| Hotline: 0983.970.780

Cấp huyện trắng thú y thủy sản

Thứ Ba 20/03/2012 , 12:15 (GMT+7)

Công tác thú y thủy sản chưa đáp ứng nhu cầu, người dân thả giống như thả tiền xuống nước, thấp thỏm đợi ngày "trúng bạc"...

So với các tỉnh đồng bằng sông Hồng thì Nam Định là địa phương có diện tích mặt nước nuôi trồng thuỷ sản (NTTS) khá lớn. Thế nhưng công tác thú y thủy sản chưa đáp ứng nhu cầu phát triển NTTS. Người dân thả giống như thả tiền xuống nước, thấp thỏm lo âu đợi ngày "trúng bạc"...

Đánh bạc với trời

Huyện Mỹ Lộc có 800 ha NTTS nước ngọt, tập trung chủ yếu ở các xã Mỹ Thắng, Mỹ Tiến, Mỹ Tân... Năm 2011 do dịch bệnh trên thủy sản hoành hành nên sản lượng cá thương phẩm đạt thấp, nhiều hộ nuôi lâm cảnh thua lỗ, nợ nần.

Ông Trần Quốc Sáng ở thôn Thát Đoài, xã Mỹ Thắng thầu 10 mẫu ao đầm thả cá hơn chục năm nay. Từ năm 2008 trở lại đây, hầu như năm nào cá cũng bị bệnh. Cuối năm ngoái, chỉ sau một đêm toàn bộ khu đầm cá chết nổi trắng ao. Đau nhất là hàng tấn cá trắm đen (khoảng 3- 3,5 kg/con) chuẩn bị cho đợt thu hoạch vào dịp tết bị bệnh chết phải đem nấu cho lợn ăn, ước tính thua lỗ lên tới vài chục triệu đồng. Vợ chồng con cái ứa nước mắt vì bao nhiêu vốn liếng tiền của gia đình đầu tư tan thành mây khói.

"Sau khi cá trong đầm chết hàng loạt, ông đã báo cáo phòng NN- PTNT huyện, cán bộ thú y xã xuống kiểm tra, lấy mẫu. Song họ chỉ kiểm tra lâm sàng, thấy cá đỏ mình, bong vẩy... chẳng ai đoán được đó là bệnh gì", ông Sáng nói.

“Do lực lượng cán bộ thú y mỏng nên chúng tôi mới chỉ ưu tiên cho ở các huyện ven biển có diện tích NTTS lớn. Còn lại diện tích NTTS nước ngọt khi xảy ra dịch bệnh, người dân và chính quyền phải báo cáo lên chúng tôi mới xuống xử lý. Điều gay go là hầu hết các phòng NN- PTNT huyện đến nay vẫn chưa có thú y thuỷ sản”, ông Lã Viết Hiển.

Cũng như nhà ông Sáng, ông Trần Ngọc Thao nuôi cá từ những năm 1993, hầu như năm nào cá trong ao cũng bị bệnh chết; nhất là đầu m mùa mưa và dịp cuối năm. Nhiều thì chết vài ba tạ, ít thì vài yến. Những lần cá bị dịch, ông đành bó tay, hy vọng đợt nuôi sau may mắn hơn.

Vụ cuối năm ngoái là thua lỗ nặng nhất.  Hơn 300 con cá trắm cỏ từ 3 kg trở lên bị chết, ông đem cho hàng xóm làm thức ăn gia súc. Tuy nhiên ông Thao cũng chẳng báo cho thú y bởi: "Lâu nay đã báo nhiều lần  nhưng có giải quyết được vấn đề gì đâu. Cá nhà mình nuôi, tiền mình bỏ thì đành chấp nhận thôi, chờ thú y đoán được bệnh thì đã khuynh gia bại sản, nợ nần chồng chất rồi”.

Ông Vũ Đình Sĩ, trưởng thôn Thát Đoài cho biết: "Thôn tôi có hơn 50 hộ  NTTS với diện tích mặt nước hơn 90 ha. Vụ nuôi nào gần đây ao nào cũng bị dịch khiến cho nhiều gia đình lao đao vì cá. “Chúng tôi chỉ mong các cơ quan chức năng quan tâm hơn đến người dân, chỉ cần tìm ra bệnh và có phương pháp điều trị là chúng tôi sống rồi. Hiện người dân chỉ biết nuôi theo kinh nghiệm, còn dịch bệnh thì chẳng biết đường nào mà phòng nên rất hoang mang”, ông Sĩ nói.


Người NTTS lao đao vì cá mắc bệnh

Thiếu người, thiếu thiết bị

Theo ông Trần Tất Khúc, Trưởng phòng NN- PTNT huyện Mỹ Lộc thừa nhận: "Gần đây người NTTS bị rủi ro cao do cá mắc nhiều dịch bệnh. Nhưng từ trước đến nay phòng NN- PTNT không có cán bộ phụ trách thú y thuỷ sản nên về mảng này đành bỏ trống. Chỉ khi nào dịch xảy ra rồi người dân báo lên thì chúng tôi mới biết, do không có chuyên môn nên không thể khắc phục được. Từ cuối năm ngoái huyện mới cho chỉ tiêu một công chức chuyên ngành thú y thuỷ sản. Xuống ao anh này cũng chỉ kiểm tra lâm sàng, chưa giúp gì đáng kể cho người dân.

Trao đổi với chúng tôi, ông Lã Viết Hiển, Phó Chi cục trưởng Chi cục Thú y tỉnh Nam Định cho biết: Từ khi ngành thuỷ sản sáp nhập với ngành NN- PTNT thì ở dưới địa phương, mảng thú y thủy sản chuyển về Chi cục quản lý nhà nước. Chi cục đã thành lập phòng thú y thuỷ sản. Tuy nhiên cán bộ chuyên môn quá ít, không đủ rải xuống các huyện. Với 4 người đảm nhiệm hàng vạn hecta mặt nước là không xuể. Hiện chúng tôi cán bộ cắt cử 3 người phụ trách thủy sản các huyện ven biển Hải Hậu, Nghĩa Hưng, Giao Thuỷ.

Theo ông Hiển, Chi cục đang gặp khó khăn do thiếu trầm trọng trang thiết bị phục vụ chuẩn đoán, xét nghiệm bệnh thuỷ sản. Khi dịch bệnh xảy ra, cán bộ thú y chỉ biết lấy mẫu gửi ra viện nghiên cứu chẩn đoán, Chi cục không thể tự làm được. Để có kết quả xét nghiệm thời gian nhanh nhất cũng phải 2 ngày. Nên khi xảy ra dịch bệnh cán bộ thú y thuỷ sản  chẳng giúp được gì cho bà con ngoài việc khám lâm sàng.

Ngoài tăng cường nhân lực, để hệ thống thú y thuỷ sản làm tốt  công việc cần có hệ thống máy móc, trang thiết bị xét nghiệm virus, vi khuẩn, phân tích gen, kính soi, các loại máy phân tích yếu tố môi trường, nước… ước tính lên đến chục tỷ đồng. "Hiện nay tôi tham quan mô hình quản lý thú y thủy sản ở Quảng Ninh thấy họ được đầu tư hệ thống thiết bị với hàng chục tỷ đồng. Họ đã làm rất tốt công việc xét nghiệm các dịch bệnh thuỷ sản", ông Hiển cho biết.

Xem thêm
Giải bài toán nguồn thức ăn cho ngành chăn nuôi

GIA LAI Thu hút đầu tư xây dựng các nhà máy chế biến thức ăn chăn nuôi là chủ trương đang được tỉnh Gia Lai hướng đến.

Truy tố những trường hợp để chó, mèo gây hậu quả nghiêm trọng

Đắk Lắk sẽ điều tra, truy tố, xử lý nghiêm những trường hợp không tuân thủ quy định trong việc nuôi, quản lý chó, mèo để xảy ra hậu quả nghiêm trọng.

Mời SunRice tham gia Đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao

ĐỒNG THÁP Tập đoàn SunRice đang khuyến khích nông dân ĐBSCL các biện pháp canh tác lúa bền vững và đặt mục tiêu giảm lượng khí thải carbon bằng 0 trong chuỗi giá trị vào năm 2050.

Đốt rơm rạ là... đốt tiền

ĐỒNG THÁP Chưa khi nào nông dân thấy giá trị của rơm rạ như bây giờ, thu hoạch xong không đốt bỏ mà bán cho hợp tác xã, xử lý thành các sản phẩm đa dụng...

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm