| Hotline: 0983.970.780

Cắt giảm ít nhất 3% thủ tục hành chính

Thứ Hai 16/04/2012 , 09:49 (GMT+7)

Bộ NN-PTNT vừa tổ chức hội nghị giao ban công tác kiểm soát thủ tục hành chính (TTHC) và tập huấn rà soát TTHC theo QĐ của Thủ tướng Chính phủ.

Nhiều đại biểu "đau đầu" vì thủ tục hành chính rườm rà

Bộ NN-PTNT vừa tổ chức hội nghị giao ban công tác kiểm soát thủ tục hành chính (TTHC) và tập huấn rà soát TTHC theo QĐ của Thủ tướng Chính phủ.

Khó hoàn thành đúng tiến độ

Ông Cao Cảnh Giác, Trưởng phòng Kiểm soát TTHC (Văn phòng Bộ) cho rằng những bất cập trong công tác kiểm soát TTHC là việc thống kê, công bố TTHC của các đơn vị chậm, chất lượng rất thấp; nhất là thống kê, công bố các Thông tư mới ban hành theo TTHC chưa  đúng quy định.

Sự chậm trễ này thể hiện cụ thể tại công văn số 141/VP-KSTTHC ngày 9/3/2012 của Văn phòng Bộ góp ý hoàn chỉnh nội dung hồ sơ công bố TTHC của Vụ KH- CN&MT, Tổng cục Thủy sản để hoàn thiện, trình ký. Nhưng đã hơn 1 tháng qua, Văn phòng Bộ vẫn chưa nhận được hồi đáp từ các đơn vị này. 

Bất cập trong TTHC cũng thể hiện trong việc trả lời kiến nghị của cá nhân, tổ chức của nhiều đơn vị chưa kịp thời. Hiện mới có 3 Thông tư ban hành quy định TTHC nhưng lại công bố chậm, không đúng quy định của Chính phủ.

Đại diện Phòng Kiểm soát TTHC cũng chỉ ra rất nhiều lỗi của các đơn vị trong việc thống kế, công bố TTHC như thống kê nội dung  không đúng; không ghi cụ thể mức phí, lệ phí; chép máy móc theo nội dung văn bản pháp luật; ghi thiếu nội dung... Không phân ra các đối tượng TTHC cụ thể trong phần trích yếu, không ghi thống nhất phần phụ lục, viện dẫn.

Có đơn vị khi in phát hành lại không in bản cuối cùng đã thống nhất nên nội dung không chính xác. Có đơn vị lập biểu mẫu thống kê “lạ” không giống ai, bởi khi nhận bản mềm, Phòng kiểm soát TTHC không thể nhét được vào đề mục nào để tổng hợp (!). 

“Với tình trạng này, chắc chắn thời hạn 15/4 phải hoàn thành việc công bố các TTHC năm 2011 trở về trước mà Chính phủ yêu cầu sẽ không đạt được”- ông Giác khẳng định.

Nhằm hạn chế những bất cập trên, theo ông Giác, trong tháng 4 và quý II/2012 phòng sẽ tập trung hoàn thành việc thống kê, công bố TTHC của tất cả đơn vị chưa thống kê, công bố. Đồng thời rà soát tất cả tổ chức kiểm tra các đơn vị thuộc Bộ và đánh giá tác động về nội dung TTHC trong các Dự thảo Thông tư của Bộ.

Nhiều mẹo xử lý

Cũng tại hội nghị, ông Giác cho biết, ngành đang chỉ đạo thực hiện Quyết định số 263 của Chính phủ về việc yêu cầu 21 Bộ, ngành, 6 địa phương rà soát 24 nhóm TTHC nhằm sửa đổi, bổ sung, thay thế, bãi bỏ hoặc hủy bỏ quy định TTHC không cần thiết, không phù hợp. Chấm dứt tình trạng cán bộ, công chức, viên chức giải quyết công việc chậm trễ, cửa quyền, hách dịch, sách nhiễu và tiêu cực. Bộ NN- PTNT sẽ thực hiện với mục tiêu cắt giảm ít nhất 3% TTHC trong thời gian tới nhằm giảm bớt phiền toái, khó khăn cho người dân, DN. 

Ông Nguyễn Minh Nhạn, Chánh văn phòng Bộ NN- PTNT bức xúc: Cách làm rất đơn giản với các biểu mẫu có sẵn, nhưng tại sao các đơn vị vẫn làm chệch choạc như vậy? Điều này do chính những người tham mưu và thủ trưởng các đơn vị. Thậm chí nhiều lãnh đạo đơn vị không quan tâm hay quan tâm rất ít đến  TTHC. Có đơn vị trình Bộ trưởng một văn bản mà có tới 14 trang đính chính liên quan đến việc xử lý không theo mẫu văn bản quy định. Vì vậy mục tiêu phấn đấu 70% văn bản giải quyết thật nhanh gọn cho người dân, DN mà Bộ đã đăng ký với Chính phủ sẽ khó thực hiện".

Phòng Kiểm soát TTHC (Văn phòng Bộ) đang yêu cầu 7 đơn vị thuộc Bộ hoàn thiện 187 TTHC đạt chất lượng, đã được trình Bộ trưởng ký quyết định công bố. Dẫn đầu là Cục Trồng trọt 58 TTHC, Tổng cục Lâm nghiệp 46 TTHC, Tổng cục Thủy sản 44 TTHC, Cục Bảo vệ thực vật 19 TTHC... Vụ KH-CN&MT chưa gửi hồ sơ thống kê, công bố TTHC.
Ông Nhạn cũng yêu cầu từ nay trở đi, tất cả văn bản trước khi phát hành, phải gửi bản file mềm lên Bộ, cho dù đó là văn bản hỏa tốc. “Chúng tôi sẽ áp dụng nhiều “mẹo” đối với những đơn vị trình văn bản không đúng quy định”- ông Nhạn khẳng định.

Sau 10 ngày cấp Bộ duyệt, đơn vị phải công bố TTHC

Cục Kiểm soát thủ tục hành chính, Văn phòng Chính phủ cũng vừa tổ chức giao ban về công tác kiểm soát TTHC. Theo Cục trưởng Ngô Hải Phan, 3 tháng đầu năm, các Bộ, ngành đã ban hành 26 quyết định công bố 168 TTHC thuộc phạm vi quản lý. Văn phòng Chính phủ đã kiểm soát chất lượng và cập nhật gần 7.500 TTHC vào cơ sở dữ liệu quốc gia.

Bên cạnh một số Bộ, ngành thực hiện tốt công tác này như Bộ NN-PTNN, Công thương, Nội vụ... vẫn còn một số Bộ chưa công khai hoặc không công khai đầy đủ TTHC như Bộ TT&TT, GTVT... 9 tháng cuối năm, Cục sẽ xây dựng và tổ chức kế hoạch kiểm tra và tự kiểm tra công tác cải cách TTHC nhằm tăng cường kỷ luật, kỷ cương hành chính. Tiếp tục kiện toàn và nâng cao chất lượngcho đội ngũ làm công tác kiểm soát TTHC và các cán bộ đầu mối.

Theo ông Phan, chậm công bố TTHC có nghĩa chậm đưa những điểm mới của Chính phủ tới người dân, không công khai minh bạch những điểm có lợi cho dân. Chậm nhất 10 ngày kể từ sau khi lãnh đạo cấp Bộ đồng ý, đơn vị tiếp nhận phải cho công bố TTHC này.

Xem thêm
Thả 4,7 triệu con tôm giống ra biển Gành Hào

Bạc Liêu Đây là hoạt động nằm trong chuỗi sự kiện Lễ hội Nghinh Ông huyện Đông Hải lần thứ XXI năm 2024.

Bộ đội Biên phòng vận động chủ tàu đánh số tạm thời với tàu cá '3 không'

Bà Rịa - Vũng Tàu Trong ngày 9 và 10/4, Đồn Biên phòng Bình Châu đã tổ chức tuyên truyền về phòng, chống khai thác IUU cho các ngư dân trên địa bàn.

Xuất khẩu thủy sản 2 tháng đầu năm tăng 22,3%

Theo ước tính của Tổng cục Thống kê, trong 2 tháng đầu năm 2024, xuất khẩu thủy sản của Việt Nam đạt 1,3 tỷ USD, tăng 22,3% so với cùng kỳ năm 2023.

Có máy tời kéo thuyền, ngư dân khỏe re

QUẢNG TRỊ Chiếc máy tời nhỏ gọn nổ xình xịch, kéo theo thuyền đánh cá lên bờ một cách nhẹ nhàng. Ngư dân vì thế giảm được sức người trong khai thác hải sản.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm