| Hotline: 0983.970.780

Câu chuyện của kiểm lâm viên

Thứ Năm 04/03/2010 , 09:39 (GMT+7)

Đã hơn chục ngày sau vụ cháy, lửa đã tắt, nhưng nắng vẫn như nung, gió Lào vẫn ngùn ngụt thổi, đất khô như rang. Vì vậy câu chuyện của những người tham gia đánh “giặc lửa” vẫn nóng ran tính thời sự.

Đã hơn chục ngày sau vụ cháy, lửa đã tắt trên các cánh rừng, nhưng nắng vẫn như nung, gió Lào vẫn ngùn ngụt thổi, đất khô như rang. Vì vậy câu chuyện của những người tham gia đánh “giặc lửa” mà tôi được nghe vẫn nóng ran tính thời sự.

>> Nhiều câu hỏi lớn treo giữa rừng Hoàng Liên
>> Hàng loạt lỗ hổng

Trạm gác rừng Séo Mý Tỷ nằm chênh vênh trên sườn núi ngay đầu thôn Séo Mý Tỷ, trong vùng lõi của VQG Hoàng Liên. Ở đây gió thật khủng khiếp, gió thổi liên hồi suốt đêm ngày, suốt cả sáu tháng mùa khô, gió giật cánh cửa thình thình như bão. PGĐ Vườn Ninh Anh Vũ chỉ đống cát cạnh cổng bảo tôi: "Trước Tết đống cát này cao quá đầu người, chưa đầy một tháng gió đã thổi vẹt đi một nửa. Cát chở về để xây dựng trạm, chưa kịp xây thì xảy ra cháy rừng, công việc tạm dừng lại, chỉ tháng nữa là gió gió thổi cát bay đi hết".

Dương Toàn Thắng và hai chú bé người Mông tham gia dập lửa cứu rừng

Trạm gác rừng Séo Mý Tỷ có 8 cán bộ kiểm lâm địa bàn ở hai chốt đặt hai thôn: Séo Mý Tỷ và Tả Van Dáy do Dương Toàn Thắng là trạm trưởng. Thắng kể, hôm 8/2/2010 tức 25 tháng Chạp, vợ của kiểm lân viên Nông Văn Lâm tên là Nguyễn Thị Thành đang công tác tại Phú Thọ lên thăm chồng. Họ mới cưới nhau được gần hai tháng, Hạt KL đã đồng ý cho Lâm nghỉ Tết, ưu tiên vợ chồng mới cưới. Anh em trong Trạm cũng thấy phải, trực thay Lâm để Lâm về thăm vợ. Muốn xem nơi làm việc của chồng, vợ Lâm lên tận Sa Pa rồi thuê xe ôm vào tận đây thăm chồng.

"Từ đây về Sa Pa hơn 30 cây số, mọi người mừng quá, vì Thành là người phụ nữ duy nhất kể từ ngày thành lập Trạm đến thăm anh em chúng tôi ở nơi rừng xanh núi thẳm này. Chúng tôi tíu tít chuẩn bị bữa cơm đón Thành, cũng là bữa cơm tất niên để chia tay Lâm về quê ăn Tết. Cơm vừa dọn ra, rượu vừa mới rót thì được bà con báo có cháy rừng. Nơi cháy tận thôn Dền Thàng, giáp thôn Ma Quái Hồ xã Bản Hồ. Mọi người vội bỏ bữa cơm tức tốc lên đường dập lửa ngay. Lâm bảo vợ: Em ra ngoài thị trấn Sa Pa thuê nhà nghỉ đợi anh, em thân gái ở một mình tại Trạm gác giữa rừng không tiện, chữa cháy xong anh ra đón em về"- Thắng kể tiếp.

Thành ra Sa Pa thuê nhà nghỉ đợi chồng để cùng về Tết, đợi hai ngày rồi ba ngày…gọi điện thì không có sóng, nghe đài thì thấy rừng đang cháy to lắm. Cô cũng chẳng quen ai ở đây để hỏi, ở đến ngày 29 Tết thì hết tiền, lại chẳng có tin tức gì, vợ Lâm đành quay xuôi mà chẳng biết khi nào chồng mới ở rừng ra…Tôi hỏi Lâm: "Chữa cháy xong rừng rồi, Hạt cho cháu về thăm vợ chứ?". Lâm lắc đầu: "Có lẽ phải đợi tới đầu mùa mưa chú ạ, khi đó cháu mới xin về. Cháu điện cho vợ cháu và gia đình rằng cháu đang phải trực cháy, chưa thể về được".

Mai Văn Tuấn cán bộ 661 thuộc vườn kể: Chúng cháu được tin cháy rừng lúc đó khoảng một giờ chiều, vườn chia làm hai mũi, mũi thứ nhất có 65 người đi xuống thôn Ma Quái Hồ, nơi xuất phát đám cháy. Mũi thứ hai có 20 chiến sĩ kiểm lâm đi vào thôn Dền Thàng, cháu đi mũi này. Từ Trạm Séo Mý Tỷ đi vào tới điểm cháy khoảng 6 tiếng đồng hồ toàn leo núi. Ngoài cán bộ kiểm lâm, chúng cháu hô hào được mấy người dân cùng đi chữa cháy. Khi vào tới nơi thì trời đã sẩm tối, lửa cháy hừng hực trên các sườn núi cao chất ngất, mỗi lúc lan ra mỗi rộng. 

Kiểm tra rừng cháy

Chúng cháu chỉ có thể tiếp cận được những đám cháy nhỏ, cố gắng dập để lửa không lan sang các khu rừng xung quanh. Mọi người lao vào dập lửa, gió núi ở trên cao thật khủng khiếp, chúng tung từng đám lửa to như cái thúng bay vù vù từ thung lũng bên này sang bên kia xa vài chục mét. Vừa dập được chỗ này thì chỗ kia lửa lại bùng lên, có lúc dập được đám trước mặt thì tự nhiên thấy sau lưng mình lửa bùng cháy dữ dội, mọi người chạy dạt ra. Có lúc vừa dập xong chỗ này, gió đổi chiều lại hất ngọn lửa vào mặt. Đêm tối, lửa sáng rừng rực, mọi người chạy hết chỗ này rồi lại chạy sang chỗ kia, cả đêm cứ giằng co với “giặc lửa” như thế.

Đến sáng thì mọi người đều đuội ra, đói và khát. Lúc đi vội quá chẳng chuẩn kịp bị lương khô, số nước mang đi đã uống hết, mọi người phải vào rừng vặt chồi thảo quả và nõn chuối rừng ăn để lấy sức tiếp tục chiến đấu. Ăn chồi thảo quả bụng nóng và xót như bào, không ăn thì đói, mọi người phải cố nuốt để lấy sức. Ở giữa rừng không sóng điện thoại nên chẳng thể báo cho cơ quan tiếp tế. Bà con thôn Dền Thàng thấy đoàn cán bộ kiểm lâm đi chữa cháy từ chiều hôm trước mà không thấy ra, lửa cháy rừng thì vẫn ngút trời. Thế là họ thổi cơm, cử thêm người tiếp ứng cho đoàn.

Chiều hôm sau mũi chữa cháy Dền Thàng được bổ sung quân số và lương thực…bằng các biện pháp chữa cháy: Đốt chặn, dập lửa trực tiếp, phát đường băng cản lửa…đến chiều 10/2 thì dập tắt toàn bộ điểm cháy khu vực các thôn: Ma Quái Hồ, Tả Trung Hồ, Séo Mý Tỷ, Dền Thàng. Sau khi dập xong lửa, những người ăn chồi thảo quả lúc đó mới phát bệnh rối loạn tiêu hoá, có người lăn vật ra rừng nôn thốc nôn tháo…khiếp quá!

Nguyễn Mạnh Cường đưa tôi lên khu rừng già thôn Dền Thàng kể: Chúng cháu dường như đã kiệt sức sau mấy ngày trời chiến đấu với “giặc lửa”, nắng nóng khủng khiếp, gió thổi giàn giạt trên đầu. Chiều hôm ấy, mọi người ngồi lấy sức bên gốc cây pơ mu chết đứng cách xa đám cháy vài chục mét, chờ gió đổi chiều để tiếp tục dập lửa. Đám cháy ở tít tận phía ngoài kia, nhưng tự nhiên thấy một bụm lửa đổ ụp xuống đầu, mọi người hoảng sợ nhìn lên trời, thấy ngọn cây pơ mu đang bốc cháy rừng rực. Hoá ra gió mang những tàn lửa, thổi chúng vào hốc cây pơ mu mục, lửa bắt ngay. Pơ mu là loài cây dầu, bốc cháy như đuốc.

Trên đường lên núi, chúng tôi tình cờ gặp hai cậu bé người Mông thôn Dền Thàng, Dương Toàn Thắng cầm tay một cậu bé bảo tôi: Chú bé người Mông này tên là Trang A Dỉnh, học sinh lớp 7 còn chú kia là Giàng A Giả, học sinh lớp 5 đã tham gia chữa cháy rừng rất nhiệt tình. Tôi rất ấn tượng về hai chú bé này, vừa thấy hai cậu chỗ này, thoắt cái đã thấy hai cậu chỗ kia, lúc thì dùng dao phát, lúc thì dùng cành cây tươi dập lửa, chẳng kém gì những người lớn, nhanh như sóc…Tôi hỏi A Dỉnh: Ai bảo cháu đi chữa cháy rừng, cháu tự đi à? Dỉnh cười: Cháu nghe trưởng thôn gọi, thấy rừng cháy thì đi dập lửa thôi, cả thôn ai cũng đi cứu rừng mà…

Xem thêm
Gần 6.400 hộ dân huyện Trạm Tấu ký cam kết bảo vệ rừng

YÊN BÁI Các vụ cháy rừng ở Trạm Tấu chủ yếu do bất cẩn của người dân khi xử lý thực bì bằng lửa, vì vậy việc đốt nương làm rẫy đang được quản lý chặt chẽ.

Nghệ An thực hiện tốt Chương trình phát triển lâm nghiệp bền vững

Chương trình phát triển lâm nghiệp bền vững tạo chuyển biến căn cơ trên địa bàn Nghệ An, tỉnh này triển khai thực sự hiệu quả thông qua tỷ lệ giải ngân 100%.

Đặc sắc lễ cúng thần rừng của người Mông Nà Hẩu

Lễ cúng thần rừng là nghi lễ độc đáo được người Mông ở xã Nà Hẩu tổ chức vào ngày cuối cùng của tháng Giêng hàng năm.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm