| Hotline: 0983.970.780

Cầu dây văng đầu tiên qua sông Hồng mang tên Nhật Tân

Thứ Sáu 05/12/2014 , 14:13 (GMT+7)

Với tỷ lệ 100% đại biểu có mặt nhất trí, HĐND TP Hà Nội đã thông qua Tờ trình về việc đặt tên, điều chỉnh độ dài một số đường, phố và công trình công cộng tại phiên họp sáng 5/12, trong đó có đặt tên cầu Nhật Tân.

Cầu Nhật Tân là cây cầu dây văng bắc qua Sông Hồng nối Phú Thượng (Tây Hồ) với Vĩnh Ngọc (Đông Anh), có tổng mức đầu tư hơn 13.626 tỷ đồng, kết cấu chính theo dạng dây văng với 5 trụ tháp hình thoi và 6 nhịp dây văng.

Cây cầu này được kỳ vọng là điểm nhấn cho cảnh quan trên sông Hồng qua thủ đô Hà Nội bằng kiểu dáng kiến trúc đẹp. Cầu Nhật Tân được triển khai đồng bộ với đường Nhật Tân - Nội Bài tạo nên một tuyến cao tốc nội đô hiện đại, rút ngắn thời gian di chuyển từ cảng hàng không quốc tế Nội Bài tới trung tâm Hà Nội.

Trước đó, ngày 25/8, tại buổi làm việc với Bộ trưởng GTVT Đinh La Thăng, ông Hiroshi Fukada, Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Nhật Bản tại Việt Nam đã đề xuất với Bộ trưởng Đinh La Thăng lấy tên cầu "Hữu nghị Việt -Nhật" thay cho tên Nhật Tân.

Tuy nhiên, lãnh đạo thành phố Hà Nội cho hay, theo quy định việc đặt tên cầu Nhật Tân thuộc thẩm quyền của HĐND TP Hà Nội. Việc đặt tên cầu Nhật Tân sau đó cũng đã được thành phố Hà Nội đưa ra lấy ý kiến nhân dân.

Cùng với việc đặt tên cầu Nhật Tân, 24 tên đường phố và công trình công cộng của 7 quận, huyện, thị xã đã được HĐND nhất trí thông qua.

Trong đó, 19 tên phố mới gồm: Thọ Giáp (quận Cầu Giấy); Bằng Liệt, Hưng Phúc, Đông Thiên (quận Hoàng Mai); Thiên Hiền, Sa Đôi, Phú Đô, Phố Nhổn, Hòe Thị, Tu Hoàng, Thị Cấm, Ngọc Trục, Đại Mỗ, Cầu Cốc, Miêu Nha, Cương Kiên, Đồng Me, Miếu Đầm (quận Nam Từ Liêm); Cầu Hang (thị xã Sơn Tây).

4 đường mới là: đường Quảng Oai, Phú Mỹ, Tây Đằng (huyện Ba Vì) và đường Đá Bạc (thị xã Sơn Tây). Đường Hữu Hưng (quận Nam Từ Liêm) được đề nghị điều chỉnh kéo dài.

(VnExpress)

Xem thêm
Thủ tướng Phạm Minh Chính: 'Chỉ bàn làm, không bàn lùi'

Thủ tướng nhấn mạnh tinh thần 'chỉ bàn làm, không bàn lùi', ăn tranh thủ, ngủ khẩn trương; vượt nắng, thắng mưa, hoàn thành tuyến cao tốc Hữu Nghị - Chi Lăng.

Tây Ninh chấn chỉnh nhiều nhà máy tinh bột sắn gây ô nhiễm

Nhiều cơ sở sản xuất tinh bột sắn trên địa bàn tỉnh Tây Ninh thường xuyên xả thải trực tiếp ra môi trường dù bị phạt nặng. Tỉnh này đang quyết liệt chấn chỉnh…

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Hai giám đốc sở chỉ đạo cứu lúa trên cánh đồng Mường Lò

Giám đốc hai Sở: NN-PTNT và Công thương tỉnh Yên Bái trực tiếp chỉ đạo chống hạn cho diện tích lúa tại cánh đồng Mường Lò (thị xã Nghĩa Lộ).

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm