| Hotline: 0983.970.780

Casino Campuchia "đốn hạ" vườn cao su Bến Cát

Thứ Ba 15/07/2008 , 09:00 (GMT+7)

Câu chuyện nghe rất trái khoáy nhưng không phải không có lý khi nhiều nông dân huyện Bến Cát đang lâm cảnh tan cửa nát nhà vì con cái ôm tiền qua Campuchia đánh bạc. "Con dại cái mang", sau khi con cái nướng hết tiền vào trò đỏ đen, không ít gia đình đã phải bán cả nhà cửa, ruộng vườn cao su sang Campuchia chuộc chúng về.

Hai Lúa xuất ngoại chơi bài!

Tại cổng một sòng bạc.Ngày 12/7, chúng tôi về xã An Điền (Bến Cát), nơi đây có khoảng 10.000 nhân khẩu chủ yếu sống bằng nghề trồng cao su. Vừa ngồi ấm chỗ, chúng tôi được anh Nguyễn Đức Tiến - Trưởng CA xã An Điền trút bầu tâm sự. Anh cho hay bao năm rồi, cuộc sống của người dân nơi đây vốn nghèo nhưng rất yên bình. Mấy năm trở lại đây cao su có giá, cuộc sống khấm khá lên hẳn thì lại bị nạn đỏ đen “gõ cửa”. Hiện công an xã đang nắm danh sách hàng loạt đối tượng qua Campuchia chơi bạc trong đó có nhiều trường hợp…tan cửa nát nhà. Đơn cử trường hợp Lâm Chí Nghĩa (tức Hiếu, SN 1979, ngụ ấp An Mỹ). Ngày 14/2, Bự (ngụ ấp An Sơn) và Bảo (ngụ ấp An Mỹ) rủ Nghĩa qua Campuchia đánh bạc chơi. Do nghe được những lời “có cánh”, Nghĩa đã làm hộ chiếu và mang 20 triệu đồng cùng Bự và Bảo thuê taxi lên cửa khẩu Mộc Bài vào thẳng casino.

Tới casino, Nghĩa được hướng dẫn đổi tiền Việt sang USD, rồi từ USD đổi sang phỉnh (một loại thẻ bằng nhựa có nhiều màu sắc tương ứng với số tiền có trong đó được dùng riêng trong casino có mệnh giá từ 5 cent đến 10.000USD). Sau vài tiếng, cả 3 đã thua hết số tiền mang theo. Tiếc của, hơn chục ngày sau, Nghĩa lại cùng hai đối tượng nói trên đi gỡ lại. Do không có tiền, Nghĩa mượn phỉnh tại casino để chơi thì "chẳng may" thua có…15.000USD (240 triệu). Chủ sòng bài bắt Nghĩa phải viết cam kết sau 10 ngày sẽ mang tiền qua trả. Đầu tháng 5, Nghĩa lại mang theo 10 triệu qua Campuchia đánh tiếp cho đến khi không còn một cắc. Như con bạc khát nước, Nghĩa tiếp tục vay…150.000USD để “gỡ” nhưng lại thua. Lần này dù đã làm cam kết nhưng số tiền quá lớn, quản lý sòng bài không cho về mà yêu cầu Nghĩa liên hệ với gia đình mang tiền sang chuộc.

Một trường hợp “bi đát” vì cờ bạc khác là lão nông Đồng Văn Bào (SN 1962 ngụ tại ấp An Mỹ). Dù trình độ văn hoá chỉ…2/12, với nghề trồng cao su nhưng khoảng tháng 4/2008, Bào đã cùng các đối tượng địa phương là Nghĩa, Hà, Bự gọi taxi tới cửa khẩu Mộc Bài (Tây Ninh) sau đó thuê xe ôm tới sòng bạc cách cửa khẩu khoảng 500m. Bào khai, mỗi lần đi xe ôm như vậy mất 300.000 đồng/người, còn mỗi lần đi taxi từ Bến Cát tới cửa khẩu mỗi người mất 800.000 đồng. Thông thường mỗi lần đi Bào mang theo ít nhất là 15 triệu đồng, nhiều là 50 triệu đồng. Lần đầu Bào thắng được 100USD, lần sau thua mỗi lần 180 triệu đồng.

Đến bán nhà, mất người!

Anh Nguyễn Đức Tiến: Hiện tại CA xã chưa có biện pháp xử lý gì ngoài việc cho gọi những đối tượng đã tham gia đánh bạc này lên viết tường trình và cam kết không tái phạm, còn việc ngăn chặn người dân sang Campuchia đánh bài vượt khỏi quyền hạn của  chúng tôi.

Từ lời khai của Nghĩa, qua 3 lần thua bạc tại Campuchia thì số tiền bị “nướng” vào sòng lên đến 200.000USD. Do không có tiền trả, ông Lâm Văn Hoà (bố Lâm Chí Nghĩa) phải đau xót bán toàn bộ lô đất cao su ông bà để lại mà ông định làm của hồi môn cho 4 người con sang Campuchia cứu Nghĩa về…Còn trường hợp Đồng Văn Bào, trong một lần mượn của sòng bạc 7.000USD chơi thua hết đã bị giữ lại, phải nhắn vợ ở quê mang tiền qua...giải cứu. Thế nhưng “ngựa quen đường cũ”, Bào lại lẻn đi tiếp thua thêm 15.000USD bị chủ sòng bài cho người áp tải về tận nhà đòi nợ. Đồng Văn Bào phải vận động anh chị em, họ hàng cho vay tiền mang sang Campuchia trả, nhưng hiện Bào vẫn đang nợ 400 triệu. Với số nợ này, Bào phải bán hết đất đai mới mong trả hết. Tuy nhiên, đau lòng hơn một trường hợp ở xã Chánh Phú Hoà do thua bạc đã bán 19ha cao su tương đương gần 30 tỷ khiến làng trên xóm dưới xôn xao bàn tán vì tiếc nuối.

Trao đổi với NNVN anh Nguyễn Đức Tiến cho biết thêm, hiện trong xã còn nhiều nông dân có con em vẫn lén lút sang Campuchia đánh bạc. Đáng nói, tình trạng này đã có từ nhiều năm nay, nhất là từ khi mủ cao su có giá, các Hai Lúa chân đất...đột ngột lên đời. Nhiều người đến khi trắng tay mới tỉnh mộng thì đã tán gia bại sản. Nhiều nông dân trình độ thấp lại có tiền nên dễ bị các đối tượng xấu dụ dỗ bởi những câu chuyện về rượu ngon, gái đẹp, ăn bạc dễ như trở bàn tay lại không sợ bị bắt…Ông Nguyễn Văn Tuấn - Chủ tịch UBND xã Phú An băn khoăn: Mới đây trong cuộc họp giao ban với huyện chúng tôi đã đề xuất vấn đề nông dân bỏ vườn đi đánh bạc nhưng đến nay chưa có biện pháp hữu hiệu, mới chỉ dừng lại ở công tác nắm bắt đối tượng để giáo dục. Do vậy điều chính yếu vẫn là các con bạc phải tự cứu mình, tự thức tỉnh trước khi trở thành "bác thằng bần".

Xem thêm
Lãnh đạo Đảng, Nhà nước dâng hương tưởng niệm các Vua Hùng

Sáng 18/4 (tức 10/3 năm Giáp Thìn - ngày Giỗ Tổ Hùng Vương), Thủ tướng Phạm Minh Chính dự lễ dâng hương tưởng niệm các Vua Hùng tại Điện Kính Thiên trên đỉnh núi Nghĩa Lĩnh thuộc Khu Di tích lịch sử Quốc gia đặc biệt Đền Hùng ở TP. Việt Trì, tỉnh Phú Thọ.

Giá cam sành giảm mạnh, nông dân thất thu

ĐBSCL Hiện tại, cam sành loại 1 chỉ còn 5.000 đồng/kg, giảm 4.000đồng/kg so với dịp Tết Nguyên đán. Với giá bán hiện tại người trồng cam thua lỗ từ 2.000 - 3.000 đồng/kg.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Dông lốc ở Lào Cai gây thiệt hại gần 3 tỷ đồng

Các hiện tượng thời tiết cực đoan xuất hiện ngày càng gây thiệt hại lớn tài sản người dân trên địa bàn tỉnh Lào Cai.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm