| Hotline: 0983.970.780

Cắt điện: Liên tục, kéo dài, bất ngờ...

Thứ Ba 15/06/2010 , 07:15 (GMT+7)

Mặc dù lãnh đạo EVN tuyên bố là đến 20/6, cung ứng điện sẽ bớt căng thẳng nhưng khoảng 2 tuần nay, hầu hết các tỉnh miền Bắc bị cắt điện sinh hoạt liên tục. Hầu hết các vùng nông thôn từ đầu tháng 4 đến nay, điện bị cắt cách nhật. Tình hình thiếu điện càng lúc càng trầm trọng hơn.

Tình hình thiếu điện ngày càng trầm trọng (Ảnh minh họa)

Mặc dù lãnh đạo EVN tuyên bố là đến 20/6, cung ứng điện sẽ bớt căng thẳng, nhưng nay đã là trung tuần tháng 6, mà tình hình thiếu điện càng xảy ra trầm trọng hơn.

Cách đây không lâu, Bộ trưởng Bộ Công thương Vũ Huy Hoàng đã nói, bắt đầu từ tháng 6 là mùa mưa, mực nước trên các hồ thủy điện sẽ được cải thiện hơn. Do đó có thể nói, khó khăn về điện sẽ chỉ kéo dài đến giữa tháng 6. Từ khoảng 20/6 trở đi, nguồn cung điện sẽ được cải thiện và trở lại mức bình thường như năm 2009. Tuy nhiên, khoảng 2 tuần nay hầu hết các tỉnh miền Bắc bị cắt điện sinh hoạt liên tục. Hầu hết các vùng nông thôn từ đầu tháng 4 đến nay, điện bị cắt cách nhật. Nghĩa là cứ một ngày có điện, thì một ngày mất điện, có hôm, điện bị cắt cả ngày hôm trước, kéo dài đến 2 giờ chiều ngày hôm sau.

Ngay tại Nghệ An, nơi được xem là mảnh đất màu mỡ cho các dự án thủy điện bởi hệ thống sông ngòi dồi dào, hàng chục NM thủy điện cũng đã và đang hoạt động, điện cũng thiếu trầm trọng. Mới đây nhất, Nhà máy thủy điện Bản Vẽ, lớn nhất Bắc Trung Bộ đã chính thức hòa lưới điện quốc gia, nhưng cũng chẳng cải thiện tình trạng cắt điện diện rộng trên địa bàn tỉnh là mấy. Chứng kiến tình cảnh cắt điện "khốc liệt" tại Nghệ An, PV NNVN thường trú khu vực Bắc Trung bộ cho biết, ngay cả việc anh muốn viết bài về việc cúp điện gửi ra toà soạn cũng không thực hiện được, vì điện bị cắt 24/24 nên không có điện mà viết bài. Ngay tại Hà Nội, người dân vẫn đang phải đối mặt với việc cắt điện vô tội vạ, cắt điện không báo trước của ngành điện.

Trao đổi với NNVN, đại diện Ban Truyền thông của EVN cho biết, tổng sản lượng điện hệ thống đến giữa tháng 6 ước đạt khoảng 9 tỷ kWh, tăng 20% so với cùng kỳ năm 2009, trong đó thuỷ điện là 2,234 tỷ kWh, nhiệt điện than là 1,340 tỷ kWh, tua bin khí là 4,1 tỷ kWh…Còn lại là NK điện từ Trung Quốc và một số nguồn khác. Sở dĩ đến trung tuần tháng 6, việc cắt điện vẫn được thực hiện ở hầu khắp các tỉnh là do thời tiết tiếp tục khô hạn, lượng mưa thấp hơn nhiều năm, chủ yếu ở vùng hạ lưu nên sản lượng điện bị tiết giảm ở các tỉnh thuộc khu vực nông thôn miền Bắc, miền Trung, miền Nam sẽ vẫn ở mức cao, có thể lên tới 10 đến 15%.

Ông Đinh Thế Phúc – Phó Cục trưởng Cục Điều tiết điện lực (Bộ Công thương) cho biết: Việc cắt điện đột ngột, gây thiệt hại cho sản xuất là phải đền bù. Tuy nhiên, thủ tục để được đền bù rất phức tạp và khó khăn do chưa có đầy đủ cơ sở pháp lý. Hiện tại, Cục Điều tiết điện lực đang soạn thảo Nghị định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực điều tiết điện lực. Khi nghị định được ban hành, những trường hợp cắt điện không báo trước gây thiệt hại cho sản xuất sẽ phải đền bù theo quy định.

Theo ông Phạm Mạnh Thắng, Cục trưởng Cục điều tiết điện lực (Bộ Công thương), thì chắc chắn mốc thời gian 20/6 sẽ cung ứng tương đối đủ điện để hạn chế việc cắt điện luân phiên mà EVN đề ra là không thể thực hiện được, bởi theo lý giải của EVN thì nhu cầu điện của thời điểm này năm nay cao hơn 20% so với năm ngoái, và cũng cao hơn tính toán của EVN là 15%.

Trong một động thái khác, Trung tâm Dự báo khí tượng Thuỷ văn Trung ương cho biết, trận mưa lớn trên diện rộng diễn ra trong những ngày qua tại các tỉnh miền Bắc, đặc biệt là tại một số tỉnh miền núi như Lào Cai, Hà Giang... cùng với lũ tiểu mãn xuất hiện trên thượng nguồn đã giúp mực nước tại hồ Hòa Bình qua khỏi mực nước chết. Theo đó, lưu lượng nước về hồ Hòa Bình những ngày qua đã đạt 900m3/s, tại Sơn La là 1.000m3/s. Trung tâm này cũng cho biết, đợt lũ tiểu mãn ở khu vực miền Bắc xuất hiện muộn hơn so với trung bình nhiều năm khoảng 1 tuần lễ, do mùa mưa đến muộn. Như vậy, việc thiếu điện mà EVN đã từng đổ lỗi “do ông trời” là khó có thể chấp nhận.

Nhìn vào con số mà báo cáo của Bộ Công thương mới đây đưa ra, trong tổng số 35 dự án nguồn điện đang thi công chỉ có 5 dự án đang bám theo tiến độ, còn lại đều bị chậm từ 2-6 tháng. Trong khi đó, trong tổng số 16 dự án nguồn điện chuẩn bị khởi công trong năm nay và năm sau thì các dự án nhiệt điện đều sẽ bị chậm từ 3- 6 tháng. Nghĩa là ở các năm tiếp theo, nguy cơ thiếu điện vẫn hiển hiện trước mắt. Lý do chậm vẫn là “điệp khúc”: thiếu vốn, thiếu nhân lực...Tuy nhiên, rất nhiều tập đoàn lớn, mà điển hình là Tập đoàn Dầu khí, TCty xây dựng Sông Đà...đang muốn đổ tiền xây dựng các dự án điện ở Lào và Campuchia lại nản lòng vì lý do: Họ đã không còn chịu đựng nổi sự độc quyền của EVN.

Xem thêm
Đưa tư duy thị trường vào phát triển khoa học - công nghệ trong nông nghiệp

Chiều 19/4, Bộ NN-PTNT phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức Hội nghị trao đổi về nội dung phối hợp hoạt động khoa học - công nghệ (KHCN) giữa hai bộ.

Việt Nam hỗ trợ đưa nông nghiệp trở thành trụ cột kinh tế ở Venezuela

Bộ Nông nghiệp Venezuela đánh giá cao kết quả tốt vượt mong đợi về hợp tác nông nghiệp song phương, ngay cả trong điều kiện Venezuela vô cùng khó khăn.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Hai giám đốc sở chỉ đạo cứu lúa trên cánh đồng Mường Lò

Giám đốc hai Sở: NN-PTNT và Công thương tỉnh Yên Bái trực tiếp chỉ đạo chống hạn cho diện tích lúa tại cánh đồng Mường Lò (thị xã Nghĩa Lộ).

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm