| Hotline: 0983.970.780

CAO SU CÔNG NGHIỆP KÊU “ĐÓI” NGUYÊN LIỆU ?

Thứ Năm 09/12/2010 , 10:51 (GMT+7)

CAO SU CÔNG NGHIỆP KÊU “ĐÓI” NGUYÊN LIỆU?

Các DNSX sản phẩm cao su công nghiệp (thuộc Tập đoàn Hóa chất VN-Vinachem) đang kêu trời vì “đói” nguyên liệu, trong khi các Cty cao su XK mủ nguyên liệu trong nước lại ăn nên làm ra vì giá mủ XK tăng cao ngất ngưởng. Nghịch lý chăng?

KHỔ VÌ NGUYÊN LIỆU ƯU TIÊN XK

Tại buổi làm việc với Cục Hóa chất (Bộ Công thương) mới đây, các DN cao su công nghiệp (chủ yếu sản xuất sản phẩm săm lốp xe các loại) kêu khó vì thiếu nguồn cao su nguyên liệu. Cụ thể như Cao su Đà Nẵng (DRC) chỉ mua được 4.000 tấn cao su nguyên liệu so với nhu cầu 13.000 tấn cho năm 2010; Cao su Sao Vàng (SRC) không thể mua đủ số lượng 8.000 tấn nguyên liệu; Cao su Miền Nam (CSM) gặp khó khăn tương tự.

Các DN này cho biết giá cao su nguyên liệu tăng cao khiến doanh thu, lợi nhuận của họ sụt giảm mạnh. Chẳng hạn, lợi nhuận sau thuế quý III/2010 của DRC giảm tới 69,01%, còn SRC giảm 52,77% so với cùng kỳ. Ông Đinh Ngọc Đạm, TGĐ DRC cho biết, hàng tháng DRC có nhu cầu sử dụng khoảng hơn 1.600 tấn mủ cao su các loại để sản xuất săm lốp và sản phẩm cao su kỹ thuật, trong đó nhu cầu cao su SVR 3L khoảng 1.000 tấn/tháng.

 “Trước đây, chúng tôi có nguồn cung cấp ổn định nhờ mua mủ từ một vài công ty cao su ở Tây Nguyên và miền Trung. Tuy nhiên, thời gian gần đây giá mủ lên quá cao, họ ưu tiên XK nên công ty gặp nhiều khó khăn trong việc mua mủ để sản xuất” – ông Đạm nói. Các DN khác cũng cho rằng, từ đầu năm đến nay khi giá cao su nguyên liệu liên tục tăng cao (hiện ở mức trên 80 triệu đồng/tấn), các DN trực thuộc Tập đoàn Công nghiệp Cao su VN (VRG) ưu tiên XK hơn là bán cho các DN VN đã khiến ngành sản xuất sản phẩm cao su công nghiệp trong nước bị “đói” giữa vùng nguyên liệu dồi dào.

VRG NÓI GÌ?

Đề cập vấn đề các DN thuộc VRG ưu tiên XK mà ít bán hàng cho các DN cao su trong nước, ông Trần Ngọc Thuận, TGĐ VRG khẳng định: “Nếu bảo rằng các DN thành viên VRG chỉ tập trung XK mà bỏ rơi các nhà sản xuất trong nước là chưa chính xác. Bởi trong kế hoạch hàng năm, VRG luôn dành 10-15% sản lượng để cung cấp nguyên liệu cho các nhà máy sản xuất cao su trong nước”. Cụ thể, từ năm 2003 giữa Tổng công ty Cao su trước đây (gọi tắt Geruco, sau này chuyển thành VRG) và Vinachem đã ký văn bản thoả thuận tiêu thụ sản phẩm của nhau.

Theo đó, từ năm 2004–2010, Geruco (tức VRG) cung cấp cho thành viên thuộc Vinachem từ 40.000 – 100.000 tấn mủ, đổi lại Geruco mua phân bón, hoá chất, săm lốp ôtô… của Vinachem. Hiện nay, về vấn đề cung cấp cao su nguyên liệu, VRG đã chỉ định Cty Cao su Kon Tum, Mang Yang bán mủ cho Công ty Cao su Sao Vàng; các công ty Chư Sê, Chư Prông, Quảng Trị cung cấp mủ cho cao su Đà Nẵng; Phước Hoà, Dầu Tiếng cung cấp mủ cho Casumina.

VRG cũng cho rằng, sở dĩ một số DN cao su công nghiệp kêu thiếu nguyên liệu thời gian gần đây là do lỗi của chính họ. Bởi khi vào những thời điểm hoạt động XK cao su gặp khó khăn, giá giảm, hàng không bán được, thì những DN này cũng “bỏ của chạy lấy người”, không chịu lấy hàng dù hợp đồng đã được ký kết. Trong khi đó, quan điểm của VRG là tăng cường ký các hợp đồng dài hạn (dù đa phần có giá thấp hơn hàng chuyến) nhằm đảm bảo tính ổn định, bền vững về đầu ra, bởi thực tế giá cao su cũng biến động khó lường. Trong khi đó, rất ít DN cao su công nghiệp có kế hoạch mua dài hạn.

“Đứng về góc độ kinh tế thị trường thì nhà sản xuất sẽ ưu tiên bán hàng cho ai mua sản phẩm của họ với giá cao hơn, dù đó là DN trong nước hay nước ngoài. Tuy nhiên, nếu các DN trong nước mua hàng ổn định, lâu dài theo giá thị trường thì chúng tôi chắc chắn sẽ ưu tiên bán trong nước. Nhưng quan trọng là phải xây dựng được mối quan hệ tin cậy, bền vững, sướng khổ chia sẻ cùng nhau” - ông Thuận bày tỏ quan điểm.

BOX:

Hiện ngành công nghiệp cao su sản xuất săm lốp, găng tay, băng tải, các sản phẩm cao su kỹ thuật… của VN mỗi năm sử dụng khoảng 100.000 tấn mủ cao su nguyên liệu/tổng sản lượng 750.000 tấn mủ mỗi năm của cả nước. Riêng 3 DN sản xuất sản phẩm cao su công nghiệp thuộc Vinachem là DRC, CSM và SRC tiêu thụ khoảng 45.000 tấn mủ nguyên liệu/năm. Mức tiêu thụ này chỉ bằng khoảng 15% sản lượng khai thác và chế biến hàng năm của VRG. Điều đó cũng đồng nghĩa VRG vẫn phải dựa vào thị trường nước ngoài để tập trung XK.

 

Chú thích hình: Các DN SX sản phẩm cao su công nghiệp đang than đói nguồn nguyên liệu.

ĐỖ QUYÊN

 

 

08122010185020.jpg

Xem thêm
Tạm giữ 300 chiếc xe đạp không rõ nguồn gốc

THÁI NGUYÊN 300 chiếc xe đạp vi phạm có tổng trị giá 300 triệu đồng, trên vỏ hộp và hàng hoá không có thông tin về nơi sản xuất, xuất xứ.

Bắt tạm giam 3 nguyên Trưởng Phòng Giáo dục và Đào tạo ở Quảng Nam

Các bị can đã có hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn, thỏa thuận và nhận hối lộ để thực hiện hành vi vi phạm pháp luật trong đấu thầu thiết bị giáo dục.