| Hotline: 0983.970.780

Cặp cử nhân trồng rau mầm!

Thứ Hai 04/08/2014 , 13:10 (GMT+7)

Đang có chỗ làm tốt với thu nhập khá, vợ chồng cử nhân trẻ mới tốt nghiệp Trường ĐH Nông nghiệp Hà Nội (nay là Học viện Nông nghiệp VN) từ bỏ công việc nhiều người mơ ước, trở về nhà SX rau mầm.

Đó là vợ chồng anh Nguyễn Duy Tuấn, chị Đoàn Thị Toan ở thôn 4, xã Đình Xuyên, huyện Gia Lâm, Hà Nội, chủ cơ sở SX rau mầm Châu Anh, một trong 5 đơn vị đầu tiên được Chi cục BVTV Hà Nội cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn vệ sinh thực phẩm.

Một chiều cuối tháng 7, chúng tôi tới thăm cơ sở Châu Anh khi chị Toan đang cặm cụi với những giá rau mầm sắp đến ngày thu hoạch. Không ngờ, với diện tích nhà xưởng khiêm tốn khoảng 100 m2 mỗi ngày tại đây cung cấp hàng chục kg rau mầm cho người tiêu dùng Thủ đô.

Giới thiệu khu nhà xưởng với hệ thống kệ, giá trồng rau mầm xếp san sát, chị Toan chia sẻ, sau khi tốt nghiệp cử nhân ngành BVTV, Trường ĐH Nông nghiệp Hà Nội như bao sinh viên cùng trang lứa, anh Tuấn, chồng chị đầu quân làm tại DN thuốc BVTV, còn chị công tác ở một tổ chức phi chính phủ. Sau 5 năm làm công tác thị trường, đi nhiều nơi ở miền Bắc, bản thân anh chị cảm thấy lo lắng trước thực trạng sử dụng thuốc BVTV.

Trong quá trình công tác có tham gia một dự án về rau mầm, chị Toan nhận thấy ý nghĩa, tiềm năng của mặt hàng rau sạch này nên bàn với chồng mở xưởng trồng rau cung cấp cho nhà hàng, siêu thị tại các quận nội thành của Hà Nội.

Lãnh đạo Chi cục BVTV Hà Nội cho biết, đơn vị đã cấp giấy chứng nhận cho 5 cơ sở đủ điều kiện ATTP trong SX, sơ chế rau mầm tại Hà Nội. Ngoài cơ sở Châu Anh còn có cơ sở SX rau mầm sạch Hoàng Đo (Chương Mỹ); cơ sở SX rau mầm Thanh Hà (Thường Tín); hộ SX rau mầm Nguyễn Thế Tuấn (Đông Anh) và Cty CP Công nghệ sinh học (Nam Từ Liêm).

Nghĩ là làm, được sự động viên của vợ, anh Tuấn xin nghỉ việc cùng vợ thực hiện ước mơ SX rau xanh, trước là phục vụ bữa ăn của gia đình, sau là cung cấp cho người tiêu dùng.

Đang dở câu chuyện, anh Tuấn vừa giao hàng về nhanh miệng góp chuyện, để có được kỹ thuật, mối hàng như hiện nay, vợ chồng anh mất trắng không biết bao nhiêu mẻ rau mầm.

Anh tâm sự: “Trồng rau bình thường đã khó, trồng rau mầm còn khó hơn nhiều, đặc biệt trong điều kiện thời tiết khắc nghiệt, thất thường như tại miền Bắc nước ta. Rau mầm rất khó tính, nếu không tưới đủ nước chúng sẽ chết khô mà tưới nhiều nước là cây chết úng nên nhiều bữa vợ chồng tôi vừa tưới xong vào ăn được bát cơm ra đã thấy những khay rau xanh mơn mởn thối không còn cọng nào”.

Theo vợ chồng anh Tuấn, thường mùa đông dễ trồng rau mầm hơn mùa hè. Hiện tại, cơ sở Châu Anh trồng chủ yếu 5 loại rau mầm là củ cải trắng, củ cải đỏ, rau muống, hướng dương và thỉnh thoảng có thêm giá đỗ theo đơn đặt hàng.

Trong các loại rau mầm trên, củ cải trắng và đỏ đang là 2 loại rau mầm được tiêu thụ với số lượng lớn nhất. Bình quân, mỗi ngày cơ sở Châu Anh cung cấp cho các siêu thị, nhà hàng, cửa hàng tại nội thành Hà Nội từ 25 - 30 kg rau mầm, trong đó mầm cải chiếm tới 70 - 80%. Thu nhập mỗi tháng gần 20 triệu đồng, tạo công ăn việc làm cho 2 lao động địa phương.

Được biết, 1 kg hạt rau cải có thể trồng được ra khoảng 5 kg rau mầm, còn 1 kg rau muống chỉ trồng được khoảng 3 kg rau mầm (do kích thước hạt rau muống to). Với mùa hè, từ lúc gieo hạt đến khi thu hoạch 5 - 7 ngày, còn mùa đông 8 - 10 ngày. Chị Toan khẳng định, cùng với nấm thì rau mầm là loại thực phẩm xanh, sạch nhất hiện nay vì ngay cả nước tưới cũng phải sạch.

Chị Toan tâm sự: “Cơ sở chúng tôi phải tự ý thức làm ra sản phẩm chất lượng nhất. Trạm BVTV huyện Gia Lâm ngày nào cũng cử 1 cán bộ tới cơ sở của chúng tôi giám sát và cấp tem chứng nhận rau an toàn nên người tiêu dùng hoàn toàn có thể yên tâm. Chúng tôi nhận thấy, từ ngày cơ sở Châu Anh được dán tem nhận diện, việc tiêu thụ rau mầm thuận lợi hơn, người tiêu dùng cũng yên tâm hơn”.

“Rất nhiều người tiêu dùng sau khi ăn rau mầm xong thấy bụng khó chịu có gọi điện hỏi vợ chồng chúng tôi nghi ngờ về chất lượng. Nhân đây, chúng tôi xin lưu ý rằng, rau mầm có hàm lượng dinh dưỡng rất cao, nếu ăn quá nhiều hay bị "rực bụng" thì cần có khẩu phần ăn ở mức độ vừa phải”, anh Nguyễn Duy Tuấn, chủ cơ sở rau mầm Châu Anh.

Xem thêm
Một con bò có thể tạo ra 2 tỷ điểm dữ liệu trong suốt cuộc đời

Theo các chuyên gia ngành chăn nuôi Mỹ, ứng dụng công nghệ gen đóng vai trò quan trọng trong nhân giống bò sữa, giúp tối đa hóa tiến bộ di truyền.

Truy tố những trường hợp để chó, mèo gây hậu quả nghiêm trọng

Đắk Lắk sẽ điều tra, truy tố, xử lý nghiêm những trường hợp không tuân thủ quy định trong việc nuôi, quản lý chó, mèo để xảy ra hậu quả nghiêm trọng.

Đốt rơm rạ là... đốt tiền

ĐỒNG THÁP Chưa khi nào nông dân thấy giá trị của rơm rạ như bây giờ, thu hoạch xong không đốt bỏ mà bán cho hợp tác xã, xử lý thành các sản phẩm đa dụng...

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm