| Hotline: 0983.970.780

Cắt điện không lý do đương nhiên phải bồi thường

Thứ Năm 24/06/2010 , 09:25 (GMT+7)

Bộ trưởng Bộ Công thương Vũ Huy Hoàng đã trả lời phỏng vấn NNVN chiều qua (23/6) xung quanh Nghị định mới về xử phạt vi phạm pháp luật trong lĩnh vực điện lực.

Bộ trưởng Bộ Công thương Vũ Huy Hoàng
Bộ trưởng Bộ Công thương Vũ Huy Hoàng đã trả lời phỏng vấn NNVN chiều qua (23/6) xung quanh Nghị định mới về xử phạt vi phạm pháp luật trong lĩnh vực điện lực.

Thưa ông, Nghị định số 68/2010 do Thủ tướng vừa ban hành, thay thế Nghị định 74 quy định về xử phạt vi phạm pháp luật trong lĩnh vực điện lực có điểm gì mới?

Thực chất, nội dung chính của Nghị định là quy định trách nhiệm của bên bán điện và tránh nhiệm bên sử dụng điện. Ngoài ra, vì được ban hành đúng thời điểm chúng ta đang tiếp tục thực hiện lộ trình thực hiện quy định của Luật Điện lực nên sẽ tạo dựng thêm khung pháp lý chặt chẽ hơn. Đặc biệt, đây là cơ sở để bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng.

Theo tôi, điểm mới của Nghị định chính là việc xử lý các bên dựa trên nguyên tắc và điều khoản của một hợp đồng kinh tế. Hai đối tượng bán và mua, nếu bên nào vi phạm trong hợp đồng, bên đó phải có tránh nhiệm đền bù thiệt hại. Trường hợp ngành điện ký hợp đồng với người mua điện, không thực hiện nghĩa vụ và trách nhiệm của mình, trong bối cảnh không có lý do bất khả kháng, đương nhiên sẽ phải bồi hoàn.

Lâu nay, người tiêu dùng, tức bên mua điện, luôn chịu thiệt khi bị cắt điện không rõ lý do. Nghị định mới ra đời có khắc phục được điểm yếu này, thưa ông?

Đây là vấn đề trong Nghị định được dư luận hết sức quan tâm, vì lâu nay chúng ta vẫn thường quan niệm rằng, ngành điện là ngành độc quyền. Chỉ có người sử dụng điện mắc lỗi thì ngành điện mới có quyền yêu cầu người sử dụng phải bồi thường. Ngược lại, ngành điện không có trách nhiệm đối với người mua, cho dù đó là thiệt hại do lỗi của ngành điện gây ra. Nhưng nay, nghị định đã quy định rõ rồi, cứ thế ta thực hiện thôi. Đương nhiên, cơ quan Công thương sẽ giám sát chặt chẽ việc này.

Thời gian vừa qua, có nhiều DN và người dân phản ánh việc cắt điện không báo trước, gây thiệt hại về kinh tế. Ông có cho rằng những thiệt hại trên được bồi hoàn theo Nghị định mới?

Những hiện tượng như vậy, tôi cho rằng không phải là phổ biến nhưng đó cũng là biểu hiện của quan hệ không bình đẳng giữa người bán và người mua. Tuy nhiên, cần xem xét cụ thể hơn từng trường hợp để có giải pháp phù hợp.

Băn khoăn của bên mua điện là việc thanh kiểm tra, xử lý theo quy định liệu có được thực hiện công bằng? Nhất là việc xác định lý do của ngành điện thế nào là “bất khả kháng” không phải đơn giản?

Theo điều 32 của Nghị định đã nêu rõ, Bộ Công thương có tránh nhiệm quy định cụ thể trình tự, thủ tục điều tra và xử phạt vi phạm trong lĩnh vực điện lực. Sắp tới chúng tôi sẽ có những thông tư hướng dẫn đi kèm để thực hiện, đảm bảo công bằng cho cả hai bên bán và mua. Dựa trên những quy định, các cơ quan quản lý Nhà nước sẽ xác định trong từng trường hợp cụ thể những lý do chính đáng hay không chính đáng của ngành điện.

Xin cám ơn ông về cuộc trò chuyện này!

Xem thêm
4,2 triệu Euro hỗ trợ nông dân ĐBSCL làm nông nghiệp sinh thái, thông minh

Trà Vinh Dự án được tài trợ bởi Liên minh Châu Âu và triển khai tại các tỉnh Đồng Tháp, Kiên Giang và Trà Vinh, với tổng vốn đầu tư 4,2 triệu Euro.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Chuyện làm du lịch ở miền núi Phú Thọ: [Bài 1] Đồi chè Long Cốc, nàng tiên không ban cho dân được mấy tiền

'Không mấy ai nhìn ra giá trị của rừng Xuân Sơn, Tân Sơn nên bỏ lỡ cơ hội phát triển du lịch', TS. Ngô Kiều Oanh tiếc rẻ.

Bình luận mới nhất