| Hotline: 0983.970.780

Câu chuyên mới từ vùng đất 'bạt ngàn thuốc phiện'

Thứ Ba 30/01/2018 , 09:29 (GMT+7)

Đi qua những vùng trải dài hoa mơ, hoa mận đẹp đến nao lòng, chúng tôi vào sâu hơn vùng biên giới giáp nước bạn Lào ở huyện Vân Hồ. Nơi đó cái nghèo vẫn còn đeo bám, và nỗi trăn trở của lãnh đạo nơi đây là làm thế nào để vùng đất được đánh thức.

Tại Lễ Khởi công Nhà máy chế biến quả và nước hoa quả công nghệ cao Sơn La ngày 25/1 vừa qua, Phó Chủ tịch Quốc hội Tòng Thị Phóng nhớ lại, từ năm 1992 – khi bà còn là Phó Chủ tịch tỉnh Sơn La, mảnh đất này toàn trồng thuốc phiện.

Toàn khu vực Vân Hồ có tới 380 ha trồng cây thuốc phiện. Triển khai chủ trương xóa cây thuốc phiện, bà là người trực tiếp đi vận động bà con. Tin theo Đảng, Chính phủ, bà con đã bỏ cây thuốc phiện, chuyển sang trồng mận, đào và một số loại cây ăn quả khác nhưng diện tích chưa nhiều vì thiếu đầu ra

Phó Chủ tịch Quốc hội Tòng Thị Phóng trò chuyện với bà con huyện Vân Hồ

Tại huyện Vân Hồ hiện có 63.841 ha đất có thể trồng cây ăn quả, tới thời điểm này vẫn còn tới gần 1 nửa diện tích đất chưa được sử dụng (31.272 ha).

Những vùng đất còn hoang hóa tại Vân Hồ

Một số nông dân chăm chỉ đã nghiên cứu, thử nghiệm đưa một số loại cây ăn quả mới về vùng đất này, bên cạnh các loại cây mơ, mận, đào bản địa. Trong đó có những nông dân đi đầu như anh Tráng A Cao- bản Hua Tạt, xã Lóng Luông đã trồng thử nghiệm bưởi đào Phù Thọ, cam lòng vàng (có nguồn gốc giống từ cam Vinh), chanh, chanh leo… với diện tích hơn 5 ha nhưng nỗi lo lớn nhất của anh là không có đầu ra

Anh Tráng A Cao chăm sóc vườn chanh leo và cho biết sẽ mở rộng diện tích trồng nếu có đầu ra tốt

Tại xã biên giới Chiềng Xuân, một nhóm hơn 10 nông dân đã tập hợp nhau thành lập HTX cây ăn quả Tiến Thành. HTX đã phát triển được diện tích cây ăn quả khoảng 50 ha, trồng cam, nhãn, chanh leo. Anh Nguyễn Minh Nhị, Giám đốc HTX- một vị “Giám đốc nông dân chính hiệu” cho biết, nếu có đầu ra ổn định thì trồng hoa quả có thể làm giàu. Hiện tại, anh đang có nguồn thu khoảng 600 triệu đồng/năm từ vườn nhãn. Tuy nhiên, nông dân cũng có thể trắng tay nếu dội chợ, thương lái ép giá. Ngoài ra, các anh cũng gặp nhiều khó khăn trong việc bảo quản, sơ chế hoa quả.

Anh Nguyễn Minh Nhị mong muốn hợp tác bền vững với doanh nghiệp để ổn định sản xuất

Nắm bắt được mong mỏi của bà con, UBND huyện Vân Hồ và tỉnh Sơn La đã nỗ lực kết nối nông dân với doanh nghiệp thông qua các Dự án chế biến hoa quả. Ông Nguyễn Huy Anh, Chủ tịch UBND huyện Vân Hồ cho biết, đó cũng là giải pháp hiệu quả để xóa đói giảm nghèo, đảm bảo an ninh trên địa bàn vốn hết sức phức tạp về ma túy. Vì vậy, lãnh đạo địa phương không tiếc công sức cùng nhà đầu tư khảo sát vùng nguyên liệu, triển khai các chỉ đạo của UBND tỉnh thực hiện hoạt động thu hút đầu tư, tạo điều kiện cho nhà đầu tư xúc tiến dự án

Ông Nguyễn Huy Anh (thứ 3 từ phải sang) cùng nhà đầu tư là tập đoàn TH đi kiểm tra thực địa đất bàn giao làm nhà máy, thực hiện bàn giao đất sạch ngay khi tập đoàn TH nhận chứng nhận đầu tư (thời điểm tháng 7.2017)

Những nỗ lực ấy đã có thành quả. Ngày 25/1 vừa qua, tập đoàn TH khởi công Nhà máy chế biến quả và nước hoa quả công nghệ cao Sơn La trên địa bàn huyện Vân Hồ. Nhà máy có tổng vốn đầu tư 1.200 tỷ đồng (giai đoạn 1 là 300 tỷ đồng), chế biến khoảng 30.000 tấn quả/năm, tạo việc làm cho hàng trăm lao động trực tiếp và hàng ngàn lao động gián tiếp. Trong tương lai, nhà máy sẽ là động lực phát triển vùng nguyên liệu cây ăn quả hàng ngàn ha.

Lễ khởi công Nhà máy chế biến quả và nước hoa quả công nghệ cao Sơn La với sự tham dự của Phó Chủ tịch Quốc hội Tòng Thị Phóng

Bà Thái Hương- Nhà sáng lập, nhà tư vấn đầu tư của tập đoàn TH và lãnh đạo tập đoàn tin tưởng Dự án sẽ sớm mang lại hiệu quả kinh tế, hài hòa lợi ích cho cả người dân và doanh nghiệp

Bà Thái Hương chia sẻ niềm vui với thế hệ trẻ Vân Hồ
Ông Cầm Ngọc Minh, Chủ tịch UBND tỉnh Sơn La cho biết, toàn tỉnh hiện có có 323 HTX nông nghiệp hoạt động theo Luật HTX năm 2012, trong đó có 79 HTX cây ăn quả; có 47 chuỗi sản xuất, tiêu thụ trong nông nghiệp. Tuy nhiên, thu nhập từ cây ăn quả chưa đạt kỳ vọng do thiếu đầu ra và vận chuyển khó khăn. Tính trên toàn tỉnh, chỉ có 325/1054 hộ gia đình trồng cây ăn quả thu nhập từ 300 triệu đồng/ha trở lên, 26/61 HTX có thu nhập bình quân 200 triệu đồng/ha trở lên

 

Xem thêm
Nhiều mặt hàng nông sản ở ĐBSCL tăng giá

Giá bán nhiều nông sản đều tăng hơn so với cùng kỳ năm ngoái là nhờ thông qua sự liên kết với doanh nghiệp và các kênh tiêu thụ từ hệ thống siêu thị.

350 lao động Đồng Tháp sang Hàn Quốc làm nông nghiệp thời vụ

Đã có 350 người lao động Đồng Tháp trúng tuyển để xuất cảnh đi làm việc thời vụ tại Hàn Quốc trong tháng 3 và tháng 4/2024.

TH và câu chuyện xây dựng thương hiệu từ chữ 'thật'

Đối với Tập đoàn TH, chữ ‘thật’ được khẳng định bằng mô hình kinh tế xanh, tuần hoàn mà doanh nghiệp đang theo đuổi, áp dụng.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm