỳ Sơn.

Sau mỗi năm lớn lên, ông Hải lại được bà nội chỉ cho thêm nhiều bài thuốc và cây thuốc khác nhau. Bà nội chỉ truyền miệng nên ông Hải phải tự nhớ và tự học thuộc những điều bà truyền dạy.

Năm lên 13 tuổi, ông Hải đã thuộc nằm lòng nhiều bài thuốc quý của người Mường. Ông có thể tự tin vào rừng hái lá thuốc về nhà cứu người. Đến giờ có một điều ông Hải vẫn không lý giải được về các bài cứu người đầy lạ lẫm mà bà nội truyền lại cho mình. Ngoài những vị thuốc nam ở ngoài rừng, bà con biết “mằn”, “hả”… tức là chữa bệnh dùng mẹo chứ không dùng thuốc. 

17-24-42_img_20140729_171926
Bài thuốc có thể biết được vết chó cắn có bị dại hay không

Nắm được những “bí kíp” chữa bệnh kì bí đó nhưng ông Hải cũng ít khi vận dụng. Năm 18 tuổi, ông lên đường nhập ngũ và đóng quân ở vùng Lập Thạch (Vĩnh Phúc). Đây là cơ may giúp ông lĩnh hội được bài thuốc chữa chó dại cắn đầy hiệu nghiệm. Ngày đó, ở trong đơn vị có một anh nuôi bắt được con chó con rồi mang về bếp nuôi. Trong quá trình chăm sóc, dãi của con chó này lại rơi vào vết thương ở ngón tay của anh nuôi.

Anh nuôi không hề biết chú cún con kia bị dại. Khoảng 1 tuần từ khi bắt về nuôi, con chó bị chết. Ít lâu sau, anh nuôi lên cơn co giật. Mọi người đưa đến bệnh viện, các bác sĩ đều “bó tay” vì cơn dại đã phát. Đơn vị vội vàng đưa anh đến nhà ông Nguyễn Quốc Hùng, một thầy lang nổi tiếng ở Lập Thạch để chữa trị.

Ông Hải là một trong những người lính đưa anh nuôi đến nhà ông Hùng. Qua câu chuyện của ông Hùng, ông Hải mới biết, ông Hùng có nhiều bài thuốc rất đặc biệt. Ông Hải đã được vị thầy lang kia nhận làm đệ tử và truyền lại cho những bài thuốc rất độc đáo để thử xem vết chó cắn có bị dại hay không. Vị này còn chỉ cho ông Hải biết bài thuốc nam chữa chó dại cắn khi bệnh chưa tái phát.

Sau 7 năm ở trong quân ngũ, ông Hải đã cứu được nhiều đồng đội nhờ bài thuốc độc đáo đó. Ngày ra quân, trở lại quê nhà, ông còn kì công nghiên cứu và tìm hiểu thêm nhiều bài thuốc của xứ Mường để bổ sung cho bài thuốc chữa chó dại cắn. “Đến giờ các trường hợp đưa đến tôi, nếu chưa bị phát dại, tôi đều có thể chữa trị được”, ông Hải tự tin khoe về tài năng của mình.

Xem thêm
Đưa tư duy thị trường vào phát triển khoa học - công nghệ trong nông nghiệp

Chiều 19/4, Bộ NN-PTNT phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức Hội nghị trao đổi về nội dung phối hợp hoạt động khoa học - công nghệ (KHCN) giữa hai bộ.

Việt Nam hỗ trợ đưa nông nghiệp trở thành trụ cột kinh tế ở Venezuela

Bộ Nông nghiệp Venezuela đánh giá cao kết quả tốt vượt mong đợi về hợp tác nông nghiệp song phương, ngay cả trong điều kiện Venezuela vô cùng khó khăn.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Bắc Kạn lại hứng chịu mưa lớn kèm gió lốc gây nhiều thiệt hại

Khi người dân đang tập trung khắc phục hậu quả dông lốc thì đêm qua, rạng sáng nay (20/4) tiếp tục xảy ra mưa lớn kèm gió lốc gây thiệt hại ở nhiều nơi.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm