| Hotline: 0983.970.780

Cầu nối cho rau quả Việt sang Thái

Thứ Ba 02/08/2016 , 06:45 (GMT+7)

Ngay sau khi hoàn tất thương vụ mua Metro Cash  & Carry  Việt Nam, Tập đoàn TCC đã đẩy mạnh nhiều hoạt động kinh doanh,  đặc biệt là thúc đẩy xuất khẩu nông sản Việt sang Thái Lan.

Đưa trái cây Việt tới tay người tiêu dùng Thái

Thông  qua MM Mega Market Việt Nam (trước đây là Metro Cash & Carry Việt Nam), hơn 100 tấn thanh long đầu tiên của Việt Nam đã được TCC phân phối trong hệ thống Big C Thái Lan của tập đoàn này, mở đầu cho kế hoạch xuất khẩu mạnh mẽ nhiều mặt hàng nông sảnViệt khác sang thị trường Thái trong thời gian sắp tới.

Chia sẻ lí do vì sao TCC lại mang trái cây Việt sang Thái Lan, khi mà nước này đang là nước cung cấp rau quả nhiều nhất vào Việt Nam (chiếm 43% tổng kim ngạch nhập khẩu rau quả vào nước ta trong 5 tháng đầu năm 2016), ông Phidsanu Pongwatana, Phụ trách bán lẻ của Tập đoàn TCC  cho biết “Chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu thị trường, thói quen tiêu dùng của người Thái và nhận thấy rất nhiều mặt hàng Việt, đặc biệt là trái cây có tiềm năng rất lớn, không những chất lượng mà giá cũng rất cạnh tranh so với hàng Thái. Các mặt hàng đảm bảo chất lượng và đáp ứng được các tiêu chuẩn sẽ được chúng tôi mua để tiêu thụ tại Thái Lan.”

Rõ ràng đây là những tín hiệu đáng mừng, mở ra cơ hội để rau quả Việt có thể xâm nhập và chiếm lĩnh nhiều hơn tại thị trường Thái.  Tính chung đến năm 2015, các mặt hàng rau, quả của Việt Nam đã được xuất khẩu đến trên 40 quốc gia và vùng lãnh thổ. Trong đó, Thái Lan nằm trong số 10 thị trường chủ lực, bên cạnh Trung Quốc, Nhật Bản, Mỹ,  Nga, Đài Loan, Hàn Quốc, Indonesia, HàLan và Singapore.

Gần đây, trong buổi gặp gỡ Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, ông Charoen Sirivadhanabhakdi, chủ tịch Tập đoàn TCC, cho biết, Tập đoàn đang tiếp tục hoàn thiện thủ tục để được cấp phép xuất khẩu nhiều mặt hàng khác có chất lượng của Việt Nam sang Thái Lan và nhiều nước khác trong khu vực. Trong đó có nhiều sản phẩm rau quả, thực phẩm như cam sành, khoai lang (giống của Nhật), chanh, vú sữa, hồng xiêm, bột gạo ...

Cũng tại buổi gặp gỡ nói trên, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã đề nghị Tập đoàn TCC đẩy mạnh việc đưa các mặt hàng nông sản, thủy sản, hải sản cùa Việt Nam vào tiêu thụ trong hệ thống siêu thị Big C  Thái Lanvà các hệ thống bán lẻ khác của Tập đoàn ở Việt Nam cũng như ở Thái Lan và trong khu vực. 

Đẩy mạnh quảng bá nông sản Việt tại Thái Lan

Không chỉ dừng lại ở nhập khẩu trái cây Việt, Tập đoàn TCC còn đẩy mạnh quảng bá các mặt hàng nông sản là thế mạnh của Việt Nam tại thị trường Thái. Theo ông Phidsanu, Hội chợ hàng Việt tại Thái Lan sẽ được Tập đoàn TCC tổ chức trong thời gian tới.

Hiện nay, TCC đang tìm kiếm các doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam có các mặt hàng tiềm năng với thị trường Thái để tham dự sự kiện này.

“Hội chợ này chắc chắn sẽ thu hút không chỉ các doanh nghiệp Thái mà cả người tiêu dùng. Tôi cũng tin rằng, đây sẽ là cơ hội tốt để các sản phẩm Made in Vietnam tiếp cận trực tiếp tới người tiêu dùng Thái Lan”, ông Phidsanu khẳng định.

Ông Trần Kim Long, Vụ trưởng Vụ Hợp tác Quốc tế (Bộ NN&PTNT) cho rằng, Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC) đang mang đến cơ hội lớn cho nông sản Việt Nam. Hàng hóa của Việt Nam sẽ không chỉ được tiêu thụ tại thị trường 90 triệu dân mà là 640 triệu người. Trong đó, Thái Lan đang nằm trong số 10 nước có đầu tư trực tiếp lớn nhất tại Việt Nam và là đối tác thương mại hàng đầu của Việt Nam trong khu vực ASEAN.

Việt Nam và Thái Lan đang nỗ lực đưa kim ngạch thương mại song phương lên 20 tỷ USD vào năm 2020. Chính sách khuyến khích doanh nghiệp hai nước tăng cường đầu tư và hợp tác đối với những mặt hàng mà hai bên có tiềm năng, và sự vào cuộc quyết liệt của các doanh nghiệp Thái như TCC, sẽ mở ra cơ hội lớn cho nông sản Việt Nam có thể vươn lên giữ thế cân bằng trong cán cân xuất nhập khẩu về rau quả giữa hai quốc gia.

Xem thêm
Hội chợ xúc tiến thương mại khu vực kinh tế tập thể, hợp tác 2024

Hội chợ diễn ra từ 18-22/4 tại phố Trần Nhân Tông và công viên Thống Nhất, Hà Nội với sự tham gia của 120 HTX từ 44 tỉnh thành và 30 doanh nghiệp.

350 lao động Đồng Tháp sang Hàn Quốc làm nông nghiệp thời vụ

Đã có 350 người lao động Đồng Tháp trúng tuyển để xuất cảnh đi làm việc thời vụ tại Hàn Quốc trong tháng 3 và tháng 4/2024.

TH và câu chuyện xây dựng thương hiệu từ chữ 'thật'

Đối với Tập đoàn TH, chữ ‘thật’ được khẳng định bằng mô hình kinh tế xanh, tuần hoàn mà doanh nghiệp đang theo đuổi, áp dụng.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm