| Hotline: 0983.970.780

Cầu Cổ Chiên và Cao Lãnh sẽ hoàn thành trong năm 2015

Thứ Năm 26/02/2015 , 06:15 (GMT+7)

Trong năm 2015, người dân ở ĐBSCL sẽ đón nhận thêm hai niềm vui mới đó là cầu Cổ Chiên nối đôi bờ Trà Vinh và Bến Tre, cầu Cao Lãnh bắc qua sông Tiền thuộc địa phận tỉnh Đồng Tháp chính thức đưa vào sử dụng. 

Hai cây cầu này hoàn thành sẽ xóa được cảnh lụy phà, rút ngắn thời gian giao thương hàng nông sản và đi lại của người dân từ các tỉnh về TP Hồ Chí Minh và ngược lại.

Để đảm bảo tiến độ khánh thành vào ngày 19/5/2015, các kỹ sư, công nhân lao động trên công trình cầu Cổ Chiên làm việc không ngừng nghỉ. Ngày 21/2/2015 (mùng 3 Tết), Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Văn Thể đã trực tiếp đến cầu Cổ Chiên kiểm tra công tác tổ chức thi công của các nhà thầu.

Ông Nguyễn Khắc Quân, Phó TGĐ Ban quản ý dự án 7 (PMU7) cho biết, hiện tiến độ thực hiện của dự án đã đạt khoảng 82%, tăng khoảng 10% so với trước Tết. Trong những ngày nghỉ Tết Ất Mùi, trên công trường vẫn có trên 200 kỹ sư, công nhân làm việc tại 4 trụ cầu và hơn 100 công nhân làm việc tại các xà lan, trạm trộn...

Cầu Cổ Chiên nối liền hai tỉnh Trà Vinh và Bến Tre có tổng chiều dài hơn 13 km kể cả đường dẫn. Nhịp chính dài gần 1,6 km, rộng 16 m với 4 làn xe, vận tốc thiết kế 80 km/h, tĩnh không thông thuyền cao 25 m, rộng 120 m. Tổng nguồn vốn đầu 2.308 tỷ đồng, trong đó vốn nhà đầu tư chiếm 54,7% (1.264 tỷ), vốn ngân sách góp hơn 1.044 tỷ.

Trước đó, ngày 20/2/2015 (mùng 2 Tết) Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Văn Thể cũng đã đi thị sát cầu Cao Lãnh bắc qua sông Tiền nối TP Cao Lãnh và huyện Lấp Vò (Đồng Tháp). Cầu Cao Lãnh có tổng chiều dài 2 km, có làn xe ô tô vận tốc thiết kế 80km/h, tổng vốn đầu tư 145 triệu USD (tương đương hơn 3.000 tỷ đồng) do Chính phủ Australia viện trợ không hoàn lại và vốn vay của Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB).

Xem thêm
Nhiều mặt hàng nông sản ở ĐBSCL tăng giá

Giá bán nhiều nông sản đều tăng hơn so với cùng kỳ năm ngoái là nhờ thông qua sự liên kết với doanh nghiệp và các kênh tiêu thụ từ hệ thống siêu thị.

350 lao động Đồng Tháp sang Hàn Quốc làm nông nghiệp thời vụ

Đã có 350 người lao động Đồng Tháp trúng tuyển để xuất cảnh đi làm việc thời vụ tại Hàn Quốc trong tháng 3 và tháng 4/2024.

TH và câu chuyện xây dựng thương hiệu từ chữ 'thật'

Đối với Tập đoàn TH, chữ ‘thật’ được khẳng định bằng mô hình kinh tế xanh, tuần hoàn mà doanh nghiệp đang theo đuổi, áp dụng.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm