| Hotline: 0983.970.780

Cao su gãy đổ thiệt hại không nhỏ

Thứ Năm 05/04/2012 , 10:06 (GMT+7)

TCty Cao su Đồng Nai họp bàn giải quyết khắc phục hậu quả gãy đổ gần 200 ngàn cây cao su đang khai thác (trên 400 ha) do cơn bão số 1 gây ra...

Cây cao su chuẩn bị vào mùa khai thác mới năm 2012 của TCty CS Đồng Nai gãy tan hoang vì bão 

Hôm qua (4/4), TCty Cao su Đồng Nai họp bàn giải quyết khắc phục hậu quả gãy đổ gần 200 ngàn cây cao su đang khai thác (trên 400 ha) do cơn bão số 1 gây ra vào ngày 1/4. Đây là DN bị thiệt hại nặng nề nhất của khu vực miền Đông Nam bộ.

>> Bão bất thường, tan nát vườn cây

Ông Châu Văn Buôn (Phó TGĐ TCty) cho biết, đây là đợt thiệt hại nặng nề và bất ngờ nhất cho DN từ trước đến nay do thiên tai. Sắp tới công tác khắc phục hậu quả dự báo sẽ gặp nhiều khó khăn do diện tích gãy đổ xảy ra trên diện rộng và rải rác ở nhiều nông trường.

Gần như ở 13 nông trường trực thuộc TCty đều bị dính, nhưng nặng nhất tập trung ở hai nông trường cao su Ông Quế và Dầu Giây với số cây bị gãy đổ lên tới 60 ngàn. “Do toàn bộ cây cao su bị bật gốc, gãy xé ngang trông như bãi chiến trường không thể neo chống được nên sau khi kiểm tra thống kê, chúng tôi đã đề xuất với Tập đoàn CNCS VN là cho thanh lý bán ngay gần 200 ngàn cây, bởi nếu chậm ngày nào cây chết khô ngày đó, lúc đó chết dở!” - ông Buôn nói.

Nên nhớ, 1 ha cao su khai thác ở khu vực ĐNB có năng suất bình quân 1,8 tấn/ha thì tiền lợi nhuận thu từ việc bán 1 tấn mủ không dưới 30 triệu. Tức 1 ha thu lợi nhuận 70-80 triệu mỗi năm. Trong khi đó, cây cao su bị gãy đổ buộc phải cưa, cắt thanh lý rơi trong thời điểm “ế hàng”, bởi ngành gỗ chế biến hiện đang khốn đốn bí đầu ra. So năm ngoái, 1 cây cao su tốt giá thanh lý từ 800 ngàn đến 1 triệu đồng thì năm nay chưa đến 500 ngàn đồng. Bình quân 1 ha cao su bị gãy đổ dự kiến chỉ bán được khoảng 160-200 triệu, sau đó “phá lâm” trồng mới rõ ràng thiệt hại của CS Đồng Nai là khá lớn.

Tương tự, tại Cty Cao su Bà Rịa (Châu Đức, BR-VT) số cây bị thiệt hại gãy đổ tuy thấp hơn 5 lần so với CS Đồng Nai nhưng cũng rơi vào phần lớn là vườn cây khai thác thuộc nhóm I và II cho năng suất cao. Theo thống kê, có 41 ngàn cây bị gãy, đổ, trốc gốc, gãy cành nhánh (kể cả cây kiến thiết cơ bản) xảy ra trên cả 3 nông trường. Trong đó, Nông trường Bình Ba bị thiệt hại khoảng 18 ngàn, Xà Bang 19 ngàn và Cù Bị là 3,5 ngàn cây. Riêng tại NT Bình Ba, thiệt hại nặng nhất thuộc Đội 2, nơi có đến trên 9 ngàn cây cao su bị ngã đổ, trong đó chiếm 80% là cao su khai thác và đây cũng là vườn cây đang cho năng suất cao đến 2 tấn/ha, đứng vào “CLB 2 tấn mủ” của Tập đoàn. Ông Đoàn Ngọc Thanh (Phó phòng KT Cty) cho biết, thiệt hại do gãy đổ cây trong bão số 1 khoảng 6 tỷ đồng.

Tại Cty CP Cao su Hòa Bình (Xuyên Mộc, BR-VT) cũng có 40 ngàn cây cao su khai thác cùng 10 ngàn cây cao su thời kỳ KTCB bị đổ gãy. Cty này cũng đã điều động 10 ngàn công nhân ra lô tích cực dọn dẹp, ước tính thiệt hại trên dưới 8 tỷ đồng.

Xem thêm
Gạo ST24, ST25 chưa được hưởng ưu đãi thuế quan khi xuất khẩu sang châu Âu

Vừa qua, xuất hiện thông tin về việc giống gạo ST24 và ST25 đã được ưu đãi thuế xuất khẩu sang thị trường EU. Tuy nhiên, đây là các thông tin chưa chính xác.

350 lao động Đồng Tháp sang Hàn Quốc làm nông nghiệp thời vụ

Đã có 350 người lao động Đồng Tháp trúng tuyển để xuất cảnh đi làm việc thời vụ tại Hàn Quốc trong tháng 3 và tháng 4/2024.

TH và câu chuyện xây dựng thương hiệu từ chữ 'thật'

Đối với Tập đoàn TH, chữ ‘thật’ được khẳng định bằng mô hình kinh tế xanh, tuần hoàn mà doanh nghiệp đang theo đuổi, áp dụng.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm