| Hotline: 0983.970.780

Câu chuyện OCOP ở huyện Ứng Hòa

Thứ Tư 23/12/2020 , 19:59 (GMT+7)

Điều kiện kinh tế khó khăn, đường giao thông chật hẹp, cơ sở sản xuất manh mún khiến cho huyện Ứng Hòa phải rất nỗ lực trong việc thúc đẩy chương trình OCOP.

Chế biến nông sản. Ảnh minh họa: NNVN.

Chế biến nông sản. Ảnh minh họa: NNVN.

Để thực hiện chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) Ứng Hòa đã thành lập Hội đồng đánh giá và phân hạng sản phẩm OCOP cấp huyện với 7 thành viên.

Trong đó, Phó Chủ tịch UBND làm Chủ tịch Hội đồng, Phòng Kinh tế là cơ quan thường trực giúp việc Ban Chỉ đạo Chương trình OCOP cấp huyện.

Văn phòng Điều phối chương trình xây dựng nông thôn mới huyện Ứng Hòa đã phối hợp với Văn phòng Điều phối Chương trình xây dựng nông thôn mới thành phố Hà Nội tổ chức lớp đào tạo, tập huấn cho 240 chủ thể tham gia chương trình OCOP trên địa bàn huyện và 42 cán bộ huyện, xã làm công tác xây dựng, triển khai thực hiện chương trình OCOP.

Giúp họ nắm bắt kịp thời các văn bản của Trung ương, Thành phố về xây dựng OCOP, trao đổi, học tập những phương pháp, kinh nghiệm xây dựng OCOP của các địa phương khác trên địa bàn.

Đẩy mạnh công tác tuyên truyền nhằm thay đổi nhận thức cho người dân hiểu được mục đích, ý nghĩa của Chương trình OCOP, tạo điều kiện, động lực cho các chủ thể mạnh dạn đầu tư phát triển sản phẩm lợi thế của địa phương.

Bên cạnh việc đẩy mạnh tuyên truyền hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến OCOP, UBND huyện Ứng Hòa thực hiện hỗ trợ cho các HTX, chủ thể có sản phẩm tham gia Chương trình mỗi xã một sản phẩm như: HTX sản xuất kinh doanh nông nghiệp Đoàn Kết được hỗ trợ máy cấy phục vụ sản xuất, hỗ trợ vùng sản xuất lúa chất lượng cao gọn vùng, gọn cánh;

Đăng ký nhãn hiệu tập thể “Gạo chất lượng Khu Cháy”; Hỗ trợ hoạt động xúc tiến thương mại quảng bá sản phẩm như tham gia các hội chợ triển lãm giới thiệu sản phẩm trên địa bàn thành phố Hà Nội. HTX VietGap Đồng Tiến hỗ trợ sản xuất theo quy trình VietGap, hỗ trợ thành lập mới HTX; hỗ trợ xây dựng bao bì, nhãn mác, hệ thống truy xuất nguồn gốc sản phẩm;

Hỗ trợ hoạt động xúc tiến thương mại quảng bá sản phẩm như tham gia các hội chợ triển lãm giới thiệu sản phẩm trên địa bàn thành phố Hà Nội. Tất cả các chủ thể tham gia Chương trình được hỗ trợ hoàn thiện sản phẩm  và các trình tự, thủ tục, hồ sơ.

Hiện tại Ứng Hòa có số lượng sản phẩm đã được đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP là 11 (năm 2019 có 1 sản phẩm; năm 2020 có 10 sản phẩm).

Cụ thể: Nhóm ngành thực phẩm có 5 sản gồm: 1 sản phẩm tươi sống (Bưởi Diễn Đồng Tiến đạt 3 sao); 1 sản phẩm sơ chế (gạo chất lượng Khu Cháy đạt 4 sao – HTX SXKĐVNN Đoàn Kết), 3 sản phẩm chế biến (giò chả - Thị trấn Vân Đình đạt 3 sao); Nhóm ngành đồ uống có 6 sản phẩm rượu của cơ sở sản xuất rượu Quỳnh Anh – xã Tảo Dương Văn đạt 3 sao.Có 12 chủ thể đăng ký, trong đó có 1 công ty, 4 HTX, 7 hộ kinh doanh trong đó có 4 chủ thể có sản phẩm đủ điều kiện tham gia đánh giá, phân hạng.

Tuy nhiên, mặt hạn chế của Ứng Hòa là các cơ sở sản xuất và các sản phẩm tham gia Chương trình OCOP còn ít so với tiềm năng của các xã, thị trấn.

Các sản phẩm tham gia chưa đa dạng. Còn nhiều cơ sở sản xuất thiếu kế hoạch bảo vệ, đánh giá tác động môi trường; sản phẩm chưa có nhãn mác hàng hóa. Đa số các sản phẩm thường sử dụng kênh bán hàng truyền thống.

Thị trường tiêu thụ chủ yếu tập trung trong thành phố, chưa chú trọng đến hệ thống phân phối và ít quan tâm đến hoạt động quảng bá; nhiều cơ sở sản xuất chưa có kế hoạch kiểm soát chất lượng sản phẩm, chưa ghi hồ sơ lô sản xuất…

Công tác thông tin, tuyên truyền Chương trình OCOP tại xã, thị trấn chưa thực sự sâu rộng. Sự vào cuộc của nhiều cơ quan liên quan chưa đồng bộ. Quy mô sản xuất của các cơ sở sản xuất chủ yếu còn nhỏ lẻ, kiến thức về kinh doanh, tiếp cận thị trường còn yếu.

Theo bà Đặng Thị Tươi-Trưởng Phòng Kinh tế huyện Ứng Hòa việc thực hiện Chương trình OCOP sẽ góp phần xây dựng nông thôn mới, thúc đẩy, phát huy sáng tạo cho các doanh nghiệp, HTX và người dân, đồng thời tạo điều kiện để các loại hình kinh tế ở khu vực nông thôn phát triển, nhất là các HTX, doanh nghiệp vừa và nhỏ.

Đây cũng là cơ hội tốt để đưa khoa học - công nghệ vào sản xuất, từng bước hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn; tăng cường liên kết theo chuỗi giá trị. Do đó UBND huyện đang đẩy mạnh việc tuyên truyền, hướng dẫn các chủ thể sản xuất rà soát, đăng ký sản phẩm tham gia Chương trình trong thời gian tới.

Xem thêm
424 hộ nghèo tỉnh Ninh Bình được hỗ trợ xây dựng, sửa chữa nhà ở

Năm 2024, tỉnh Ninh Bình sẽ hỗ trợ hơn 37 tỷ đồng xây dựng, sửa chữa nhà ở cho 424 hộ nghèo, khó khăn trên địa bàn.

Hưng Yên: Nhiều giải pháp đảm bảo vệ sinh môi trường nông thôn

Những giải pháp dưới đây vừa giúp giảm căn bản ô nhiễm môi trường, vừa tạo ra lượng lớn phân hữu cơ chất lượng tốt chăm bón cho cây trồng.