| Hotline: 0983.970.780

Cao su xanh Tây Bắc!

Thứ Hai 21/06/2010 , 07:00 (GMT+7)

Hiện tại, 5 Cty cao su ở Tây Bắc đang mở chiến dịch khai hoang, phấn đấu đến 2015 sẽ đưa tổng diện tích cao su trồng mới đạt từ 35- 40 nghìn ha...

Vườn cao su do các đồng chí lãnh đạo cao cấp Đảng, Nhà nước trồng

Tính đến nay, chưa đầy 3 năm nhưng đội quân “tinh nhuệ” của Tập đoàn Công nghiệp Cao su VN đã trồng được hơn 10 nghìn ha cao su trên địa bàn các tỉnh Điện Biên, Sơn La, Lai Châu và Yên Bái. Hiện tại, 5 Cty cao su ở Tây Bắc đang mở chiến dịch khai hoang, phấn đấu đến 2015 sẽ đưa tổng diện tích cao su trồng mới đạt từ 35- 40 nghìn ha.

I. Lần đầu tiên lên Tây Bắc, tuy đường sá xa xôi, uốn lượn đèo cao dốc thẳm nhưng với khí thế hào hùng của bài ca “Giải phóng Điện Biên” vang lên, giục giã tôi quên hết tất cả. Vượt dốc Pa Đin, qua đèo Lũng Lô nơi anh Tô Vĩnh Diện lấy thân chèn pháo, Phan Đình Giót lấp lỗ châu mai, Bế Văn Đàn “Lấy thân làm giá súng, nát thân nhắm mắt vẫn còn ôm”. Qua những nơi “chị gánh, anh thồ”, nơi mà nhà thơ Tố Hữu từng thốt lên: “Rất đẹp hình anh lúc nắng chiều/Bóng dài in đỉnh dốc cheo leo/Núi không đè nổi vai vươn tới/Lá ngụy trang rung với gió đèo...”. Lên Điện Biên lịch sử, trong nắng sớm ban mai từ đồi A1 phóng tầm mắt nhìn về 4 phía, đâu đâu cũng một màu xanh cao su.

GĐ Cty Cao su Điện Biên Nguyễn Huy Lý dẫn chúng tôi thăm đồi cao su Nà Hí, mặc dù ở độ cao trung bình 600 mét so với mặt biển, nhưng chỉ trong vòng 2 năm, đội 2 Nà Hí đã trồng được 240 ha cao su đứng. Đội trưởng Phan Xuân Phương cho biết, lúc đầu mới đặt cây cao su xuống đất này, chúng tôi nhiều đêm mất ăn mất ngủ. Một câu hỏi luôn vang lên: Liệu cây cao su chịu được khí hậu lạnh giá miền cực bắc? Thế nhưng, sau một thời gian triển khai dự án, toàn bộ diện tích cao su đã vươn lên xanh non. Để tiếp sức cho cây cao su chúng tôi luôn chăm sóc vườn cây đúng quy trình của Tập đoàn đề ra.

Rời Đội 2 Nà Hí, chúng tôi đến Đội 1 Mường Pồn, dọc suốt chiều dài gần 70km quốc lộ 279 từ Điện Biên đi Lai Châu, phóng tầm mắt nhìn lên các ngọn đồi miên man một màu xanh, nhìn tán lá cao su y như những chùm lá ngụy trang của anh Bộ đội Điện Biên năm xưa. Vườn cao su Đội 1 cũng nằm ở độ cao trung bình 600 mét so với mặt nước biển nhưng đường lên lô thì khó khăn hết chỗ nói. Chiếc Mishubishi V6 phải cài cầu mới "cẩu" nổi nhóm phóng viên. Đứng trên đồi cao, thấy những đường liên lô ngoằn nghèo như những con trăn khổng lồ uốn mình khắp các sườn đồi. Đối lập với màu xám vàng của đường đất là màu xanh mơn mởn của 370ha cao su đội 1. Trong số này, có 280 ha trồng năm 2008, đến nay cây cao trên 4 mét, đường kính vanh thân 18 cm, tất cả đều phát triển đều tăm tắp.

Ở Điện Biên, ròng rã cả ngày trời, chúng tôi được tận mắt chứng kiến nhiều vườn cây trong tổng số 4.000 ha cao su thuộc 6 huyện và thành phố Điện Biên. Để chủ động nguồn giống, Cty Cao su Điện Biên đã hợp đồng với Cty Minh Ngọc SX cây giống tại chỗ. Hiện Cty đang có một vườn ươm giống 5 ha (giống mới Rix 121 và LH90-952, trong đó 4 ha vườn nhân gỗ tháp với số vốn đầu tư lên tới 170 triệu đồng/ha. Một ha vườn nhân gỗ tháp, năm đầu sẽ sản xuất được 200 nghìn cây giống, năm thứ 3 trở đi sản xuất được 600 nghìn cây giống, đủ để Cty phát triển trong những năm tiếp theo). Cũng theo Giám đốc Lý nếu không có gì thay đổi, cuối năm nay Cty sẽ nhận lệnh vượt qua biên giới Lào giúp bạn trồng khoảng 20 nghìn ha cao su thuộc vùng Bắc Lào. 

II. Rời Điện Biên, chúng tôi về Sơn La, thủ phủ đầu tiên của cây cao su miền Tây Bắc. Trời Sơn La nắng như đổ lửa. Bao mệt nhọc sau hành trình loanh quanh gần ngàn cây số bỗng được trút bỏ khi tận mắt nhìn thấy những cánh rừng cao su đơm chồi nảy lộc trong nắng sớm. Chúng tôi lội một vòng khắp các vùng trồng cao su của Cty CP Cao su Sơn La.

Điểm đầu tiên là Đội Cao su Ít Ong (Bản Tìn, Mường La). Bước chân vào vườn cao su đồi Búa Luông- Phiêng Tìn, nơi đặt nền móng cây cao su đầu tiên cho cả Tây Bắc chúng tôi không khỏi ngỡ ngàng trước các vườn cây cũng như hệ thống cơ sở hạ tầng nơi này. Bản Tìn xưa nay bị chia cắt với bên ngoài bởi sông suối cách trở. Những ngày mưa lũ, bị cô lập đã đành, nhưng khi lũ qua đi, đường sá lại bị sạt lở hư hỏng, gây khó khăn cho đồng bào đi lại. Vậy nhưng, sau khi Cty CP Cao su Sơn La vào đầu tư, đường nhựa đã nối thẳng vào bản, suối Tìn đã có cầu bê tông bắc qua, con em đồng bào được học trong nhà mẫu giáo khang trang mà Cty xây dựng.

Bản Tìn có 69 hộ gia đình với 300 nhân khẩu, tổng diện tích đất đồi núi 130 ha. Từ trước đến nay, đồng bào chủ yếu trồng ngô, sắn, giá trị kinh tế thấp. Vì thế, không có gì ngạc nhiên khi 100% hộ dân bản Tìn đều tham gia góp đất cho Cty phát triển cao su. Đội trưởng Đội cao su Ít Ong Lò Văn Nạo (dân tộc Thái), nguyên là Trưởng bản Tìn cho biết, bản có nhiều hộ tiên phong góp đất, điển hình như Lò Nối 1,4 ha, Lò Thị Lan gần 1 ha và chính gia đình anh góp 2,1 ha. Trước đây, trên diện tích này, mỗi năm trồng ngô, trồng sắn may lắm cũng chỉ được vài triệu, còn trồng cao su gia đình anh gồm vợ và hai con đều được nhận vào làm công nhân. Riêng lương anh đã 3,4 triệu đồng/tháng.

Những diện tích sản xuất của đồng bào nay đã trở thành những vườn cao su xanh tốt. Đội Ít Ong hiện trồng được 360 ha cao su, tất cả đều phát triển vượt yêu cầu đặt ra. Không riêng ở Đội Ít Ong mà cả hơn 4.000 ha của Cty Cao su Sơn La ở Mường La, Thuận Châu, Quỳnh Nhai, Yên Châu, Mai Sơn...đều phát triển tốt. Được sự quan tâm của Tỉnh ủy, UBND tỉnh và các huyện, xã, bà con mà kế hoạch trồng trồng 10 ngàn ha từ nay đến 2013 chắc chắn Cty sẽ hoàn thành nhanh gọn, đảm bảo vườn cây chất lượng.

Tạm biệt Sơn La, đến Lai Châu vùng đất xa xôi của tổ quốc, chúng tôi cũng cảm nhận được sự phát triển mạnh mẽ của cây cao su. Ông Lê Tiến Tình – GĐ Cty Cao su Lai Châu 1 cho biết, được thành lập năm 2008 đến nay, Cty đã huy động toàn lực trồng mới được trên 3.000 ha và dự tính cuối năm 2010 đạt trên 5.000 ha. Cây cao su bò ra khắp nơi, từ các vùng Nậm Cuỗi, Ma Quai (Sìn Hồ) đến Nậm Tăm, Nậm Cha, Pa Khóa, Khổng Lào (Phong Thổ)...Ở Cty Cao su Lai Châu 2, tuy mới thành lập cuối 2009 lại đứng chân ở vùng sâu, vùng xa với muôn vàn khó khăn nhưng Cty này cũng đã có trong tay 700 ha đất khai hoang. Ông Phan Văn Lợi – GĐ Cty Lai Châu 2 tự tin: “Mặc dù đang ngổn ngang khó khăn nhưng chúng tôi quyết tâm trồng mới đạt trên 1.000 ha vào cuối năm 2010 và phấn đấu đến 2015 đạt 10.000 ha".

Việc đưa cây cao su lên miền Tây Bắc tuy muộn màng nhưng kết quả đến nay, thật sự thành công ngoài mong đợi. Đi đến đâu, chúng tôi cũng bị cuốn hút bởi sự phát triển vượt bậc của cây cao su Tây Bắc so với nhiều vùng miền trên cả nước. 

Xem thêm
Gạo ST24, ST25 chưa được hưởng ưu đãi thuế quan khi xuất khẩu sang châu Âu

Vừa qua, xuất hiện thông tin về việc giống gạo ST24 và ST25 đã được ưu đãi thuế xuất khẩu sang thị trường EU. Tuy nhiên, đây là các thông tin chưa chính xác.

350 lao động Đồng Tháp sang Hàn Quốc làm nông nghiệp thời vụ

Đã có 350 người lao động Đồng Tháp trúng tuyển để xuất cảnh đi làm việc thời vụ tại Hàn Quốc trong tháng 3 và tháng 4/2024.

TH và câu chuyện xây dựng thương hiệu từ chữ 'thật'

Đối với Tập đoàn TH, chữ ‘thật’ được khẳng định bằng mô hình kinh tế xanh, tuần hoàn mà doanh nghiệp đang theo đuổi, áp dụng.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm