| Hotline: 0983.970.780

Câu hỏi khó của nông dân nuôi lợn Trung Quốc

Thứ Sáu 27/09/2019 , 07:01 (GMT+7)

Tăng nuôi hay không? Đó là câu hỏi đang làm đau đầu những nông dân Trung Quốc như Fang Xinlun khi mà việc làm ăn tại thị trường thịt lợn lớn nhất thế giới giờ đây giống như một canh bạc.

nh-2142401747
Một trang trại lợn ở thành phố Kim Hoa, tỉnh Chiết Giang, Trung Quốc, đang được tẩy trùng. Ảnh: Reuters.

Fang có một trang trại lợn ở thành phố Trú Mã Điếm thuộc tỉnh Hà Nam, miền trung Trung Quốc, nhưng hiện tại, ông không thể gia tăng quy mô chuồng trại vì lo ngại dịch tả lợn châu Phi, loại virus nguy hiểm có khả năng giết chết tới một nửa tổng đàn lợn của Trung Quốc và làm giá thịt lợn tăng vọt, theo South China Morning Post.

Ông thậm chí không để người ngoài tới gần trang trại lợn, kể cả bạn bè hay người thân, vì sợ rằng thứ virus ghê gớm đã góp phần khiến Trung Quốc mất hơn 100 triệu con lợn hồi năm ngoái có thể lan tới cơ sở của mình.

“Tôi và gia đình chưa dùng bữa ở bất kỳ tiệm ăn nào suốt nhiều tháng qua bởi thực phẩm bên ngoài có thể nhiễm virus. Tôi phải cân thận hết sức”, Fang nói.

Trong bối cảnh Trung Quốc quay cuồng vì cuộc khủng hoảng lớn nhất từ trước tới nay đối với ngày công nghiệp chăn nuôi lợn đã khiến nguồn cung sụt giảm và giá cả tăng vọt, Bắc Kinh đang khuyến khích người dân tiếp tục chăn nuôi. Nhưng với những nông dân đã sống sót qua cơn bão, họ hiện cảm thấy ngần ngại bởi các giới hạn trong chính sách môi trường mà chính phủ ban hành và bản thân sự nguy hiểm của dịch tả lợn châu Phi.

Liang Liyong, chủ một trang trại có khoảng vài nghìn con lợn ở thành phố Cát An, tỉnh Giang Tây, phía nam Trung Quốc, thấy bất lực vì những mối đe dọa từ dịch tả lợn châu Phi.

“Chúng tôi phải tự quyết định liệu có nên nuôi thêm lợn hay không bởi chính chúng tôi là những người phải đối mặt với rủi ro”, Liang nói.

Chen Yun, một chủ trang trại lợn khác ở Cát An, khẳng định ông đã thiệt hại 5 triệu nhân dân tệ (700.000 USD) sau khi cơ sở với 10.000 con của ông bị nhiễm dịch tả lợn châu Phi hồi tháng 6.

“Vấn đề lớn nhất nằm ở việc chúng ta không có biện pháp phòng chống dịch thực sự hiệu quả. Các công ty bảo hiểm và chính quyền địa phương không bồi thường chúng tôi về những thiệt hại gây ra bởi dịch tả lợn châu Phi”, Cheng cho hay. “Chúng tôi chôn những con lợn chết chỉ trong vòng từ một đến hai ngày rồi sau đó phải bán 10.000 con còn sống với giá rẻ mạt, bao gồm cả lợn giống, lợn nái và lợn con. Giá lợn giống bình thường hồi tháng 6 là 16 tệ (2,2 USD)/kg nhưng tôi chỉ bán được 3,6 tệ”.

“Tôi bán lợn con với giá 100 hoặc 200 nhân dân tệ (14 hoặc 28 USD) không lâu sau khi dịch bùng phát tại trang trại mà giá lợn con trên thị trường lên tới 1.500 nhân dân tệ (211 USD) mỗi con. Trái tim tôi tan nát”, Chen chia sẻ.

Vấn đề càng trở nên trầm trọng khi Chen không nhận được bồi thường từ công ty bảo hiểm hay chính quyền địa phương vì dịch bệnh được coi là một sự việc bất khả kháng do yếu tố tự nhiên, không thể tránh khỏi hay lường trước.

Nỗi lo sợ trước dịch tả lợn châu Phi, căn bệnh hiện chưa có vaccine, cùng với chính sách phân biệt đối xử với các trang trại nhỏ trong những năm qua có thể khiến gây khó khăn cho Trung Quốc, quốc gia tiêu thụ một nửa sản lượng thịt lợn của thế giới, trong việc gia tăng nhanh chóng nguồn cung bất  chấp lới hừa trợ cấp và giúp đỡ từ chính quyền.

Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp Trung Quốc Yu Kangzhen cho biết Bắc Kinh không thể đặt hy vọng vào nhập khẩu thịt lợn để đáp ứng nhu cầu trong nước bởi tổng lượng tiêu thụ là quá lớn. Năm 2018, Trung Quố sản xuất 54 triệu tấn thịt lợn nhưng tiêu thụ tới 56 triệu tấn.

Theo Wang Zuli, nhà nghiên cứu tại Viện Khoa học Nông nghiệp Trung Quốc, dịch tả lợn châu Phi sẽ làm giảm mạnh nguồn cung nội địa và Trung Quốc sẽ thiếu hụt ít nhất 10 triệu tấn thịt lợn trong năm nay. Đây là một con số đáng quan ngại bởi tổng lượng thịt lợn có sẵn phục vụ cho xuất khẩu trên toàn cầu chỉ đạt 8 triệu tấn.

Giá thịt lợn tháng 8 tại Trung Quốc đã tăng 46,7% so với cùng kỳ năm ngoái, song tại một số khu vực, giá thịt lợn thậm chí còn tăng hơn 50%. Wang cho hay lợi nhuận gộp của một con lợn sống đã tăng lên 1.500 tệ (211 USD), gấp 7 lần mức trung bình lịch sử là 200 tệ (28 USD).

nh-1142401502
Một chủ cửa hàng bán thịt lợn ở Hà Khẩu, Vân Nam, Trung Quốc, hồi tháng 5. Ảnh: Reuters.

Chen có kế hoạch bắt đầu nuôi lợn trở lại vào cuối năm nay với khoảng 20 đến 30 con lợn nái trong trang trại cũ của mình bởi ông không đủ khả năng xây trang trại mới. “Nếu vẫn còn virus ở đó, lợn sẽ chết sớm thôi. Nếu lũ lợn sống được, tôi sẽ thử vận may tăng số lượng nuôi lên vài trăm vào đầu năm sau”, ông nói. “Chỉ nông dân mới hiểu dịch tả lợn châu Phi khủng khiếp tới mức nào”.

Chính phủ Trung Quốc đang tăng cường hỗ trợ nông dân nuôi lợn và người chăn nuôi trong một nỗ lực nhằm kiềm chế giá thịt lợn tăng và tình trạng thiếu hụt nguồn cung. Động thái này đi đôi với nỗ lực lớn hơn nhằm ổn định tâm lý thị trường và giúp đỡ người tiêu dùng, những người dễ bị tổn thương hơn cả trước các biến động về giá và thu nhập trong bối cảnh thương chiến với Mỹ chưa hạ nhiệt hẳn.

Khoảng 29 tỉnh đã áp dụng nhiều biện pháp kiềm chế khác nhau và đã chi hơn hai tỷ nhân dân tệ (281 triệu USD) tiền hỗ trợ giá cho người tiêu dùng kể từ tháng 4 tới nay, khi giá bắt đầu tăng nhanh do dịch bệnh lan rộng. Tuy nhiên, chính sách hỗ trợ này không được thực hiện trên cả nước và tại một số khu vực, mức hỗ trợ còn khá thấp.

Tình trạng giá thịt lợn tiếp tục gia tăng, đạt các ngưỡng cao mới trong những tuần gần đây, khiến Quốc vụ Viện Trung Quốc cũng phải hành động.

Hôm 20/9, giá bán buôn thịt lợn đã tăng 26% so với tháng trước đó, lên tới 30,79 nhân dân tệ/kg, theo số liệu từ Bộ Nông nghiệp Trung Quốc. Để đối phó, Quốc vụ Viện quyết định áp dụng cơ chế liên kết trợ giá thịt lợn, cho phép chính quyền địa phương tăng mức trợ giá phù hợp với mức lạm phát giá tiêu dùng đang tăng.

Chính quyền trung ương cho hay họ sẽ làm nhiều hơn để gia tăng nguồn cung thịt lợn thông qua việc thực hiện những biện pháp ngăn chặn dịch và bãi bỏ một số giới hạn đối với các trang trại lợn địa phương và cả việc vận chuyển thịt lợn.

Xem thêm
Tìm thấy virus dịch tả lợn châu Phi trong xác lợn rừng

Thủ phạm virus gây dịch tả lợn châu Phi (ASF) đã được phát hiện trong xác một con lợn rừng vừa được tìm thấy ở phía tây bắc Singapore.

Ukraine nỗ lực xâm nhập lãnh thổ Nga, Moscow xuyên thủng Patriot

Ukraine tăng cường các vụ tấn công bằng UAV và tổ chức nhiều đợt xâm nhập lãnh thổ Nga, trong khi đó, mục tiêu của Moscow là khu vực hậu phương của Kiev.

Tướng Israel tiết lộ chi phí đánh chặn 'mưa tên lửa' của Iran

Tướng Israel Reem Aminoach cho rằng Israel hôm 13/4 đã phòng thủ thành công, song chi phí cho việc phòng thủ lớn gấp 10 lần những gì Iran đã bỏ ra.

Bùng nổ thị trường thú cưng và chăm sóc thú cưng

Lần đầu tiên Triển lãm Quốc tế chuyên ngành công nghệ, sản phẩm, dịch vụ chăm sóc thú cưng được tổ chức tại TP.HCM với sự tham gia của 12 quốc gia, vùng lãnh thổ.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm