| Hotline: 0983.970.780

Cậu sinh viên quê lúa “quen” giật giải vàng

Thứ Sáu 08/02/2013 , 12:56 (GMT+7)

Nói là “quen” bởi trong một năm mà Bùi Tiến Thọ, sinh viên năm cuối trường Cao đẳng Du lịch Hà Nội ba lần vinh dự đứng ở bục giải cao nhất để nhận huy chương vàng.

Bùi Tiến Thọ và những kỷ niệm trong kỳ thi nấu ăn tại Indonesia

Nói là “quen” bởi trong một năm mà Bùi Tiến Thọ, sinh viên năm cuối trường Cao đẳng Du lịch Hà Nội ba lần vinh dự đứng ở bục giải cao nhất để Ban Tổ chức trao  huy chương vàng . Em cũng vinh dự "gặt vàng" tại hội thi tay nghề ASEAN lần IV tổ chức tại Indonesia cuối tháng 11/2012.

Niềm đam mê hun đúc nhờ bố

Trong căn nhà thuê rộng chừng 10 m2, Thọ mời tôi ngồi nghỉ luôn trên tấm đệm và em vẫn ngủ hàng ngày bởi “nhà thuê chật quá chị ạ” nhưng không quên kèm lẫn nụ cười tươi rạng rỡ, thật dễ mến.

Sinh ngày 12/6/1992, Bùi Tiến Thọ vừa qua tuổi 20. Cảm giác sung sướng, hạnh phúc khi em là thí sinh trẻ tuổi nhất nhưng được đứng trên bục giải cao nhất để nhận huy chương vàng đã không còn. “Em không biết bạn khác được huy chương thế nào, chứ em thì thấy bình thường” - Thọ nói. Bởi với Thọ, hành trang duy nhất mà em mang đến mọi cuộc thi là lấy kinh nghiệm, lấy kiến thức mới nhất của thầy cô.

Khi đã thấy tôi ấm chỗ ngồi, cậu sinh viên “quen” nhận giải vàng nhớ lại tất cả kỷ niệm của lứa tuổi “đánh bi, bắt cá” ở nhà. Sinh ra tại xã Đông Sơn, huyện Đông Hưng, tỉnh Thái Bình trong một gia đình có hai anh em trai cách nhau 6 tuổi nhưng tính cách lại khác hẳn nhau. Trong khi anh trai chỉ thích đá bóng, đánh bi thì cậu em Bùi Tiến Thọ lại chỉ thích nấu ăn. Thọ sẵn sàng tạm dừng những cuộc vui chơi với bạn cùng lứa để về đi chợ, nếu mẹ nhờ.

Đặc biệt, đang chơi với các bạn, nhưng em vẫn không quên để ý thời gian để về xem bố nấu ăn. Lý do đơn giản, em rất thần tượng và thích nhìn bố nấu ăn. Mặc dù bố chẳng qua trường lớp đào tạo nào nhưng chỉ cần lấy rau ở vườn, bắt gà ở chuồng nhưng bố vẫn có thể chế thành những món ăn thật ngon, trông như tiệc cỗ. Niềm đam mê nấu ăn ngấm vào máu lúc nào không hay.

Ngay từ cấp 3, Thọ đã xác định sẽ không học đại học mà theo nghề nấu ăn để cho… giống bố. Thậm chí khi biết mình đủ điểm đỗ vào trường Đại học Ngoại thương nhưng Thọ lại tự mình chuyển điểm thi sang trường Cao đẳng Du lịch Hà Nội, vào khoa Du lịch để được học nấu ăn. Ngày nhập học, Thọ mới cho bố mẹ biết tin. Thấy thằng con có đam mê nấu ăn như vậy, cả bố mẹ cũng không can thiệp và tôn trọng mọi quyết định của con.

Hai lần đầu thi tay nghề em đều đạt giải Nhất (lần đầu tại hội thi tay nghề thành phố Hà Nội vào tháng 4/2012 và lần thứ hai là tay nghề quốc gia tháng 7/2012), nhưng Thọ không hề nói cho bố mẹ biết. Ngay cả đợt thi quốc tế này cũng vậy.

Lý do đơn giản, thấy bố mẹ suốt ngày phàn nàn: Học cái gì trên đó mà ngày nghỉ cũng không về quê vậy? Bởi, khi bạn bè cùng trang lứa được nghỉ ngơi cùng bố mẹ hai ngày cuối tuần thì Thọ lại phải tập trung nâng cao kiến thức ở xưởng thực hành từ 7 giờ sáng đến 7 giờ tối mới được nghỉ tay. Đến khi điện thoại thông báo mình đạt giải nhất quốc tế, bố mẹ cũng chẳng tin. Mẹ Thọ còn bảo: “Mày định lừa bố mẹ đấy hả?”. Nhưng niềm vui của gia đình vỡ òa vì thằng con trai mang về quê chiếc bằng khen. Thấy con vậy, bố chỉ mỉm cười. Hàng xóm ai cũng mừng cho gia đình hiền lành đã sớm có thằng con tài giỏi.

Đừng ăn thua lúc thi

Thọ bảo, em chẳng bao giờ có tính ăn thua trong tất cả cuộc thi. Vì vậy, bước sang ngày thứ ba với đề tài tự chọn, chủ yếu là món Âu nhưng em vẫn cảm thấy bình tĩnh và “nhẹ như lông hồng”. Mặc dù lần thi tại Indonesia này, Thọ là thí sinh trẻ nhất đoàn, đồng nghĩa với kinh nghiệm còn nhiều non kém.

Khi đến Indonesia, trở ngại lớn nhất đối với Thọ và các bạn chính là thời tiết và thức ăn dành cho người Âu, trong khi từ trước đến nay, em chỉ được học các món ăn Á. Thế nhưng "nấu ăn vốn là thế mạnh của đoàn Việt Nam” - Thọ nói. Theo Thọ, bí quyết thành công của một người nấu ăn ngon là phải chuẩn bị tốt thực phẩm, chiếm 70% thành công món ăn rồi. Chuẩn bị tốt sẽ tiết kiệm được thời gian, động tác không bị thừa. Thêm vào đó là nỗ lực của chính bản thân người đó. Thêm vào đó, việc nấu ăn giỏi cũng cần có chút văn nghệ sĩ trong đó bởi bàn ăn ngon phụ thuộc vào lượng gia vị và không khí ấm cúng của những người thân trong gia đình.

Xác định rõ như vậy, nên ngay sau kỳ thi tay nghề cấp quốc gia, các em đã bước vào đợt học tập, nâng cao chất lượng tay nghề khá khắc nghiệt. Bởi ở những cuộc thi như thế này, không chỉ mang lại niềm vinh quang cho cá nhân mà còn là danh dự, là màu cờ, sắc áo của người Việt Nam trên trường quốc tế. Các em còn rất trẻ, tuổi đôi mươi phơi phới dậy tương lai, song khác với nhiều bạn đang tuổi đôi mươi khác, các em là người thợ có đôi bàn tay vàng - đôi bàn tay ấy mang sánh với năm châu, bốn biển, cũng khắc nghiệt như việc người ta mang vàng đi thử lửa.

Bác Bùi Thọ Quý, bố Bùi Tiến Thọ: Ngay từ khi chưa đến 10 tuổi, Thọ đã tỏ ra rất thích bố mẹ cho đi chợ cùng. Nuôi con, ai chẳng muốn con làm theo ý muốn của mình. Thế nhưng tôi lại khác, luôn tôn trọng mọi quyết định của con. Có lẽ thế, khi biết tin con đủ điểm vào 2 trường đại học nhưng lại không học mà chuyển vào một trường cao đẳng du lịch nấu ăn, tôi cũng không buồn.

Thậm chí còn mừng hơn vì “có lẽ nó giống gen mình”. Còn hoài bão ư, cả cuộc đời gắn với đồng ruộng, gắn với chữ nghèo rồi, tôi chỉ mong sao các con phải khá hơn bố mẹ chúng. Thế nhưng, “dù có thay đổi như thế nào thì cũng phải giữ được bản chất thuần nông của mình”, tôi vẫn luôn dạy các con như vậy.

Riêng với Bùi Tiến Thọ, dù đã đạt được một số thành quả nhất định nhưng em vẫn không muốn nghỉ ngơi mà xin đi làm thêm cho một khách sạn lớn ở Hà Nội để thêm kinh nghiệm. Để chuẩn bị tháng 7/2013 cho kỳ thi tay nghề quốc tế tại Đức.

Tháng 6/2013 Thọ mới tốt nghiệp. Song, ước mơ lớn nhất của em là trở thành một người nấu ăn ngon trong một nhà hàng nhưng không phải do mình làm chủ. “Em biết năng lực của mình chỉ có thể làm “ông chủ” các món ăn chứ không thể bon chen được trong kinh doanh”- Thọ cười hiền, bẽn lẽn nói.

Thêm vào đó, cậu sinh viên “quen” giải vàng mong được đi ra nhiều nước trên thế giới để có điều kiện học hỏi thêm kinh nghiệm bởi trong nước, điều kiện để thực hiện mong muốn là rất ít. Em chỉ muốn ra nước ngoài 5 - 7 năm rồi về lập nghiệp ngay tại quê mình.

Trước khi chia tay, cậu sinh viên trẻ nhưng đã quen nhận giải vàng này tiếp tục gửi gắm đến tôi lời nhắn nhủ: Em cảm ơn những thầy, cô đã tận tình dạy bảo, truyền lại kinh nghiệm quý báu cho mình. Và, quan trọng nhất là cảnh thấy bố mẹ đã ngoài 50 tuổi rồi nhưng luôn hạnh phúc bên nhau.

Xem thêm
Thả 4,7 triệu con tôm giống ra biển Gành Hào

Bạc Liêu Đây là hoạt động nằm trong chuỗi sự kiện Lễ hội Nghinh Ông huyện Đông Hải lần thứ XXI năm 2024.

Bộ đội Biên phòng vận động chủ tàu đánh số tạm thời với tàu cá '3 không'

Bà Rịa - Vũng Tàu Trong ngày 9 và 10/4, Đồn Biên phòng Bình Châu đã tổ chức tuyên truyền về phòng, chống khai thác IUU cho các ngư dân trên địa bàn.

Xuất khẩu thủy sản 2 tháng đầu năm tăng 22,3%

Theo ước tính của Tổng cục Thống kê, trong 2 tháng đầu năm 2024, xuất khẩu thủy sản của Việt Nam đạt 1,3 tỷ USD, tăng 22,3% so với cùng kỳ năm 2023.

Có máy tời kéo thuyền, ngư dân khỏe re

QUẢNG TRỊ Chiếc máy tời nhỏ gọn nổ xình xịch, kéo theo thuyền đánh cá lên bờ một cách nhẹ nhàng. Ngư dân vì thế giảm được sức người trong khai thác hải sản.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm